Khuynh hướng nhại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Tóm tắt: Nhại là một khuynh hướng văn học hậu hiện đại thế giới thế kỉ XX. Ở văn học Việt Nam sau
1975, sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thể hiện rất rõ khuynh hướng này. Nhại trong văn ông xuất hiện ở nhiều cấp độ: kết cấu, hình tượng nhân vật, chi tiết, ngôn từ Với khuynh hướng nhại, Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần tạo ra cuộc cách tân văn học, đưa văn học Việt Nam tiệm cận với văn học thế giới.
hà văn cổ kim khi cầm bút thường trực tiếp hay gián tiếp phát biểu quan niệm văn chương và đều cho rằng, văn chở đạo, chở chí; là “thứ khí giới thanh cao và đắc lực”. Trong tác phẩm Giọt máu, Nguyễn Huy Thiệp mượn lời thầy đồ Bình Chi, lúc nói chuyện với ông Gia - là cha của học trò: “Văn chương có nhiều thứ lắm. Có thứ văn chương hành nghề kiếm sống, có thứ văn chương sửa mình. Có thứ văn chương trốn đời, trốn việc. Lại có thứ văn chương làm loạn”. Cha của học trò bảo: “Tôi hiểu rồi. Tôi làm nghề đồ tể, tôi biết. Cũng như có thịt mông, thịt thủ, thịt sấn, thịt dọi. Nhưng cũng là thịt cả thôi”. Hóa ra văn chương đơn giản là thịt lợn, chả cao cả gì. Nguyễn Huy Thiệp còn nhại cả nhân vật trong văn chương nước ngoài. Ông được cho là đã nhại hành động si tình của chàng hiệp sĩ Đônkihôtê trong sáng tác của Xécvantex. Khi Ngọc trong tác phẩm Những người thợ xẻ ngăn không cho Bường hãm hiếp Quy, Bường thách đánh nhau với Ngọc: “Thế nào? Tiến lên đi chứ, công tử bột! Hãy mang chiến thắng về nộp dưới chân nàng Đuyn - xi - nê - a làng Toboso”. Nhà văn đang giễu nhại thói trịnh trọng cứng nhắc của lối văn chương cầu kì mà Xécvantex đã nhại của xã hội Tây Ban Nha. Đây là một trong những minh chứng về tính bội sản trong văn học. Như vậy, nhại là một thủ pháp xuất hiện trở đi trở lại trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp. Đây cũng là đặc trưng bút pháp nghệ thuật văn học hậu hiện đại ở Châu Âu thế kỉ XX. Yếu tố nhại là một bước tiến tiệm cận sự phát triển của văn học thế giới. Khuynh hướng nhại đem lại nhiều ý nghĩa. Từ khuynh hướng nhại, người đọc nhận thức được nhân sinh quan trong tư tưởng của tác giả. Con người là đám đông lạc loài, cô đơn trong 30 thế gian. Cô đơn là bi kịch tinh thần lớn nhất của con người, nó đem đến cho con người sự tuyệt vọng. Nếu như trong văn học dân gian, khi đang sống hay sau cái chết, nhân vật Trương Chi luôn được cộng đồng vạn chài che chở và Mị Nương an ủi ít nhiều thì Trương Chi trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp có một sinh mệnh mới. Trương Chi là con người cô đơn khủng khiếp. Sống giữa nhân gian, chàng chỉ có một mình. Khi đêm xuống là lúc “bóng tối mù mịt”, chàng “rùng mình vì sự vắng lặng xung quanh sự vắng lặng kinh hoàng”. Chàng đã sống từ bốn nghìn năm trước trong nhân gian với tâm thế cô đơn như vậy: “Bốn nghìn năm trước, chàng đã mất ngủ thế này. Bốn nghìn năm trước chàng đã đau đớn thế này, chàng đã căm giận thế này” [2]. Ngày một mình, đêm cũng một mình, sống giữa bầy mà cô đơn vô nghĩa. Mị Nương của Nguyễn Huy Thiệp cũng chỉ ứng xử với Trương Chi bằng vài lời bố thí và sau cái chết của Trương Chi thì nàng “sống suốt đời sung sướng và hạnh phúc”. Xem ra cái kết cục về đời nàng rất khác dân gian. Nhưng nàng sống cuộc đời nàng, vì nàng là một bản thể độc lập. Phải chăng nhân vật Trương Chi chính là hình ảnh của người nghệ sĩ nước ta trước thời kì tiền đổi mới văn học, tiếng hát cất lên nhưng chưa được quan tâm đúng nghĩa. Nhân vật Nguyễn Ánh trong tác phẩm “là một khối cô đơn khổng lồ”, “ông biết ông đã già” (Vàng lửa). Nhân vật ông tướng Thuấn trong Tướng về hưu cũng vậy, ông từng nói: “Tôi cứ mơ hồ thấy những nghệ sĩ trác tuyệt là những con người cô đơn khủng khiếp” và bản thân ông cũng cô đơn ngay chính giữa người thân ruột thịt của mình và cô đơn giữa xã hội. Trở lại với vấn đề lịch sử, viết về những nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội nhưng tác giả không có chủ đích “bắn súng lục vào lịch sử” mà ký thác vào đó vô số những tình tiết huyền thoại hoang đường. Đưa nhân vật quá khứ vào trang văn thời hiện tại, tác giả muốn hiện đại hóa khiến trang văn của ông “là bịa đặt mà không dễ gì nghi ngờ” (từ dùng của Vương Trí Nhàn). Khuynh hướng nhại cũng mang lại tính giải thiêng, làm mất giá những ảo tưởng, những đức tin thuộc về tín ngưỡng cộng đồng. Chẳng hạn như trong Phẩm tiết, sau khi Gia Long thắng thế, vào cung tìm Vinh Hoa, vua bảo thẳng: “Ta muốn sở hữu nàng như nuôi con gà con vịt trong nhà”. Vinh Hoa tâu: “Bệ hạ muốn làm vua gà vua vịt hay sao?”. Nhà vua thở dài: “Sứ mệnh đế vương thật là sứ mệnh khốn nạn, chỉ được quyền cao cả, không được quyền đê tiện”. Với chi tiết Vinh Hoa vuốt mắt cho Quang Trung “chỗ ngón tay út của Vinh Hoa đen như chàm, rửa thế nào cũng không sạch”, Nguyễn Huy Thiệp đã giải thiêng nhân vật, phủ nhận những công thức có tính biểu tượng ổn định đã được xác lập trước đó về vua chúa, tháo gỡ các logic nội tại, giải cấu trúc các cặp nhị phân nam - nữ, cái tự nhiên và văn hóa, lịch sử và thực tại, chính sử và dã sử, đàn ông và đàn bà. Suồng sã hóa, đời thường hóa cái vốn nghiêm trang, sùng kính. Chân dung một ông vua trong tưởng tưởng phải râu rồng, mũi rồng, mắt hạc, đi nhẹ như nước, ngồi vững như non nhưng cũng là vua mà Quang Trung hiện lên khiến người đọc thất vọng: “đang đêm tóc xõa, đi chân đất, vừa đi vừa vấp”. Cái khí tượng đế vương ban ngày bị lật tẩy toen hoẻn khi đêm tối. Sự xuất hiện của khuynh hướng nhại cũng tạo ra sự đa nghĩa nhờ tính chất nước đôi của các giọng. Nó có chức năng phối kết để phê phán xã hội. Bằng bút pháp giễu nhại, Nguyễn Huy Thiệp đã dân chủ hóa đời sống sáng tác, giải thiêng, giải điển phạm, nêu bật tính lưỡng trị, tính lưỡng giá, liên văn bản, xóa bỏ cái giáo điều, công thức 31 Như một cuộc phản biện vĩ mô, khuynh hướng nhại cũng đưa đến những diễn ngôn ngầm phê bình văn học và các hiện tượng văn học có liên quan. Nhiều diễn ngôn khiến người đọc tự suy ngẫm về quan niệm văn chương trước đây và bây giờ. Trở lại với chuyện Chú Hoạt tôi, sau khi ông anh nổi đóa, chú bị đuổi khỏi nhà. Lỗi ở chú Hoạt là mon men đến gần nghệ thuật. Mà nghệ thuật là “cái đẹp vớ vẩn, giả cảnh” không có đất sống khi hàng ngày, hàng tháng, hàng năm người ta phải triền miên “ăn sắn” để duy trì sự sống. Anh trai chú Hoạt cũng không phải là người tàn nhẫn. Cái lý của ông là “Với người nghèo, cái đẹp phải là cái gì tựa như phồn thực, trăng phải tròn, cây đầy trái, túi đầy tiền, nghĩa là cái gì cũng phải đầy đặn như cốc bia”. Nhân vật tôi trong truyện thẳng thắn phê bình sự lợi dụng văn chương: “Ngày xửa ngày xưa, ở nước mình người học văn chương gắn với thi cử đỗ đạt và bổ dụng quan lại. Đỗ đạt nhỏ thì làm quan to, đỗ đạt lớn thì làm quan lớn. Văn chương thời đó gắn với quan trường nên ghê gớm lắm”. Nguyễn Huy Thiệp gián tiếp phê phán chuyện biến văn chương thành thứ công cụ để thăng tiến. Đây không hẳn là câu chuyện xưa mà là chuyện nay. Và nhà văn “toàn bọn ăn không ngồi rồi dị dạng với bọn lưu manh đi hành nghề này. Cũng có nổi lên dăm ba khuôn mặt trí thức đại gia có tư tưởng nhưng đấy đều là những nhà cách mạng xã hội Ở thời nay, nhiều người vẫn coi văn chương như là một phương tiện, như cái cần câu cơm để mà câu danh kiếm lợi”. Chú Hoạt là Trương Chi hiện đại và qua chú, nhà văn muốn đề cập tới vị trí vai trò của người nghệ sĩ. Con người đừng đi tìm cái gì xa xôi viển vông khi cái nghèo bắt vít họ vào mặt đất. Nói như Nam Cao: Muốn “đặt những cái hôn lên cái miệng hoa của người yêu, cũng nên nghĩ đến việc đổ cơm vào đấy đã” (Một truyện Xú - vơ - nia). Sau này khi đọc được bài thơ của chú Hoạt trên báo viết “về phân bón và sâu bọ” mà nhân vật tôi thấy “nhảm nhí, buồn cười và vô bổ” thì người anh lại thốt lên rằng: “trời ơi, chú Hoạt đã thành nhà văn, nhà thơ đây này”. Họ bàn bạc với nhau về chuyện chỉnh thơ chú Hoạt từ chữ “tái” sang chữ “chín”. Quả thật văn chương phải là món thịt bò hay sâu bọ thì mới được coi là thứ văn chương “ảo diệu”, được tung hô cổ vũ. Sau này, người anh trai khăng khăng tin rằng chú Hoạt đã là nhà văn thì “thành đạt lắm trong xã hội” nên lên đường đi tìm. Nhưng đến Hà Nội, người ta bảo chú Hoạt có thể giờ là bạn bè với bọn du thủ du thực đánh giày bán báo, lại có thể chú đang ngồi trên ô tô nhưng “không khác lắm so với khi còn hàn vi”. Cuối cùng, người anh nhận ra rằng, nhà văn là ai, họ “theo nghiệp văn chương cũng là một kiểu tu hành mà thôi” [2], số phận của họ ba chìm bảy nổi. Do đó nghệ sĩ luôn bi kịch. Nhà văn hay nhà thơ chỉ có thể tồn tại được khi viết gì đó tầm thường và phải là kẻ mai danh ẩn tích không hình không bóng. 3. Kết luận Nguyễn Huy Thiệp không có ý định phủ nhận bôi đen lịch sử, chính trị hay nghệ thuật. Bởi mỗi một tư tưởng đều kết tinh tư duy thời đại, không phải là sản phẩm của một cá nhân. Malraux nói: “Bất kì nghệ thuật lớn nào cũng bắt đầu bằng sự mô phỏng”. Nhại hay mô phỏng dựa trên những hằng số ổn định để đổi mới nghệ thuật, phá bỏ những hạn định chật hẹp, Nguyễn Huy Thiệp đã khẳng định tính dân chủ hóa, tính đa bội của văn học, đưa văn học Việt Nam tiệm cận sự phát triển của văn học thế giới. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Huy Bắc (2013). Văn học hậu hiện đại, lý thuyết và tiếp nhận. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội. [2] Đỗ Hồng Hạnh (Tuyển chọn và giới thiệu) (2006). Nguyễn Huy Thiệp - Tuyển tập truyện ngắn. Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn. [3] Henri Benac (2008). Dẫn giải ý tưởng văn chương, Nguyễn Thế Công dịch. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [4] Nguyễn Thị Huế (Chủ biên) (2012). Từ điển type truyện dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5] Hoàng Phê (Chủ biên) (1998). Từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Chế bản tại Trung tâm Từ điển học, Hà Nội. [6] Bùi Ngọc Anh (2013). Yếu tố giễu nhại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, LV00915. PARODIC TREND IN NGUYEN HUY THIEP’S SHORT STORIES Ngo Thi Phuong Tay Bac University Abstract: Parody is a trend of 20 th century post - modern literature. During the years after 1975, in Vietnamese literature, this trend is clearly shown in Nguyen Huy Thiep’s works. Parody in his fictions appears in a variety of levels: structure, characters, details, language By parody, Nguyen Huy Thiep modernized Vietnamese literature, brought Vietnamese literature closer to the world. Keywords: Literature, Nguyen Huy Thiep, parody.
File đính kèm:
- khuynh_huong_nhai_trong_truyen_ngan_nguyen_huy_thiep.pdf