Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 – Nhìn từ lí thuyết đối thoại (Khảo sát qua tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà)

TÓM TẮT

M. Bakhtin là nhà triết học, mỹ học và nghiên cứu văn học lỗi lạc ở Liên Xô thế kỷ XX.

Nội hàm trung tâm của những phạm trù mỹ học ñồng thời là triết học của Bakhtin chính

là “phức ñiệu”, “nguyên tắc phức ñiệu”. Trong hệ thống khái niệm của Bakhtin, “phức

ñiệu” là “ña thanh” ở ñộ phát triển cao nhất. Tính ña thanh trong văn chương là biểu

hiện của nguyên tắc ñối thoại ñược Bakhtin quan niệm như là một thuộc tính phổ biến

của tư duy con người. Bởi ñối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của tư duy.

Những năm 86 trở lại ñây, cùng với sự ñổi mới trong tư duy nghệ thuật, nhiều vấn ñề về

bản chất, quy luật của văn học Việt Nam ñược ñem ra mổ xẻ, bàn luận, trong ñó có quan

niệm về tiểu thuyết. Với sự ñổi mới trong tư duy sáng tạo và nghệ thuật biểu hiện, các nhà

tiểu thuyết Việt Nam cũng làm một cuộc ñối thoại riêng trong hành trình sôi ñộng của

văn chương thế giới - một hình thức liên chủ thể sáng tạo. Từ lí thuyết ñối thoại của

Bakhtin, sự lựa chọn “Tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 – nhìn từ lí thuyết ñối thoại

(Khảo sát qua tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà)” góp thêm vào bản tổng phổ nhiều bè trong

hành trình tìm kiếm bản thể người của các nhà tiểu thuyết Việt Nam nói chung, Nguyễn

Việt Hà nói riêng. ðó là cuộc ñối thoại bắt nguồn từ ý thức hệ, từ cấp ñộ tư tưởng trong

sự va ñập giữa văn chương và ñời sống.

pdf11 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 – Nhìn từ lí thuyết đối thoại (Khảo sát qua tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
uyết Nguyễn Việt Hà tự cho nó 
quyền năng ñể làm mới mình theo cái nhìn phản biện, tương tác, ñối thoại. 
3. Tính ñối thoại trong diễn ngôn nghệ thuật 
Nguyễn Việt Hà ñã dùng sự tương tác trong chính ngôi kể ñể thể hiện những 
quan ñiểm mang tính ñối thoại. Mỗi nhân vật ñều là chủ nhân và chứng nhân cho câu 
chuyện của mình và người khác. Khi kể chuyện, họ ñều thể hiện quan niệm với những 
góc nhìn mang ñậm tính chủ quan và logic bắt nguồn từ quan hệ xã hội. Liên tục chuyển 
ñổi ñiểm nhìn, các nhân vật thay nhau kể chuyện. Vì vậy, cùng là nhân vật Hoàng (Cơ 
hội của Chúa), với Nhã: Hoàng ña cảm, mê tín thậm chí nhân hậu ñến nhu nhược; với 
Thủy, người yêu Hoàng: ở anh có gì lạ lạ. Một nét yếm thế của những người duy tâm. 
Hình như anh tin có một thượng ñế siêu hình nào ñó Ở anh có những cái tốt xấu chen 
nhau lẫn lộn của ñàn bà, ích kỷ và thô bạo; với Tâm em trai Hoàng, anh lại là người 
ña cảm. Cô người mẫu Cẩm My (Khải huyền muộn) mạnh mẽ, tự lập cũng khác chính 
cô trong vai trò là nhân vật của nhà văn Bạch. Nguyễn Việt Hà ñã cung cấp bản lí lịch 
về cuộc ñời nhân vật của mình thông qua cách ñánh giá, nhìn nhận của nhân vật khác. 
Nhân vật vừa hiện lên khách quan qua nhân vật khác nhưng cũng ñầy chủ quan trong 
cách anh ta tự bộc lộ về mình ở những ñộc thoại nội tâm. Nhân vật nào cũng có thể là 
người kể chuyện xưng tôi. ðiểm nhìn trùng phức với người kể chuyện ña thức 
(Genette). Nhiều nhân vật cùng kể một câu chuyện hay câu chuyện của nhân vật này lại 
trở thành câu chuyện của tác giả khác trong tiểu thuyết của họ. Mỗi chủ thể trần thuật lại 
kể theo cách của mình, có khi trùng khít, khi lại ñối lập. Câu chuyện trở nên hấp dẫn bởi 
tính ñộng của nó trong cách kể và luân phiên trượt ñiểm nhìn. Người kể chuyện Hoàng, 
Nhã, Thủy, Tâm (Cơ hội của Chúa) và Bạch, Cẩm My (Khải huyền muộn) thay thế chỗ 
tác giả trong việc kể chuyện. Không phải lúc nào các nhân vật ấy ñều có sự cố ñịnh 
trong cách người khác suy nghĩ về họ. Thậm chí, ở mỗi thời ñiểm khác nhau, các nhân 
vật ñều khác so với họ trong mắt người kể chuyện, thậm chí, chính họ trong cảm nhận 
của bản thân mình. Và ñiều ñặc biệt, không phải ai cũng là người thay ñổi ñáng tin cậy 
trong cách nhìn của người còn lại. Với Hoàng, Thủy xinh ñẹp, Nhã lại tìm ra vẻ phù 
phiếm ở Thủy và với Tâm là sự bất an khi nghĩ anh trai mình lấy Thủy. Mỗi nhân vật 
nắm một khía cạnh của người còn lại. Người ñọc tổng thể lại có cái nhìn khách quan. 
Các tiếng nói không trùng khít nhau cứ tiếp tục vang lên và cuối cùng không có chân lí. 
Bởi cuối cùng, chính mỗi nhân vật của Nguyễn Việt Hà vẫn còn ñộc ñạo trên hành trình 
tìm kiếm cuộc sống, ñức tin và niềm tin. Nguyễn Việt Hà ñã phá vỡ vai trò nhân danh 
của mình. 
Tính ñối thoại còn ñược thể hiện trong ngôn ngữ nghệ thuật. Nguyễn Việt Hà cắt 
bỏ hoàn toàn những dẫn dắt rườm rà, nhân vật trực diện bộc lộ thứ ngôn ngữ ñầy tính 
bỡn cợt, triết lí, rút ngắn khoảng cách giữa bác học với thứ văn hóa của ngôn ngữ bình 
dân. Ở cả Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, Nguyễn Việt Hà gây hấn với người 
ñọc bằng những kết luận, nhận ñịnh ñầy tính bông ñùa: “trí thức với nông dân là không 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
34 
thể liên minh”; “sự ñơn ñiệu trong quỹ ñạo chuyển ñộng là ñặc trưng mang ñầy tính 
công chức. ði xe ñạp vòng nửa bờ hồ. Khi tan về vòng nốt nửa kia. Một tháng vẽ ñủ 30 
vòng”. ðời sống sinh hoạt công chức ở Khải huyền muộn lại là một “vũng lầy tù ñọng 
nhiều những thói nửa hay nửa dở của ñám tiểu thị dân”. ðạo ñức ñược nhà văn kết 
luận: dẫm ñạp lên người khác là chuyện bé và ai ñấy hơi phiền là chuyện lớn. ðấy là 
ñạo ñức của người quân tử; hoạn lộ có những tiêu chuẩn riêng của nó. Tài ñức có thể 
không cần lắm nhưng nếm mật nằm gai, kiên trì chịu nhục là ñiều kiện tiên quyết 
Nguyễn Việt Hà có lối viết trần tình, châm biếm sâu cay nhưng với một thái ñộ lạnh 
lùng. Tính ñối thoại nằm sau những triết lí mang chất giọng lạnh lùng ấy. 
Tư duy ñối thoại trong nghệ thuật kể chuyện còn thể hiện ở tính liên văn bản với 
cách ñan xen hình thức ngôn ngữ thư tín, nhật kí, kịch. Những lá thư của Trần Bình gửi 
cho Thủy với những lập luận, lí lẽ sắc bén cho thấy một Nguyễn Việt Hà sắc sảo cắt ñặt 
chữ nghĩa ñâu vào ñấy. Trần Bình ñược dịp bộc lộ con người khôn khéo, cơ hội trong 
những dòng thư chất ñầy tình cảm gửi cho Thủy – người yêu Hoàng. Tính cách con 
người Trần Bình còn ñược bộc lộc rõ nét hơn qua sự kịch hóa hiện thực nghiệt ngã từ 
ngôi thứ 3 Chàng – Nàng. Chàng – Trần Bình và Nàng – Phương em gái Hoàng, Tâm. 
Tán người yêu anh trai bạn và ngủ với em gái bạn khi người ta ñến cầu xin giúp ñỡ. ðó 
là Trần Bình. Trò chơi cấu trúc liên văn bản còn ñược Nguyễn Việt Hà thể hiện trong 
Khải huyền muộn. Nhân vật Bạch vừa là người miêu tả, ñối tượng của sự miêu tả, vừa là 
nhà văn và cũng là ñóng vai nhân vật trong tiểu thuyết dang dở của mình. Vì vậy, người 
ñọc vẫn bắt gặp trong tác phẩm những ñoạn trữ tình ngoại ñề ñược in nghiêng, những 
trang nguyên chú ñược xem là của linh mục ðức và cả trích dẫn Khải huyền. Văn bản 
trong văn bản lồng trong nhau không có sự ñông kết. Tính ña thanh trong cách thể hiện 
là một thành công của Nguyễn Việt Hà trong việc dựng lại con người. Không bằng 
những miêu tả mà chỉ qua hành ñộng, bản chất nhân vật hiện ra sắc nét. 
Nhân vật của Nguyễn Việt Hà còn thường xuyên tự ñối thoại, có thể là ngụy 
biện, tự trấn an. Có lúc tự thương mình: những vấn nạn tôi vấp không chỉ vò xé mình 
tôi, nhưng mọi người vượt qua, còn tôi tụt lại; lúc tra vấn: không hiểu có luân hồi 
không? Mình chỉ tin vào ñức Chúa duy nhất, thân xác chết, linh hồn có trường tồn?; khi 
lại tự phân thân ñể mổ xẻ nội tâm: mày là thằng giả dối Hoàng ạ. Giả dối với chính 
mày. Lại ñem lương tâm ra mặc cả chắc Hoàng, mày phải biết sợ Chúa chứ 
Nguyễn Việt Hà ñể cho những nhân vật ñánh giá về nhân vật, lúc công khai, khi ñược 
thể hiện dưới dạng nhật kí, kịch, tiểu thuyết. Mỗi người một tiếng nói va ñập nhau cho 
thấy sự không trùng khít trong cách nhìn nhận của mỗi nhân vật với nhau. Thậm chí, 
trên cùng một vấn ñề, các nhân vật tự do nhìn nhận, tranh biện. Mỗi nhân vật ñều có kết 
luận cuối cùng cho ñối tượng của mình, riêng nhà văn vẫn ñể cho nhân vật tự loay hoay 
hoàn thiện và không ñưa ra bất kì một lời sấm truyền nào. ðến cuối cùng, khi câu 
chuyện kết thúc lại là một ñối thoại khác, là một tranh luận khác kế tiếp về ñạo ñức. Sự 
tiếp nối những ñối thoại tôn giáo của ñức tin mang tên Nguyễn Việt Hà. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
35 
Không riêng Nguyễn Việt Hà ñang nỗ lực lật lại những giá trị hằng cửu của con 
người, cũng không chỉ về ñức tin, tôn giáo, mà trong ñó có cách viết của nhà văn qua 
nhân vật. Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn có thể cho chúng ta nhiều hơn những ý 
nghĩa bề mặt. Những tư tưởng của nhà văn trong tiểu thuyết của mình nói riêng và các 
nhà tiểu thuyết Việt Nam ñương ñại nói chung còn rất nhiều thứ ñể luận bàn. Cả một thế 
hệ các nhà văn, trong ñó, có Nguyễn Việt Hà vẫn ñang cần mẫn trên hành trình tìm ý 
nghĩa cuộc sống, con người thông qua ñối thoại. Và nếu Nguyễn Xuân Khánh trên tinh 
thần ñối thoại ñã vén bức màn lịch sử ñể lí giải nó bằng cái nhìn khoan dung văn hóa; 
Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương chống lại nỗi buồn, sự cô ñơn, cảm giác bị lưu ñày; 
Hồ Anh Thái giải thiêng, giải mã tri thức theo thời ñại về tôn giáo trong văn học thì 
Nguyễn Việt Hà chuyên tâm từ hiện tại luận bàn về niềm tin và ñức tin thông qua tôn 
giáo. Tiểu thuyết Việt Nam thực sự ñang trong thời kỳ ñối thoại sôi nổi. ðúng như 
Nguyễn ðăng ðiệp khẳng ñịnh “Nguyên lí ñối thoại là nguyên lí cơ bản của tiểu thuyết 
hiện ñạiNó quy ñịnh cách thức tổ chức tự sự, cách xây dựng nhân vật lưỡng diện, soi 
chiếu cùng lúc các quan ñiểm kể ñể bảo ñảm tính dân chủ trong tự sự” [4]. Nguyễn Việt 
Hà là nhà văn tiêu biểu cho nguyên lý ñối thoại ấy. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. M.Bakhtin (1992). Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch. Trường 
viết văn Nguyễn Du, Hà Nội, tr 11, 12, 15. 
[2]. Tzvetan Todorov (2004). Mikhail Bakhtin nguyên lí ñối thoại, ðào Ngọc Chương 
dịch. NXB ðH Quốc gia, TP Hồ Chí Minh, tr 161. 
[3]. M.Bakhtin (1998). Những vấn ñề thi pháp ðôtxtôiepxki, Trần ðình Sử, Lại Nguyên 
Ân, Vương Trí Nhàn dịch. NXB Giáo dục, Hà Nội, tr 40, 234. 
[4]. Nguyễn ðăng ðiệp (2012). Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh một diễn ngôn về lịch 
sử văn hóa. Tạp chí Nghiên cứu văn học, tr 35. 
VIETNAMESE NOVELS AFTER THE YEAR OF 1986 – 
A VIEW THE THEORY OF DIALOGUES 
(A survey via Nguyen Viet Ha’s novels) 
Le Thi Thuy Hang 
Department of Literature and Linguistics, Hue University of Sciences 
Email: hangthuy83@gmail.com 
ABSTRACT 
In Bakhtin’s concept system, “polyphony” means “multi-sound” in the most advanced 
development. The multi-sound characteristics in literature is the expression of dialogue 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
36 
principles regarded by Bakhtin as a common feature of human thought, since dialogues 
are the nature of awareness and thinking. 
Since 1986, in the innovation of art thinking, novel’s concept is one of many issues of 
nature and rules of Vietnamese literature, which have been analyzed, discussed. 
In the innovation of creative thinking and artistic expressions, Vietnamese novelists also 
create private dialogues in the exciting journey of the world’s literature - a form of 
creative subjectivity. In Bakhtin's theory of dialogues, the selection of "Vietnamese novels 
after the year of 1986 - the view of the dialogue theory (via the survey of Nguyen Viet 
Ha’s novels)" contributes to the search for human nature of Vietnamese novelists in 
general, and Nguyen Viet Ha in particular. It is a dialogue rooted in the ideology, at the 
ideological level in collisions between literature and life. 
Keywords: Dialogue, dialogue principles, re-awareness, discourses 

File đính kèm:

  • pdftieu_thuyet_viet_nam_sau_1986_nhin_tu_li_thuyet_doi_thoai_kh.pdf