Hình tượng rắn – Nhân vật yêu quái trong truyện cổ tích

TÓM TẮT

Rắn là con vật tự nhiên đã đi vào đời sống và trở thành một biểu tượng văn hoá của

nhân loại. Hình tượng này có rất nhiều biến thể và các ý nghĩa khác nhau. Bài viết tìm

hiểu hình tượng rắn với tư cách là nhân vật yêu tinh, yêu quái – đối thủ của nhân vật chính

trong truyện cổ tích Việt Nam. Tìm hiểu 207 truyện cổ dân gian liên quan đến rắn, bài viết

chỉ ra các đặc điểm và tính chất yêu tinh, yêu quái của hình tượng rắn trong 30 truyện,

qua đó thấy được sự vận động của hình tượng rắn từ trong thần thoại đến cổ tích: Trong

thần thoại là nhân vật chính, nhân vật trung tâm. Còn trong cổ tích hình tượng rắn là nhân

vật phụ, là đối thủ thử thách để nhân vật chính bộc lộ tài năng và phẩm chất của mình.

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Hình tượng rắn – Nhân vật yêu quái trong truyện cổ tích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
hần kì hoặc những hiểu biết 
quan trọng để có thể trở thành người lớn. 
“Cái chết tạm thời của người chịu lễ cũng 
được thể hiện dưới nhiều hình thức như đi 
lên trời, đi xuống âm phủ, đi vào thế giới 
của các linh hồn hay là bị một con ác thú 
nào đó như rồng, rắn, thuồng luồng hay 
thậm chí là mặt trời ăn thịt”(9). 
Theo Propp, các hình thức nghi lễ rất 
phong phú, “không theo một hình thức cố 
định nào cả nhưng có một số quy định 
được gọi là bất biến”, và thường có 
cảnh: “Người được hiến tế phải bò qua một 
công trình mô phỏng con quái vật. Ở 
những cộng đồng có nhà cửa, quái vật 
được mô phỏng là một túp lều, hoặc một 
ngôi nhà có hình dáng đặc biệt. Người 
được quái vật nuốt sau khi ra khỏi ngôi nhà 
thì dường như đã được lột xác, trở thành 
một người mới hoàn toàn khác trước”(10). 
Từ việc cầu thân, tự nguyện đến sự 
cưỡng chế trong việc cống nộp cho quái 
vật ăn thịt như đã nói ở phần trên là một sự 
vận động của tư duy thần thoại đến cổ tích, 
phản ánh thay đổi nhận thức của con người 
về thế giới tự nhiên nói chung. Từ đây xuất 
 38 
hiện tâm lí chống đối và chinh phục các 
quái vật ăn thịt. Mô tuýp dũng sĩ diệt rắn ác 
có lẽ ra đời trên cơ sở ấy. Đảm đương trách 
nhiệm chống lại sự hoành hành của quái 
vật thường là một dũng sĩ tài giỏi. Đến đây 
người dũng sĩ diệt rắn ác “sẽ là đại diện 
văn hoá, là người khám phá ra bí mật của 
tự nhiên để giải phóng con người, cải tạo 
cuộc sống và xây dựng nền văn hoá”(11). 
Việc Thạch Sanh nhận được bộ cung tên 
bằng vàng sau khi thiêu xác Chằn tinh là 
phần thưởng cho nỗ lực giải mã tự nhiên 
của con người. 
Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh với ác 
thú không phải bao giờ người dũng sĩ cũng 
chiến thắng. Nhiều khi dũng sĩ cũng bị 
nuốt, thậm chí bị chết nhưng cuối cùng 
quái vật cũng đã bị tiêu diệt. Điều đáng chú 
ý ở đây là quái vật thường bị dũng sĩ chặt 
đầu, băm thành nhiều khúc, bị tiêu hủy 
(Truyện A Xanh) Đây có lẽ không đơn 
thuần là một chiến thắng mà chiến thắng 
triệt để, hoàn toàn, dù mất mát hi sinh là có 
thật. Phải chăng chinh phục tự nhiên, vượt 
lên làm chủ tự nhiên là khát vọng muôn 
đời của người xưa, người nay và cả mai 
sau. 
Trong truyện cổ của người Việt, đôi 
khi diệt rắn ác không phải là một dũng sĩ 
tài ba. Đó có thể là ông bố bình thường vì 
thương con bị quái vật bắt cóc, ăn thịt mà 
liều mình đi giết ác thú, hay một người 
đánh cá bình thường vì căm giận ác thú mà 
hành động. Truyện Con thuồng luồng kể 
rằng! Ngày xưa, có một bác nông dân 
nghèo có một cô con gái bị thuồng luồng 
bắt mất. Bác quyết tâm đi giết thuồng 
luồng để trả thù cho con. Hay trong truyện 
Ông lão bán muối giết thuồng luồng, đối 
thủ của quái vật cũng chỉ là người bán 
muối bình thường. Rõ ràng, trong cuộc đấu 
tranh chinh phục tự nhiên, những người 
nông dân có phẩm chất bình thường trong 
nỗ lực bảo vệ thành quả lao động của mình 
đã trở thành những vị anh hùng trên mặt 
trận văn hoá. 
Để tiêu diệt quái vật, các nhân vật 
dũng sĩ không những phải có tài năng, lòng 
can đảm mà còn phải có vũ khí. Một mô 
tuýp được lặp lại nhiều lần là đối thủ của 
quái vật luôn luôn có công cụ, vũ khí bằng 
sắt như con rựa, kiếm, dao... Mỗi chi tiết, 
mô tuýp nào đó tồn tại trong truyện cổ dân 
gian đều không bao giờ vô lí và ngẫu 
nhiên. Chúng tôi cho rằng mô tuýp này ẩn 
chứa bên trong những vấn đề về văn hoá 
lịch sử cần được giải mã. 
 Theo từ điển biểu tượng văn hoá thế 
giới, Sắt là “biểu tượng của tính cường 
tráng, sự cứng rắn, tính bướng bỉnh, tính hà 
khắc thái quá, tính không lay chuyển 
được”(12). Trong khi đó thanh kiếm lại biểu 
tượng cho phẩm chất dũng cảm của nghề 
nhà binh. “Quyền lực của kiếm có hai mặt: 
nó tiêu hủy nhưng có thể tiêu hủy sự bất 
công, sự độc ác, sự ngu tối và vì vậy có tác 
dụng tích cực; và nó xây dựng, nó kiến lập 
và duy trì hoà bình và công lí” và khi kết 
hợp với cái cân, thanh kiếm có ý nghĩa 
riêng về công lí: “thanh kiếm phân biệt 
thiện ác, trừng trị kẻ tội phạm”(13). Có thể 
nói, trong rất nhiều ý nghĩa biểu trưng của 
sắt, kiếm nổi bật ý nghĩa phân biệt thiện ác 
và trừng trị kẻ phạm tội. Ý nghĩa này hoàn 
toàn phù hợp với logic và triết lí của truyện 
cổ tích: Trong cuộc xung đột giữa cái thiện 
và cái ác, cái ác luôn bị trừng phạt đích 
đáng. Ở đây quái vật rắn với tư cách là 
nhân vật ăn thịt, kẻ bắt cóc, gây hại đã trở 
thành một thế lực đối kháng mà con người 
luôn luôn muốn tiêu diệt. Và chàng dũng 
sĩ, ông bố, ông lão bán muối cùng với 
“thanh gươm công lí” đã thực hiện việc cần 
làm trong cuộc chiến với quái vật gây hại. 
 39 
Tuy vậy, nhân vật chính cũng phải trải 
qua rất nhiều khó khăn, đôi khi phải trả 
giá bằng tính mạng của mình và thường là 
nhờ đến vật thần kì nào đó để giết được 
con rắn thần. Những vũ khí, thậm chí chỉ 
là công cụ bằng sắt (rựa, dao) của những 
người diệt rắn mặt nào đó phản ánh công 
cụ sản xuất bằng sắt đã phát triển, con 
người tự tăng cường được sức mạnh của 
mình về mặt vật chất (vũ khí), do đó về 
mặt tinh thần cũng tăng lên, khát vọng 
chinh phục tự nhiên đã dẫn đến xu thế 
giải thiêng của thần thoại và biểu hiện 
bằng cách giết chết con vật thần thánh. 
Trong chuyên luận của mình, khi đề 
cập đến mô tuýp dũng sĩ diệt rắn ác, tác giả 
Nguyễn Bích Hà có nói đến một thuật ngữ 
là diễn hoá mô tuýp như “là sự tồn tại, vận 
động và biến hoá của từng mô tuýp trong 
từng thời kì, thời đại lịch sử của từng dân 
tộc, khu vực và toàn thế giới”. Tác giả cho 
rằng: “Diễn hoá hay sự vận động và phát 
triển luôn luôn là cuộc đấu tranh lâu dài 
giữa cũ và mới, giữa khuynh hướng bảo 
thủ và khuynh hướng cách tân, giữa tư 
tưởng và hình thức nghệ thuật đã trở nên 
già cỗi, lạc hậu với những nguyên tắc nhận 
thức đời sống, những tư tưởng và hình thức 
nghệ thuật mới mẻ, tiên tiến”. Và “điều 
quan trọng quyết định sự diễn hoá mô tuýp 
là sự thay đổi những nguyên tắc nhận thức 
con người và thế giới. Từ thần thoại đến cổ 
tích là một quá trình “con người hoá” các 
nhân vật”(14). Trong sự phát triển của hình 
tượng rắn từ thần thoại đến cổ tích là cả 
một quá trình, đi qua không gian và thời 
gian không xác định, sự biến đổi cũng là 
điều tất yếu và diễn ra đúng như Nguyễn 
Bích Hà nhận định. 
Nhìn chung, “Rắn là một hình tượng 
vô cùng phức tạp và nhiều vẻ. Mọi nỗ lực 
đưa ra cách giải thích nhất quán cho hình 
tượng này từ trước đến nay đều thất bại, và 
kết luận chung thì lại luôn dẫn đến những 
kiểu tán đồng và như vậy lại làm sai lệch 
bản chất của hiện tượng”(15). Hình tượng 
rắn trong truyện cổ dân gian nói chung là 
vị thần sáng tạo, khởi thủy; là thủy thần; là 
người anh hùng và là quái vật, yêu tinh 
Đôi khi những biểu hiện đó xuyên thấm 
vào nhau trong cùng một truyện. Tuy vậy, 
từ góc độ chức năng của nhân vật thì con 
rắn trong thần thoại là thủy thần – đối 
tượng được thờ cúng. Điều này thể hiện sự 
lệ thuộc, cầu thân của con người với tự 
nhiên. Bước phát triển mới hơn, hình tượng 
con rắn lại cầu thân với con người qua hình 
thức đội lốt. Dù vậy, hình thức này vẫn còn 
mang đậm sự chi phối của tư duy thần 
thoại khi nó mang dấu ấn của Totem Rắn. 
Sang đến truyện cổ tích, hình tượng rắn 
chủ yếu biểu hiện là quái vật, yêu tinh ăn 
thịt người. Từ góc nhìn tuyến nhân vật thì 
rắn trong thần thoại là nhân vật chính, nhân 
vật trung tâm. (Các truyện kể về hình 
tượng rắn với tư cách nhân vật mang lốt 
cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố 
thần thoại). Còn trong cổ tích hình tượng 
rắn là nhân vật phụ, nhân vật thử thách để 
nhân vật chính bộc lộ tài năng và phẩm 
chất của mình. Khi rắn ác bị tiêu diệt cũng 
là lúc xung đột giữa rắn và nhân vật chính 
được giải quyết và gián tiếp giải quyết mâu 
thuẫn giữa nhân vật chính với những đối 
thủ hoặc đối lập của mình. Với tư cách là 
đối thủ, là đối tượng mà con người muốn 
tiêu diệt của rắn trong cổ tích làm tính chất 
đấu tranh với rắn không đơn thuần chỉ là 
quá trình đấu tranh, khát vọng chinh phục 
tự nhiên của người xưa mà còn mang 
những ý nghĩa xã hội sâu sắc khác. 
 40 
Chú thích: 
1. Xem thêm, Trần Minh Hường, Hình tượng Rắn qua tục thờ và huyền thoại, Văn hoá 
Nghệ thuật số 5, 6, 2010. 
2. Hoàng Phê chủ biên 2002, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, trang 1169. 
3. Chúng tôi khảo sát 21 tổng tập và tuyển tập dựa trên 02 tiêu chí: dân tộc, khảo sát các 
truyện của các dân tộc tiêu biểu như: Kinh, Mường, Chăm, Thái, Bana, Êđê, Tày, 
Nùng, Vân Kiều, CơHo, Mơ Nông, Mạ, Dao, Khơ me Tiêu chí khu vực, vùng miền, 
chọn các công trình tiêu biểu của ba miền: Bắc, Trung, Nam. Do khối lượng các 
truyện khảo sát quá dài, trong khuôn khổ một bài báo chúng tôi không có điều kiện 
đưa vào. 
4. Nguyễn Bích Hà, Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ tích Việt Nam và 
Đông Nam Á, trang 61. 
5. Dẫn theo Nguyễn Bích Hà, Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ tích 
Việt Nam và Đông Nam Á, trang 62. 
6. Nguyễn Bích Hà, Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ tích Việt Nam và 
Đông Nam Á, trang 58. 
7. Tuyển tập Propp, tập 1, trang 551, NXB Văn hoá dân tộc & Tạp chí Văn hoá Nghệ 
thuật. 
8. Chu Xuân Diên, Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ trong truyện Tấm Cám, 
9. La Ma Gia Thi, Nguồn gốc dân tộc học của mô tuýp tái sinh trong truyện kể dân gian 
VN,  
10. Tuyển tập Propp, tập 1, trang 561, NXB Văn hoá dân tộc & Tạp chí Văn hoá Nghệ 
thuật. 
11. Nguyễn Bích Hà, Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ tích Việt Nam và 
Đông Nam Á, trang 58. 
12. Chevalier. J và Gheebrant.A (chủ biên) (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, 
Phạm Vĩnh Cư dịch, Nxb Đà Nẵng, trang 806. 
13. Chevalier. J và Gheebrant.A (chủ biên) (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, 
Phạm Vĩnh Cư dịch, Nxb Đà Nẵng, trang 489. 
14. Nguyễn Bích Hà, Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ tích Việt Nam và 
Đông Nam Á, trang 35. 
15. Tuyển tập Propp, tập 1, trang 649, NXB Văn hoá dân tộc & Tạp chí Văn hoá Nghệ 
thuật. 

File đính kèm:

  • pdfhinh_tuong_ran_nhan_vat_yeu_quai_trong_truyen_co_tich.pdf