Tự thể hiện – Một đặc điểm phong cách thơ Xuân Quỳnh

TÓM TẮT

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ có phong cách và bản sắc

riêng rõ nét. Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản thơ thật đáng

quý. Điều đáng nói là, nhiều bài thơ của chị đã được thử thách qua thời gian và đạt tới đỉnh cao

nghệ thuật. Đọc thơ Xuân Quỳnh người đọc cảm nhận sâu sắc cuộc đời và tiếng nói của một tâm

hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo; một trái tim nồng ấm, chân tình, bao dung, độ lượng.

Đặc điểm nổi bật trong phong cách thơ Xuân Quỳnh là sự tự thể hiện. Khi sáng tạo nghệ thuật chị

đã lấy nguồn cảm hứng từ chính cuộc đời, tâm trạng thực của mình. Vì thế khi đọc thơ chị, dấu ấn

cuộc đời vất vả, khát khao hạnh phúc đời thường, mọi mối quan hệ gần gũi ruột thịt luôn hiện diện

rõ nét. Sống hết mình giữa cuộc đời để tạo nên những vần thơ đầy cảm xúc, thơ chị đã đi vào trái

tim của bao thế hệ bạn đọc hôm nay và mãi mãi về sau.

pdf5 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tự thể hiện – Một đặc điểm phong cách thơ Xuân Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ong tình yêu nên trước cuộc đời 
đầy biến động, họ lại càng khắc khoải, lo âu. 
Tâm trạng ấy được nhà thơ giãi bày không 
giấu giếm: 
Em lo âu trước xa tắp đường mình 
Trái tim đập những điều không thể nói. 
(Tự hát) 
Đốt lòng em câu hỏi 
“Yêu em nhiều không anh?” 
 (Mùa hoa roi) 
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói 
Ai biết lòng anh có đổi thay? 
(Hoa cỏ may) 
Mà em người đời thường 
Biết là anh có ở! 
 (Anh) 
Từ sự cố gắng để xây dựng hạnh phúc cuộc 
đời, Xuân Quỳnh luôn nâng niu từng giây 
từng phút trong niềm hạnh phúc có thật. 
Chính vì thế, khi đọc những vần thơ mà chị giãi 
bày tâm trạng người đọc không khỏi xúc động: 
Chỉ riêng điều được sống cùng nhau 
Niềm vui sướng với em là lớn nhất 
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực 
Giây phút nào tim đập chẳng vì anh. 
 (Chỉ có sóng và em) 
Biết chắt chiu từng giây phút hiếm hoi cho 
hạnh phúc giản dị của cuộc đời, Xuân Quỳnh 
đã dành tất cả sự chăm sóc âu yếm ân cần của 
mình cho chồng. Mỗi khi anh vắng nhà, chị 
luôn dõi theo bước chân anh và lo lắng. Hãy 
nghe Xuân Quỳnh dịu dàng nhắc nhở chồng 
lúc thời tiết chuyển mùa: “Sao không cài 
khuy áo lại anh/ Trời lạnh đấy hôm nay trời 
trở rét” (Trời trở rét). Hơn thế, sau những lúc 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Mai Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 9 - 13 
 11
giận hờn với chồng, chị lại cảm thấy mình có 
lỗi. Những vần thơ chị bộc lộ tâm trạng mới 
đáng trân trọng làm sao: 
 Anh yêu ơi, hãy tha lỗi cho em 
 Nếu đôi lúc giận hờn anh vô cớ 
 Những bực dọc trong ngày vất vả 
 Làm anh buồn mà em có vui đâu. 
(Chỉ có sóng và em) 
Cuộc đời Xuân Quỳnh vất vả nhọc nhằn 
không chỉ vì tuổi thơ của chị thiếu vắng mẹ, 
tình yêu trắc trở thăng trầm, mà còn những 
tháng năm đất nước thiếu thốn trăm bề, chị 
luôn phải gồng mình chăm lo cho tất cả mọi 
người trong gia đình. Chị hiểu trong những 
ngày vất vả có lúc bực dọc làm anh buồn, rồi 
khi trầm tĩnh lại chị thấy hối hận vô cùng. 
Những lời bộc bạch chân tình xuất phát từ trái 
tim nồng ấm yêu thương của Xuân Quỳnh 
khiến ta thực sự rung động. Bởi trái tim ấy 
qua chiệm nghiệm của cuộc đời đã “trở về 
đúng nghĩa” để “làm sống những hồng cầu đã 
chết”; để “biết khao khát những điều anh mơ 
ước”; để “biết yêu anh và biết được anh yêu” 
và để “biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát). 
Xuân Quỳnh bị bệnh đau tim nặng. Những 
ngày bị bệnh tim hành hạ, Xuân Quỳnh không 
khỏi buồn khổ. Nỗi lo âu của chị hiện diện rõ 
qua những vần thơ mà khi đọc lên ai cũng 
thấy nhói lòng: 
Trái tim buồn sau lần áo mỏng 
Từng đập vì anh vì những trang thơ 
Trái tim nay mỗi phút mỗi giờ 
Chỉ có đập cho mình em đau đớn 
Trái tim này chẳng còn có ích 
Cho anh yêu, cho công việc, bạn bè. 
(Thời gian trắng) 
Và hiểu nỗi lòng của Xuân Quỳnh, người chị 
yêu thương đã mong mỏi điều thần kỳ sẽ đến 
với chị: “Có phải vì 15 năm yêu anh/ trái tim 
em đã mệt/ Trái tim hãy vì anh mà khoẻ 
mạnh/ Trái tim của mùa hè, tổ ấm chở che 
anh” (Lưu Quang Vũ). 
Cùng với tình yêu, thơ Xuân Quỳnh còn rất 
chân thực khi viết về những người thân yêu 
gần gũi với mình. Người đọc hẳn rất xúc động 
khi đọc những vần thơ mà chị tưởng nhớ mẹ 
trong làn khói hương thơm ngát: “Tháng xuân 
này mẹ có về?/ Con thắp nén hương thơm 
ngát”. Và trong ký ức của người con gái yêu, 
những lời ru của mẹ lại bay về: “Những lời ru 
vời vợi canh khuya/ Con vẫn nhớ”. Hơn thế, 
từ trong tâm thức, chị “nhắn gửi” mẹ để mẹ 
an lòng nơi chín suối: “Đứa con gái bé gầy/ 
Đứa con nghèo của mẹ/ Như suối nhỏ đã ra 
sông ra bể/ Như cánh buồm đã tới bến bờ xa” 
(Gửi mẹ). Gia tài thơ Xuân Quỳnh viết về mẹ 
không chỉ là những vần thơ tưởng nhớ người 
mẹ của mình, mà chị còn bộc lộ lòng mình 
qua những vần thơ dành cho “mẹ của anh”. 
Trong thực tế, những ngày đầu Xuân Quỳnh 
không nhận được sự ủng hộ từ mẹ anh khi chị 
đem lòng yêu thương con trai bà. Người mẹ 
của anh lo lắng trăm bề cho hạnh phúc của 
con trai nên sự phản ứng của bà là lẽ thường 
tình. Trong thơ, Xuân Quỳnh đã đặt mình vào 
vị trí người mẹ mà hiểu cho bà. Xuất phát từ 
trái tim nhân hậu, chị đã xúc động bộc lộ 
tâm tình: 
Phải đâu mẹ của riêng anh 
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi 
Mẹ tuy không đẻ, không nuôi 
Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong 
Là người thấu hiểu lẽ đời, nên chị biết 
rằng: “Mẹ sinh anh để bây giờ cho em”. 
(Mẹ của anh) 
Trong những người thân yêu ruột thịt, Xuân 
Quỳnh có một chị gái Đông Mai. Những ngày 
thơ ấu hai chị em nương tựa vào nhau và 
nương tựa vào bà nội. Tình cảm và sự chăm 
chút mà chị gái dành cho mình khiến Xuân 
Quỳnh vô cùng xúc động. Nhớ chị, Xuân 
Quỳnh nhớ từ những gì chị đã dành cho mình: 
“Áo chị thường mặc đó/ Chị để lại cho em/ 
Cái xô nhựa, chậu men/ Mỗi khi dùng nhớ 
chị” đến từng lời chị căn dặn như Xuân 
Quỳnh còn bé bỏng lắm dù giờ Xuân Quỳnh 
“đã có hai cháu nhỏ”: “Thư chị hỏi cặn kẽ/ Từ 
cái mặc cái ăn/ Chị lại dặn “đi đường/ Quỳnh 
nhìn xe cẩn thận” (Tháng ba viết cho chị). 
Đặc biệt là người bà. Bà nội Xuân Quỳnh là 
chỗ dựa cả tinh thần và vật chất cho hai chị 
em. Nhớ những ngày còn nhỏ dại, mẹ không 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Mai Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 9 - 13 
 12
còn, cha đi bước nữa, hai chị em sống trong 
sự yêu thương che chở của bà. Trong tận đáy 
lòng mình, chị không bao giờ quên hình ảnh 
lam lũ, nhọc nhằn của bà nội. Bà chắt chiu 
từng quả trứng cho gà mái ấp, chắt chiu từ 
đồng tiền bán gà để “cháu được quần áo mới” 
- dù chỉ là “cái quần chéo go/ Ống rộng dài 
quét đất/ Cái áo cánh chúc bâu/ Đi qua nghe 
sột soạt” mà “Mang bao nhiêu hạnh phúc” 
(Tiếng gà trưa) cho tuổi thơ của Xuân Quỳnh. 
Chúng ta đã biết cuộc đời Xuân Quỳnh không 
mấy suôn sẻ, hạnh phúc mà chị có được là do 
sự nỗ lực không biết mệt mỏi của chính bản 
thân. Vì thế từ đáy lòng mình, hơn ai hết chị 
rất thương yêu những đứa trẻ. Hoàn cảnh 
khiến chị phải sống trong những mối quan hệ 
phức tạp nhưng trái tim giầu yêu thương 
khiến chị dễ dàng xoá nhoà khoảng cách mà 
người ta vẫn cho là khó khăn. Thơ viết cho 
con, Xuân Quỳnh ngọt ngào qua những lời ru, 
qua những lời căn dặn âu yếm của người mẹ. 
Trong Chùm thơ xuân cho ba con nhỏ, đáng 
chú ý là bài thơ chị tặng cho Lưu Minh Vũ 
(con riêng của chồng). Yêu thương con, chị 
đã giải thích những điều đứa con bé bỏng 
chưa hiểu vừa nồng ấm, thiết tha vừa bao 
dung, độ lượng: “Con làm bằng yêu thương/ 
Của cha và của mẹ/ Của bà và của ông/ Của 
má nữa biết không/ Con làm bằng tất cả” 
(Cắt nghĩa). 
Những vần thơ trong gia tài của Xuân Quỳnh 
không chỉ được lấy cảm xúc từ chính cuộc đời 
chị, từ chính tâm trạng và trái tim nhân hậu 
của chị, mà sự tự thể hiện còn được chị bộc lộ 
qua những trải nghiệm sâu sắc trong cuộc đời: 
Dù cùng một thời gian, cùng một không gian 
 Ngoài cánh cửa với em là quá khứ 
 Còn hiện tại của em là nỗi nhớ 
 Thời gian ơi sao không đổi sắc màu. 
(Thời gian trắng) 
Đọc những vần thơ này, chúng ta không khỏi 
xót xa, ngậm ngùi. Dù biết số phận thật nghiệt 
ngã với mình, những chị vẫn làm chủ mọi 
tình huống, vẫn giãi bày nỗi nhớ da diết 
“gương mặt anh, gương mặt các con yêu”. 
Cuộc đời Xuân Quỳnh nhiều đau thương, 
buồn khổ nhưng trong thơ chị, sự tự thể hiện 
không đắng đót mà rất điềm tĩnh ấm áp. 
Từ sự tự thể hiện mà giọng điệu thơ Xuân 
Quỳnh mang một sắc thái riêng, đó là “giọng 
điệu của tâm hồn” (Lưu Khánh Thơ). Giọng 
điệu ấy được tạo bởi từ cảm xúc chân thành, 
say đắm trước muôn ngàn tâm trạng của cái 
tôi trữ tình. Trong thơ mình, chị hay chọn lời 
ru (Lời ru, Hát ru, Lời ru trên mặt đất, Lời ru 
của mẹ, Hát ru chồng những đêm khó ngủ...). 
Đó là giọng điệu thích hợp nhất cho tiếng hát 
của tâm hồn chị - tâm hồn của một người mẹ 
nhân hậu, của một phụ nữ giầu đức hy sinh 
vút lên bay bổng. 
Thơ Xuân Quỳnh đến với bạn đọc không phải 
bằng sự cầu kỳ trong hình thức biểu hiện. Thơ 
chị được bạn đọc yêu thích chính là từ những 
cảm xúc thật. Cảm xúc ấy được thể hiện chân 
thành từ chính cuộc đời mình. Xuân Quỳnh 
đã sống giữa cuộc đời với tất cả sự nỗ lực 
kiên cường để kiếm tìm hạnh phúc. Trái tim 
nhân hậu của Xuân Quỳnh đã đem đến cho 
chị hạnh phúc đích thực. Khi đã có được hạnh 
phúc mà chị hằng ao ước, chị đã một lòng che 
chở, vun đắp. Sống hết mình giữa cuộc đời để 
tạo nên những vần thơ đầy cảm xúc, thơ chị 
đã đi vào trái tim của bao thế hệ bạn đọc hôm 
nay và mãi mãi về sau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Xuân Nam, (1985), Thơ tìm hiểu và 
thưởng thức, Nxb Tác phẩm mới. 
[2]. Xuân Quỳnh không bao giờ là cuối, (2011), 
Tuyển thơ, Nxb Hội Nhà văn. 
[3]. Xuân Quỳnh, (1998), Thơ và đời, Nxb Văn hoá. 
[4]. Xuân Quỳnh, (2003), Cuộc đời và tác phẩm, 
Nxb Phụ nữ. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Mai Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 9 - 13 
 13
SUMMARY 
SELF-EXPRESSION - ONE FEATURE OF XUAN QUYNH’S POETIC STYLE 
Mai Thi Nhung* 
College of Education - TNU 
In the modern Vietnamese literature, Xuan Quynh is a female poet creating identified features and 
style. In spite of her short life, Xuan Quynh has left a valuable legacy of poetry. Remarkably, 
many of her poems have been tested over time and reached the height of art. Reading Xuan Quynh 
poetry, readers have better insight into the life and the voice of a sharp and smart woman; and a 
heart of warm, sincere, tolerance, generosity. 
The typical feature in Xuan Quynh’s poetic style is self-expression. When creating verses, she 
takes the inspiration from her real life and mood. Therefore, the mark of hard daily life, the desire 
of happiness, and all the close relationships are clearly present in her poetry. Living with full of 
energy in life to create the emotional verses, Xuan Quynh makes her poems go into the hearts of 
readers today and ever after. 
Key words: Xuan Quynh’s poetic style, Self-expression. 
*
 Tel: 0915 660555 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdftu_the_hien_mot_dac_diem_phong_cach_tho_xuan_quynh.pdf