Phép so sánh trong tiểu thuyết của John Steinbeck

TÓM TẮT

Steinbeck là một nhà văn nổi tiếng thế kỷ XX. Ông được đánh giá thành công nhất ở thể loại tiểu

thuyết. Bài viết này, chúng tôi trình bày việc tìm hiểu một khía cạnh: phép so sánh như một

phương tiện ngôn ngữ đặc trưng của Steinbeck trong nghệ thuật tổ chức lời văn – một trong những

phương diện quan trọng nhất của nghệ thuật tự sự. Phép so sánh đóng vai trò quan trọng, giúp lời

văn của Steinbeck có tính tạo hình cao, gợi nên những rung cảm thẩm mĩ mạnh mẽ. Phương tiện

này được Steinbeck vận dụng hết sức linh hoạt ở mọi phương diện, từ nội dung cho đến cấu trúc.

Nó không chỉ là phương tiện mà còn là nội dung góp phần tạo nên giá trị cho tác phẩm của

Steinbeck.

pdf5 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Phép so sánh trong tiểu thuyết của John Steinbeck, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
y ngẫm. 
Mật độ dày đặc cùng sự táo bạo trong cách ví 
ngƣời với động vật cho thấy: so sánh với 
Steinbeck không chỉ là phƣơng tiện ngôn ngữ 
mà còn là một phƣơng thức để cảm nhận, 
phản ánh thế giới con ngƣời. Steinbeck từng 
nói: “Thời của chúng ta, ở nhiều phƣơng diện 
chúng ta không bằng động vật”. “Thời của 
chúng ta” mà nhà văn nói tới là thời hiện đại, 
thời chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, hiểm 
họa phát xít góp phần làm cho con ngƣời bi 
thảm hơn bao giờ hết. Không phải vô cớ mà 
từ khắp nơi, hàng loạt tiếng nói đã cất lên tố 
cáo cái thực tại đáng nguyền rủa và cảnh báo 
một tƣơng lai ảm đạm sẽ xuất hiện trên cái 
nền đổ nát ấy nhƣ trong Bi kịch Mỹ (T. 
Draiser), Babbitt (S. Lewis), Gatsby vĩ đại (S. 
Fitzgerald) hay trong các tác phẩm của F. 
Kafka  Từ góc nhìn của mình, Steinbeck 
thêm một tiếng nói về thân phận bi đát của 
con ngƣời hiện đại. 
Nội dung so sánh trong tiểu thuyết Steinbeck 
phong phú, liên tƣởng rộng nhƣng tựu trung, 
có thể thấy ông có xu hƣớng lấy chuẩn mực 
so sánh là cái thông tục, hàng ngày. Ngoài 
những hình ảnh động vật mang vẻ thô thiển, 
trong so sánh của ông rất nhiều hình ảnh trần 
trụi, đời thƣờng. Ví dụ: “Sự giận dữ lúc nào 
cũng lơ lửng trong nhà nhƣ làn khói”, “Mặt 
ngƣời đàn ông nhƣ mảnh giẻ nhàu nhĩ”[4], 
“Đôi bàn tay nằm trong vạt áo nhƣ đôi nhân 
ngãi mệt mỏi”, “Khuôn mặt bà xám ngoét, 
nhƣ hóa đá”, “Lửa trong lò chuyển màu đỏ 
nhƣ vang”, “Môi trên nhƣ cái màn gió che lấy 
hàm răng”, “Họ không khác gì những con 
chim đập cánh trong kho thóc”, “Ngƣời ta 
phải đi nhƣ con bọ hung giữa các luống xà 
lách, phải cong lƣng kéo các bao tải dài và 
quỳ gối mà lê lết nhƣ ngƣời chịu tội giữa các 
luống bông”[5] Những hình ảnh có vẻ tùy 
tiện, thô nhám này góp phần quan trọng làm 
nên đặc trƣng ngôn ngữ Steinbeck. Kết hợp 
cùng với những từ ngữ sinh hoạt chƣa đƣợc 
trau chuốt, chúng không những đem lại cho 
cái đƣợc mô tả vẻ sinh động, cụ thể mà còn 
gợi mở tầng nghĩa mới. Ví dụ, mô tả không 
khí trong gia đình Jim Nolan, nhà văn so 
sánh: “Sự giận dữ lúc nào cũng lơ lửng trong 
nhà nhƣ làn khói”. “Sự giận dữ” là danh từ 
chỉ trạng thái tinh thần, đƣợc so sánh với hình 
ảnh cụ thể có thể nhìn thấy bằng thị giác “làn 
khói”. Bằng so sánh này, Steinbeck không chỉ 
diễn tả sinh động một khái niệm khá trừu 
tƣợng mà còn tạo cho tác phẩm có tính gợi 
hình, biểu cảm cao. Sự giận dữ thƣờng trực, 
ám ảnh, nặng nề nhƣ khói luẩn quẩn trong 
Hoàng Thị Thập Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 9 - 13 
12 
nhà gợi liên tƣởng đến một không gian đặc 
quánh sự giận dữ, đồng thời gợi tâm trạng, 
tình thế của nhân vật. 
Mặt khác, trong phạm vi ngôn ngữ nghệ 
thuật, với lối so sánh nhƣ vậy Steinbeck đã 
đem đến cho những cái thông tục hàng ngày 
những giá trị mới. So sánh trong văn chƣơng 
truyền thống vốn chuộng những từ ngữ hoa 
mĩ, hình ảnh rực rỡ. Thay vì những từ ngữ, 
hình ảnh nhƣ vậy, so sánh của Steinbeck lại 
ngổn ngang từ ngữ, hình ảnh trần trụi, thô ráp. 
Qua việc sử dụng các từ ngữ, hình ảnh “mảnh 
giẻ nhàu nhĩ”, “con bọ hung”, “con chó”, 
“con sói đồng”, “con đƣời ƣơi”, “bộ xƣơng”, 
“con cá”, “máu đông đặc” có thể thấy ông 
đã “phàm tục hóa” ngôn ngữ, đem cái đời 
thƣờng vào văn chƣơng. Sử dụng nhiều so 
sánh kiểu nhƣ vậy thể hiện phần nào quan 
niệm thẩm mĩ của Steinbeck. Những sự vật, 
hiện tƣợng vốn dĩ đƣợc xem là tầm thƣờng, 
trong cảm nhận của ông, ngang bằng với 
những sự vật cao quý và ngƣợc lại. Vì vậy, 
các từ ngữ, hình ảnh đời thƣờng đƣợc ông đặt 
bình đẳng với ngôn từ chau chuốt, mĩ lệ một 
cách tự nhiên. 
Một điểm khác dễ nhận thấy, Steinbeck rất 
linh hoạt, biến hóa trong việc tạo dựng cấu 
trúc so sánh. Phần lớn so sánh của ông đều đủ 
bốn yếu tố: cái cần so sánh (A), cơ sở so sánh, 
từ so sánh, cái dùng làm chuẩn so sánh (B) 
nhƣ: “Đám đàn ông chạy nhƣ lũ thỏ” (Guys 
ran like rabbits)[3]. Tuy nhiên, nhiều trƣờng 
hợp, cấu trúc quen thuộc này bị phá vỡ. Thêm 
nữa, ngoài việc đảo trật tự các yếu tố, ông còn 
giản lƣợc chúng hoặc làm ngƣợc lại, mở rộng 
cấu trúc bằng nhiều so sánh chồng chéo nhau. 
Cấu trúc so sánh đầy đủ trong văn Steinbeck 
thƣờng là những câu rất ngắn. Ví dụ: “Joad 
gặm ăn nhƣ một con thú” (Joad eat scowling 
like an animal), “Họ sống nhƣ những con 
lợn” (They‟re live like pigs), “Chúng hoang 
dã nhƣ những con thỏ” (They are wild as 
rabbits)
 [5] ... Những so sánh ngắn gọn, rõ 
ràng nhƣ vậy vừa diễn tả sinh động đối tƣợng 
phản ánh đồng thời lại tiết chế vừa độ cảm 
xúc. Câu văn thiên về miêu tả khách quan hơn 
là những phân tích chủ quan. Chúng góp phần 
tạo cho ngôn từ kể chuyện của ông giọng điệu 
trung tính không quá lạnh lùng. 
Với những so sánh giản lƣợc, nhà văn thƣờng 
loại đi hai yếu tố đầu, còn lại hai yếu tố sau: 
từ so sánh và cái so sánh. Ví dụ: “Giống nhƣ 
con ma cũ vật vờ trong nghĩa địa” (Like a 
damn ol‟ graveyard ghos‟), “Giống nhƣ đàn 
kiến suốt đời tìm kiếm việc làm, thức ăn và 
trên hết là ruộng đất” (Like ants scurrying for 
work, for food, and most of all for land)[5], 
“Giống nhƣ bầy lợn quanh cái máng” (Like a 
bunch of hogs), “Nhƣ một con vật khổng lồ 
”(Like a big animal)[3]... So sánh bắt đầu với 
những từ: Giống nhƣ NhƣDƣờng nhƣ 
(as, like, seem) là những câu đặc biệt giống 
nhƣ những mệnh đề. Đặt trong mạch văn của 
ông, chúng là những quãng ngắt, điểm dừng 
bất chợt nhấn mạnh mạch cảm xúc vốn không 
nhiều. Nó góp phần tạo nhịp điệu lạ trong văn 
phong Steinbeck. 
Steinbeck cũng tạo bất ngờ với những câu so 
sánh mở rộng, ngƣợc với so sánh giản lƣợc. 
Đây là kiểu cấu trúc đầy đủ nhƣng đƣợc tăng 
thêm các vế so sánh. Chẳng hạn, miêu tả 
những chiếc xe hơi của đoàn ngƣời di cƣ: 
“Vào lúc bình minh, chúng đi gấp về hƣớng 
tây giống nhƣ đàn rệp và khi bóng đêm nhƣ 
chụp lấy chúng, chúng bu lại giống nhƣ 
những con rệp gần nơi trú ẩn và có nƣớc” (In 
the daylight they scuttled like bugs to the 
westward; and as the dark caught them, they 
clustered like bugs near to shelter and to 
water)[5]
Đôi khi so sánh đƣợc sử dụng liên tục tạo 
thành một chuỗi các cụm từ, câu tác động 
mạnh vào tâm trí ngƣời đọc. Chẳng hạn: “Họ 
từ trên núi cao tràn xuống nhƣ những cơn lũ, 
bụng rỗng và đứng ngồi không yên, lăng xăng 
nhƣ những con kiến. Giống nhƣ đàn kiến suốt 
đời tìm kiếm thức ăn và trên hết là ruộng đất. 
Trên đƣờng cao tốc đoàn ngƣời di chuyển 
nhƣ đàn kiến tìm kiếm thức ăn, việc làm”[5]. 
So sánh chồng chéo lên nhau trong một mặt 
Hoàng Thị Thập Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 9 - 13 
13 
bằng nhỏ hẹp nhƣ dồn đống lại các đơn vị 
ngôn ngữ nhƣ vậy tô đậm thêm hình ảnh đƣợc 
so sánh, khiến cho hình tƣợng trở nên sâu sắc, 
ám ảnh. Hình ảnh đoàn ngƣời di cƣ trong một 
nỗ lực tìm kiếm thức ăn, việc làm đƣơc ví với 
loài côn trùng nhỏ bé trở đi trở lại không chỉ 
thể hiện cảm xúc mà gợi ý nghĩa sâu xa về 
thân phận con ngƣời. Con ngƣời hiện lên 
trong so sánh vừa đáng trọng ở sự nỗ lực 
vƣơn lên vừa đáng thƣơng ở sự bất lực trƣớc 
thực tại. 
Việc sử dụng trùng điệp nhiều vế so sánh tạo 
hiệu ứng tăng cấp cho sắc thái tu từ. Chính vì 
vậy, dù so sánh mở rộng xuất hiện ít hơn kiểu 
đầy đủ ngắn gọn và kiểu giản lƣợc nhƣng mỗi 
khi xuất hiện, nó tạo ra hiệu ứng khác thƣờng. 
Trong khi các so sánh ngắn, giản lƣợc nhƣ 
những quãng ngắt, thì những câu so sánh mở 
rộng giống nhƣ đoạn ngân dài của những 
mạch cảm xúc tạo nên sự đối âm trong ngôn 
ngữ trần thuật của ông. Ví dụ trong một đoạn 
ở chƣơng năm của Chùm nho phẫn nộ, sau 
tám câu ngắn miêu tả cảnh cánh đồng của 
nông dân bị tàn phá tan hoang, nhà văn chốt 
lại câu cuối : “Những chiếc máy cày kéo tới 
trên các đƣờng cái, đi sâu vào các cánh đồng, 
trông hệt những loài bò sát to lớn, cử động 
nhƣ những loài côn trùng, cùng với sức mạnh 
khôn tả của loại côn trùng”[5]. Câu văn 
không chỉ nhấn mạnh về nội dung: làm nổi 
bật sự lạnh lùng, vô cảm của máy móc công 
nghiệp, mà còn còn đạt tới một hiệu quả nghệ 
thuật khác. So sánh chồng lớp sau các câu 
ngắn làm nên giai điệu đẹp cho đoạn văn, để 
lại dƣ âm khó phai. 
Sử dụng linh hoạt phép so sánh có thể xem là 
một trong những thành công trong nhiều thể 
nghiệm của Steinbeck. Nó không chỉ là 
phƣơng tiện mà còn là nội dung góp phần làm 
cho tiểu thuyết của Steinbeck vƣợt qua giới 
hạn của những tác phẩm chứng minh cho một 
giai đoạn lịch sử, đạt tới giá trị của tác phẩm 
viết về lịch sử hiện sinh của con ngƣời./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Thiện Đạo (2003), Cửa sổ văn chương thế 
giới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. Tr.57 
2. Susan Shillinglaw (1012), John Steinbeck, review 
and Studies, San José State University. Tr. 116. 
3. John Steinbeck (2002), In Dubious Battle, 
Penguin Group (USA) Inc. Tr.185-44-153- 66-79-
40-243-16-74- 251-116. 
4. John Steinbeck (2007), Of Mice and Men, 
Penguin Group (USA) Inc. Tr.7-12; 42-49-99. 
5. John Steinbeck (2006), The Grapes of Wrath, 
Penguin Group (USA) Inc. Tr. 26-43-194-245-66-
214-73-452-34-268-23-50-451-21-11-312-501-43-
94-17-52. 
SUMMARY 
SIMILE IN STEINBECK’ NOVELS 
Hoang Thi Thap
*
College of Education - TNU 
Steinbeck is a famous writer of the twentieth century. His novels are recognized very successful. 
The purpose of the present study is to desmontrate the simile as a means of Steinbeck specific 
language in the wording arts organization - one of the most important aspects of the art of 
narration. The simile plays an important role in helping prose of Steinbeck achieve high visual 
features, evoking the vibe strong aesthetic. Steinbeck applied the simile very flexible in every 
aspect, from the content of works to its structure. It is not only the means but also the content. It 
contributes to the success of of Steinbeck‟s writing. 
Key words: Steinbeck, simile, novel, narration, structure. 
Ngày nhận bài:29/01/2014; Ngày phản biện:17/02/2014; Ngày duyệt đăng: 17/3/2014 
Phản biện khoa học: TS. Ôn Mỹ Linh – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN 
*
Tel: 0945 333616 

File đính kèm:

  • pdfphep_so_sanh_trong_tieu_thuyet_cua_john_steinbeck.pdf