Những môtíp không gian được sử dụng trong ca dao tình yêu đôi lứa

TÓM TẮT

Ca dao về tình yêu đôi lứa được sáng tác trong mối quan hệ tình cảm nam nữ ở nông

thôn Việt Nam. Vì thế các môtíp không gian được sử dụng trong ca dao tình yêu đôi lứa

thường là không gian gần, gắn liền với những hình ảnh làng quê rất đỗi quen thuộc như

thuyền – bến, chiếc cầu, bờ ao, cây đa, giếng nước, sân đình

Không gian trong ca dao là gì? Nếu như không gian thuộc về đối tượng phản ánh thì

đó là không gian thực tại cụ thể như: xứ Nghệ, xứ Huế, xứ Lạng, sông Hương, sông Lam,

sông Nhà Bè còn không gian được nói đến như một yếu tố góp phần tạo nên hoàn cảnh

để tác giả bộc lộ nỗi niềm, tâm tư tình cảm của mình thì đó là không gian mang tính tượng

trưng do tác giả tưởng tượng theo cảm xúc riêng của mình như: cái cầu, bờ ao, cây đa,

bến nước, sân đình, ngôi chùa, mảnh vườn, cánh đồng, con đường

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Những môtíp không gian được sử dụng trong ca dao tình yêu đôi lứa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 cho thuyền có đi đâu thì bến vẫn “khăng 
khăng” đợi thuyền. Đó là lời khẳng đinh sự 
chung thủy trong tình yêu của cô gái dành 
cho chàng trai, cũng là biểu tượng thủy 
chung trong tình yêu của người phụ nữ 
Việt Nam: 
 - Thuyền dời nào bến có dời 
Khăng khăng một lời quân tử nhất ngôn. 
 - Thuyền ơi, có nhớ bến chăng? 
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. 
[6, tr.312] 
Môtíp thuyền – bến còn được dùng 
nhiều dưới hình thức tỏ tình khác nhau của 
các chàng trai và cô gái khi gặp gỡ nhau 
trên một bến sông nào đó, trong cuộc sống 
sinh hoạt hằng ngày của họ: 
 - Thuyền ngược hay là thuyền xuôi 
Thuyền về Nam Đ nh cho tôi ghé nhờ? 
 Con gái chỉ nói ỡm ờ. 
Thuyền anh chật chội, còn nhờ làm sao? 
 Miệng anh nói, tay anh bẻ lái vào: 
Rửa chân cho sạch bước vào trong khoang. 
 Thuyền dọc anh trải chiếu ngang 
Anh thì nằm giữa hai nàng nằm bên. 
[3, tr.190] 
 - Thuyền đà đến bến, anh ơi! 
Sao anh chẳng bắc cầu noi lên bờ? 
 Đang cơn nước đục lờ đờ. 
 124 
Cắm sào đợi nước bao giờ cho trong? 
 Con sông kia nước chảy đôi dòng, 
Đèn khêu đôi ngọn em trông ngọn nào? 
 Trông thấp em lại trông cao, 
Ngọn đèn sáng tỏ như sao trên trời, 
 Em ơi, gần bến xa vời! [3, tr.191] 
Đôi khi lại là một lời dặn dò, trách 
móc, một nỗi nhớ nhung da diết của các 
chàng trai, cô gái khi yêu: 
 - Bến dặn dò thuyền, trúc dặn dò mai 
Nghe ai quyến rũ, không vãn lai chốn này. 
 - Thuyền xuôi neo nọc cũng xuôi 
Nhớ em, anh nhớ cả đôi má hồng. 
[3, tr.221] 
2.2.2. Môtíp cây đa 
Nếu như môtíp thuyền – bến là môtíp 
chỉ hình ảnh người con trai và người con 
gái trong tình yêu thì môtíp cây đa lại chỉ 
nơi gặp gỡ, hò hẹn của đôi lứa đang yêu, là 
phương tiện để họ đến với nhau. Theo lẽ tự 
nhiên thì cây đa thường là biểu tượng cho 
sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Vì vậy mà 
cây đa xuất hiện trong ca dao giống như là 
một minh chứng của thời gian, chứng kiến 
mọi sự đổi thay của làng quê, con người, 
của những đôi trai gái yêu nhau, hò hẹn 
nhau, thề nguyền nhau, có khi là phải chia 
tay nhau trong sự nuối tiếc. 
Đầu tiên chúng ta thấy cây đa xuất hiện 
trong sự gặp gỡ tình cờ, hẹn hò nhau của 
đôi trai gái: 
- Cây đa trốc gốc 
Thợ mộc đang cưa 
Gặp em đứng bóng ban trưa 
Trách trời vội tối phân chưa hết lời! 
Lên non thiếp cũng lên theo, 
Tay v n, chân trèo, hái trái nuôi nhau. 
[3, tr.205] 
- Em đang dệt vải quay tơ 
Bỗng đâu có khách đưa thơ tới nhà 
Hẹn giờ ra gốc cây đa 
Phượng hoàng chả thấy thấy gà buồn sao. 
[3, tr.205] 
Gặp nhau, rồi hò hẹn nhau, rồi yêu 
nhau, chờ đợi nhau, đó là quá trình diễn ra 
rất tự nhiên của các đôi trái gái khi yêu 
nhau. Tình yêu của họ luôn chứa đựng 
nhiều cảm xúc khác nhau mà chỉ có gốc đa 
là nơi chứng kiến đầy đủ nhất những cung 
bậc cảm xúc đó. Họ có bồi hồi, xao xuyến 
khi mới gặp nhau, có hồi họp khi hẹn hò, 
có nhớ nhung, chờ đợi nhau khi xa cách: 
- Cây đa bến cũ năm xưa 
Chữ tình ta cũng đón đưa trọn đời. 
[3, tr.227] 
- Cây đa cũ, bến đò xưa 
Bộ lệnh có nghĩa, nắng mưa cũng chờ. 
[3, tr.206] 
- Cây đa trốc gốc trôi rồi 
Đò đưa bên thác, em ngồi đợi ai 
[3, tr.227] 
- Cây đa bậc cũ lở rồi, 
Đò đưa bến khác, bạn ngồi chờ ai? 
[3, tr.206] 
Hình ảnh cây đa – mái đình được xem 
như là một biểu tượng văn hoá làng quê 
của người Việt, nhất là ở các làng quê vùng 
đồng bằng Bắc bộ. Ở các vùng đó, mỗi 
làng thường có một mái đình cong vút, một 
gốc đa đầu làng, đây thường là nơi tụ tập, 
hội hè đình đám, vui chơi giải trí, cũng là 
nơi chia sẻ tâm tư tình cảm của người làng 
quê. Vì thế cây đa – mái đình đi vào trong 
ca dao tình yêu đôi lứa rất nhiều, nhưng 
thường là để bộc lộ nỗi niềm thương nhớ 
của các chàng trai, cô gái và đi kèm với nỗi 
nhớ đó là nghệ thuật so sánh: 
 125 
- Cây đa rụng lá đầy đình, 
Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu. 
[3, tr.200] 
- Cây đa cũ, con yến rũ, cây đa tàn 
Bao nhiêu lá rũ thương nàng bấy nhiêu. 
[3, tr.322] 
- Qua đình ngả nón trông đình 
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy 
nhiêu [6, tr.265] 
Yêu nhau, thương nhau là thế nhưng vì 
nhiều lí do khác nhau mà có nhiều đôi trái 
gái không đến được với nhau, đành phải 
chia tay nhau trong sự tiếc nuối ở họ. Ở đây, 
có thể là do cha mẹ hai bên không đồng ý, 
hay vì những quan niệm nặng nề của chế độ 
xã hội phong kiến xưa để lại đã tác động rất 
lớn đến duyên tình của họ, hay có thể vì lí 
do nào đó từ cá nhân họ mà cả hai không 
đến được với nhau để rồi đành phải lỗi hẹn 
lời thề nguyền nơi gốc đa năm xưa: 
- Trăm năm đành lỗi hẹn hò, 
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa. [6, tr.303] 
2.2.3. Môtíp chiếc cầu 
Nếu như hình ảnh cây đa – mái đình 
chỉ thấy ở vùng đồng bằng Bắc bộ là nhiều 
thì ngược lại hình ảnh chiếc cầu hầu như có 
trên khắp các vùng miền đất nước, nơi đâu 
mà chẳng có chiếc cầu để nối đôi nh p bờ 
sông lại với nhau. Vì thế, người bình dân 
xưa, sử dụng hình ảnh chiếc cầu như một 
môtíp không gian nghệ thuật trong ca dao 
tình yêu đôi lứa, để bày tỏ nỗi lòng của 
những người đang yêu dưới nhiều góc độ 
khác nhau. Bên cạnh chiếc cầu thực đời 
thường, còn có những chiếc cầu mang tính 
trừu tượng nối những trái tim yêu thương 
đang thổn thức lại với nhau. 
Cây tre luôn là biểu tượng sức sống 
mãnh liệt của người dân Việt Nam ta từ 
ngàn đời nay, tre giữ làng, giữ nước, giữ 
mái nhà tranh và giữ cả hồn dân tộc. Một 
chiếc cầu tre lắc lẻo là hình ảnh rất quen 
thuộc ở khắp các làng quê, cũng chính từ 
chiếc cầu tre lắt lẻo này mà chàng trai đã 
bộc lộ một nỗi lo lắng cho người mình yêu: 
- Cầu tre lắt lẻo anh thắt thẻo ruột gan 
Sợ em đi chửa quen đàng 
Rủi em có mệnh hệ, lỡ làng duyên anh. 
Cầu tre thì lắt lẻo làm cho chàng trai 
phải “thắt thẻo ruột gan” khi nhìn người 
yêu đi qua, còn cầu ván thì sao? Cầu ván ở 
đây không lắt lẻo nhưng lại vừa mỏng, vừa 
yếu làm cho cô gái không sang được phải 
đợi người yêu cùng sang. Chiếc cầu ván 
vừa mỏng, vừa yếu này không chỉ nối đôi 
nh p bờ sông mà còn nối cả duyên tình của 
cô gái với chàng trai lại với nhau với một 
nỗi niềm ước mơ hạnh phúc trong tình yêu 
của cô gái để được “cùng duyên anh”, 
“cùng có anh”: 
- Cầu cao mỏng ván gió rung 
Em sang không được đợi cùng duyên anh. 
Cầu cao ván yếu gió rung 
Em qua sông đặng, cậy cùng có anh. 
[5, tr.213] 
Từ những chiếc cầu thực ngoài đời, tác 
giả dân gian sử dụng phương thức ẩn dụ, 
mượn chiếc cầu trừu tượng để giãi bày tình 
cảm của mình. Chiếc cầu giờ chỉ còn là 
biểu tượng của ước mơ trong tình yêu, mà 
ước mơ của những người đang yêu thì rất 
đa dạng phong phú. 
Khi là lời tỏ tình của chàng trai bằng 
cành hồng: 
- Hai ta cách một con sông, 
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang. 
- Cô kia cắt cỏ bên sông, 
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang. 
[5, tr.212] 
 126 
Khi là lời tỏ tình của chàng trai bằng 
cành trầm: 
- Cách nhau có một vườn trầu 
Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang 
Cành trầm lá dọc lá ngang 
Đố người bên ấy bước sang cành trầm. 
[5, tr.213] 
Hình ảnh bắc cầu bằng cành hồng, 
cành trầm để tỏ tình của các chàng trai thật 
đáng yêu và tình tứ, nhưng có lẽ nhiều nhất 
là ngọn mồng tơi, bởi vì ngọn mồng tơi nơi 
thôn quê nào mà chẳng có. Cái cầu mồng 
tơi này không phải chàng trai bắc mà là cô 
gái, thế mới thấy ước mơ trong tình yêu 
của người bình dân xưa thật mãnh liệt và 
táo bạo. Tình yêu trong cô gái chân thành 
là thế nhưng cô lại sợ chàng trai không đi, 
để “cho tốn công thợ, cho sầu lòng em”: 
- Gần đây mà chẳng sang chơi 
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu 
Sợ rằng chàng chả đi cầu 
Cho tốn công thợ, cho sầu lòng em. 
[5, tr.213] 
Nhưng có lẽ chiếc cầu trong ca dao 
tình yêu đôi lứa được cô gái bắc đẹp nhất 
và độc đáo nhất đó là chiếc cầu dải yếm. 
Chiếc cầu bây giờ không còn là cành hồng, 
cành trầm, ngọn mồng tơi nữa mà là một 
chiếc dải yếm rất mềm mại, tình tứ của cô 
gái. Vượt lên trên mọi lễ giáo phong kiến 
ràng buộc thời xưa, với một trái tim đang 
rạo rực tình yêu, cô gái đã quyết đ nh đi 
tìm tình yêu của mình bằng một ước mơ 
khá táo bạo: 
- Ước gì sông rộng một gang 
 Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi. 
[5, tr.214] 
Nỗi niềm ước mơ hạnh phúc trong tình 
yêu của cô gái về một chiếc cầu dải yếm 
cũng là ước mơ chung của người bình dân 
xưa và nay. 
3. KẾT LUẬN 
Ca dao được xem như là một viên ngọc 
quý trong kho tàng văn học dân gian Việt 
Nam. Thông qua ca dao, người lao động 
bình dân xưa có điều kiện biểu hiện đời 
sống tình cảm một cách tự nhiên nhất. Đặc 
biệt là đời sống tình cảm trong tình yêu 
nam nữ. “Ca dao đã ghi lại tất cả các chặng 
đường của tình yêu, các khía cạnh của tình 
yêu, các trạng thái tình cảm của nam nữ 
thanh niên với những trắc trở, khó khăn, do 
đời sống và chế độ phong kiến gây nên.” 
[6, tr.56]. 
Những môtíp không gian được sử dụng 
trong ca dao như là một phương tiện nghệ 
thuật để người bình dân xưa thể hiện các 
trạng thái, khía cạnh khác nhau trong tình 
yêu, nhất là tình yêu nam nữ. Trong cảnh 
sống lầm than cơ cực, thêm vào đó là 
những ràng buộc của lễ giáo phong kiến hà 
khắc ngày xưa, đã làm kiềm hãm không 
biết bao nhiêu duyên tình của các đôi trai 
gái yêu nhau. Chính vì vậy, cái khát khao 
về một tình yêu tự do trong họ là rất lớn, và 
một phần nào đó thì ca dao đã giúp cho họ 
thể hiện được điều ấy. Ca dao trữ tình 
trong tình yêu đôi lứa là một thiên tình ca 
muôn điệu. 
 127 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 
2. Lê Bá Hán (chủ biên) (2011), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 
3. Nguyễn Bích Hằng (2007), Ca dao Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 
4. Nguyễn Xuân Kính (2992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
5. Thao Nguyễn (2013), Ca dao Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin. 
6. Vũ Ngọc Phan (1998), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 
7. Hoàng Tiến Tựu (1998), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục. 
* Ngày nhận bài: 16/10/2013. Biên tập xong: 16/5/2014. Duyệt đăng: 22/5/2014 

File đính kèm:

  • pdfnhung_motip_khong_gian_duoc_su_dung_trong_ca_dao_tinh_yeu_do.pdf