Đặc điểm tên Trà trong tiếng Hán và tiếng Việt

TÓM TẮT

Trung Quốc và Việt Nam là quê hương của các loại trà. Trà gắn liền với đời sống tinh thần của nhân

dân hai nước và từ lâu đã hình thành nên văn hóa trà nằm trong tổng thể nền văn hóa dân tộc. Tên

trà trong tiếng Hán và tiếng Việt có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định, thể hiện rõ

nét đặc điểm tri nhận, phương thức tư duy và khả năng liên tưởng phong phú của hai dân tộc. Bài

viết trên cơ sở kết quả khảo sát đặc điểm tên trà trong tiếng Hán và tiếng Việt, tiến hành so sánh,

chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc và Việt Nam thể

hiện qua các phương thức định danh trà, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy học

và nghiên cứu tiếng Hán ở Việt Nam.

pdf6 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đặc điểm tên Trà trong tiếng Hán và tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
hí hậu, có ảnh 
hưởng không nhỏ đến chất lượng, hương vị của trà.
Về mặt màu sắc, người Trung Quốc có ấn tượng đặc 
biệt đến mức tôn sùng màu hồng. Màu hồng tượng 
trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, đủ đầy. Trong các 
đám cưới, tiệc vui hay mỗi dịp tết đến xuân về, từ 
trong nhà đến đường làng ngõ phố thường xuất hiện 
rất nhiều màu hồng, như câu đối màu hồng, chữ song 
hỷ màu hồng, biểu ngữ màu hồngNgoài ra, màu 
xanh là màu của sự sống, màu của thiên nhiên cây cỏ 
cũng thường xuất hiện trong tên trà. 
Đối với tên trà trong tiếng Việt, qua khảo sát, chúng 
tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau: (1) Tên trà có 
chứa yếu tố chỉ động vật gồm 3 tên, chiếm 3,75%; (2) 
Tên trà có chứa yếu tố chỉ mùi vị gồm 11 tên, chiếm 
13,75%; (3) Tên trà có chứa yếu tố chỉ hoa cỏ gồm 18 
tên, chiếm 22,5%; (4) Tên trà có chứa yếu tố chỉ màu 
sắc gồm 13 tên, chiếm 16,25%; (5) Tên trà có chứa 
yếu tố chỉ hình trạng gồm 4 tên, chiếm 5%; (6) Tên 
trà có chứa yếu tố chỉ phương thức chế tác gồm 2 
tên, chiếm 2,5%; (7) Tên trà có chứa yếu tố chỉ hiện 
tượng thiên nhiên gồm 1tên, chiếm 1,25%; (8) Tên 
trà có chứa yếu tố chỉ nước gồm 5 tên, chiếm 6,25%; 
(9) Tên trà có chứa yếu tố chỉ địa danh gồm 16 tên, 
chiếm 20%.
Kết quả khảo sát có thể biểu diễn trong đồ thị 2.
Tên trà trong tiếng Hán và tiếng Việt còn thể hiện rõ 
nét ý nghĩa so sánh, ví von, chứng tỏ thủ pháp tu từ 
trong ngôn ngữ đã được vận dụng vào việc đặt tên 
cho trà. Vai trò của thủ pháp tu từ này làm cho tên 
gọi của trà mang đậm tính hình tượng, tăng thêm 
sức cuốn hút của trà với đông đảo người tiêu dùng 
và khiến cho tên trà đã trở thành mỹ từ làm giàu cho 
hệ thống từ vựng và làm đẹp thêm cho tiếng Hán và 
tiếng Việt. Mặt khác, những sự vật hiện tượng dùng 
để ví von cũng thể hiện sinh động đặc trưng văn hóa 
cũng như năng lực thẩm mỹ và khả năng liên tưởng 
phong phú của hai dân tộc. Theo thống kê của chúng 
tôi, số lượng tên trà mang ý nghĩa ví von có 45 tên, 
chiếm 29,03%. Những tên này có thể chia thành hai 
loại, một là cả chỉnh thể tên trà đều mang ý nghĩa ví 
von, như 韶峰thiều phong (đỉnh núi mùa xuân), 翠
螺thúy loa (ốc xanh), 白毛猴bạch mao hầu (khỉ lông 
trắng), 黄金桂hoàng kim quế (quế vàng), 大红袍đại 
hồng bào (áo bào hồng), 湘波緑Tương ba lục (xanh 
màu sóng sông Tương), 永春佛手vĩnh xuân Phật thủ 
(tay Phật mãi xuân), 江山绿牡丹giang sơn lục mẫu 
đơn (mẫu đơn xanh màu sông núi) Loại thứ hai là 
loại trong tên trà có chứa yếu tố biểu thị ví von. Thành 
phần dùng để ví von này thường đứng ở phía trước, 
kết hợp với thành phần ở phía sau làm thành cấu trúc 
định ngữ nối với trung tâm, và thành phần mang 
Đồ thị 2. Kết quả khảo sát về ngữ nghĩa của tên trà tiếng Việt
46 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
tính chất ví von này đã phát huy vai trò phân định 
về chủng loại. Ví dụ như: 龙舞茶long vũ trà, 普陀佛茶
Bồ tát Phật trà, 通天岩茶thông thiên nham trà, 南京雨
花茶Nam kinh vũ hoa trà, 花果山云雾茶hoa quả sơn 
vân vụ tràTrong đó, thành phần dùng để ví von lại 
có thể chia thành những yếu tố chỉ cảnh quan sông 
núi, như 通天岩thông thiên nham, 云海vân hải, 凌云
lăng vân... 
Rất nhiều địa danh nổi tiếng đã xuất hiện trong tên 
trà, vừa có vai trò xác định xuất xứ, vừa chứa đựng 
hàm ý ví von trà với địa thế núi sông, hình trạng của 
sự vật như: Kính đình, Hoa quả sơn, Động đình, Nam 
nhạc, Tây hồ, Hán thủy Quả thực là mỹ từ lại thêm 
mỹ từ, làm đẹp cho mỗi tên gọi của trà, khiến người 
ta mỗi khi thưởng thức món quà mà thiên nhiên ban 
tặng này như cảm thấy mình được hòa vào thiên 
nhiên. Đó là một thú vui tao nhã, giúp người ta tận 
hưởng hương vị cuộc sống. Có những tên trà đầy 
tính hình tượng, hết sức sống động như 莲花迎春 
liên hoa nghênh xuân (hoa sen đón xuân sang), khiến 
người ta hình dung đến những cánh sen đong đưa 
trước gió xuân, càng làm tăng thêm thi vị của tên trà.
Trong tiếng Việt, tên trà có chứa yếu tố chỉ địa danh 
gồm 16 tên, chiếm20%, như chè Thái Nguyên, chè Hà 
Giang, chè Suối Giàng, chè tuyết Lu, chè Bảo Lộc
Ngoài ra, một số tên trà mang tên công ty, đơn vị sản 
xuất, chế biến như chè Kim Anh, chè Ba Đình, chè 
Đồng Tâm
Từ việc phân tích ý nghĩa tu từ của tên trà, có thể 
thấy, tính chất tu từ đó được thể hiện trên ba phương 
diện: (1)Vận dụng thủ pháp ẩn dụ; (2)Vận dụng thủ 
pháp cường điệu; (3)Vận dụng thủ pháp song quan. 
Thủ pháp tu từ trong tên gọi của trà đã phát huy cao 
độ vai trò của ngôn ngữ học, mỹ học cũng như nghệ 
thuật ẩm thực, mẹo kinh doanh, nâng giá trị của trà 
lên tầm cao của đời sống vật chất và tinh thần.
Trong tiếng Việt, ý nghĩa ví von của tên trà cũng có 
nhiều điểm tương đồng với tiếng Hán. Chẳng hạn 
như: chè mỏ quạ, chè hồng đào, chè hoa sứ, chè thủy 
tiên Ngoài ra, còn có nhiều tên trà có nguồn gốc 
Trung Quốc, như: chè Thiền, chè Long tỉnh, chè thiết 
Quan âm Tuy nhiên, xét về tổng thể, tên trà trong 
tiếng Việt do số lượng ít hơn nên phương thức định 
danh cũng không đa dạng như tên trà Trung Quốc.
Tên trà trong tiếng Hán và tiếng Việt còn thể hiện sắc 
thái văn hóa tín ngưỡng của hai dân tộc. Phật giáo 
chiếm vị trí quan trọng trong tâm thức của người 
Trung Quốc và người Việt Nam. Phật giáo răn dạy con 
người thanh tâm quả dục, mưu cầu điều thiện, đồng 
thời luôn tâm niệm được đức Phật phù hộ độ trì. Từ 
một số tên gọi của trà, chúng ta có thể thấy được 
phần nào ý thức tín ngưỡng Phật giáo của người dân. 
Chẳng hạn, tên trà có chứa yếu tố chỉ tứ linh: long, ly, 
quy, phượng , như: 双龙银针song long ngân châm,开
化龙须khai hóa long tu, 水金龟thủy kim quy, 凤凰茶
phương hoàng trà. Trong đó, tên trà chứa long chiếm 
số lượng khá lớn, tới 10 tên. Đặc biệt là hoa Phật trà, 
tiên nhân chưởng trà, thiết quan âm, mang đậm 
màu sắc Phật giáo được đông đảo quần chúng ưa 
chuộng. Những tên trà loại này của Trung quốc đều 
được người Việt Nam tiếp nhận và cảm thấy rất quen 
thuộc, gần gũi với đời sống văn hóa Việt Nam.
Tên trà tiếng Việt thường mang yếu tố chỉ tên hoa cỏ. 
Ngoài ra, những tên trà có chứa yếu tố chỉ hương sắc 
cũng khá phổ biến, như chè hương, chè hương sen, 
chè hương nhài, chè xanh, chè đen, hồng trà, bạch 
tràĐiều đó chứng tỏ người Việt Nam cũng như 
người Trung Quốc, thưởng thức trà bằng nhiều giác 
quan và cảm nhận trà bằng cả các yếu tố hương, sắc, 
vị, hình. 
Tên trà trong tiếng Hán và tiếng Việt cũng thường có 
chứa yếu tố chỉ địa danh, hay các hiện tượng thiên 
nhiên như vân, vũ, lôi, tuyết, xuân, quang, nhật, 
nguyệt, Cả những tên núi tên sông cũng được 
dùng làm yếu tố tạo nên tên gọi các loại trà. Điều đó 
thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương, niềm tự hào 
của từng dân tộc với đất nước của mình. Đồng thời 
cũng thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa con người 
với thiên nhiên, trên quan niệm thiên địa nhân nhất 
thể. Từ đặc trưng ý nghĩa của tên trà trong tiếng Hán 
và tiếng Việt, thêm một lần chứng tỏ “nghĩa của từ là 
một hiện tượng tâm lý, là sự hiểu biết cùng với xúc 
cảm kèm theo xuất hiện (hay được gợi lên) trong trí 
óc người bản ngữ về sự vật, hiện tượng, hành động, 
tính chất, quan hệ mà từ biểu thị khi nghe thấy 
(hoặc đọc) từ ấy (Nguyễn Đức Tồn, 2013).”
4. KẾT LUẬN
Tên trà trong tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm 
tương đồng, song cũng có nhiều điểm khác biệt. 
47KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
Chúng phong phú, đa dạng cả về cấu trúc và ý nghĩa, 
phần lớn đều ngắn gọn, đặc biệt là tên trà trong tiếng 
Hán với cấu trúc bốn âm tiết chiếm tỷ lệ khá cao, cân 
đối hài hòa, gợi vẻ đẹp về tiết tấu, âm nhạc, gây hứng 
khởi cho người nói và người nghe. Về mặt ngữ nghĩa, 
tên trà trong tiếng Hán và tiếng Việt có chứa các yếu 
tố chỉ tên động vật, thực vật, tên đất, tên núi, tên 
sông, tên các hiện tượng thiên nhiên, yếu tố chỉ màu 
sắc, mùi vị, nhất là những yếu tố mang màu sắc tín 
ngưỡng dân gian, con số chứa ý nghĩa may mắn 
Tất cả thể hiện sinh động quan niệm thiên, địa, nhân 
nhất thể cũng như tâm lý hướng thiện và nguyện ước 
vươn tới cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy của nhân dân 
hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Đồng thời, tên trà 
cũng thể hiện vẻ đẹp của ngôn ngữ, tính chất tinh tế 
của việc vận dụng các thủ pháp tu từ vào quá trình 
định danh, khiến cho tên gọi mang tính hình tượng, 
giàu sức gợi tả, cùng một lúc chuyển tải đến người 
đọc và người nghe nhiều thông tin về trà trong giới 
hạn số chữ của mỗi tên gọi. Điều đó cũng có ý nghĩa 
to lớn đối với việc quảng bá trà như những thương 
hiệu trên thị trường, phát huy giá trị kinh tế của nó. 
Tên trà trong tiếng Hán và tiếng Việt thể hiện đời 
sống tinh thần dồi dào, làm phong phú cho hệ thống 
từ vựng của hai ngôn ngữ Trung Việt. Đó là một trong 
những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa hết sức lí thú cần 
được tiếp tục đi sâu nghiên cứu./. 
Tài liệu tham khảo:
1. Trịnh Quang Dũng (2005), Văn minh trà Việt, NXB 
Phụ nữ.
2. Nguyễn Thiện Giáp (2015), Phương pháp luận Phương 
pháp nghiên cứu ngôn ngữ, NXB Giáo dục, Hà Nội
3. Nguyễn Đức Tồn(2013), Những vấn đề của ngôn ngữ 
học cấu trúc dưới ánh sáng lí thuyết ngôn ngữ học hiện 
đại, NXB Khoa học Xã hội.
4. Nguyễn Như Ý (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ 
ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. 陈洁光、黄月圆 (2003), 中国的品牌命名——十
类中国产品品牌名称的语言学分析, 中文科技期刊
数据库, 第2期
6. 王军云 (2005), 中国起名宝典,中国长安出版社
7. 朱亚军 (2003), 商标命名研究,上海外语教育出
版社
FEATURES OF DIFFERENT NAMES OF TEA IN CHINESE AND VIETNAMESE
PHAM THI THANH VAN
Abstract: China and Vietnam are home to many kinds of tea. Tea which is associated with spiritual 
life of Chinese and Vietnamese people has become indigenous culture in both countries. Name of 
tea in Chinese and Vietnamese has some similarities and differences and it expresses the way of 
thinking and connecting in ideas of these two races. The article bases on the analysis of tea name in 
Chinese and Vietnamese to show the similarities and differences in language and culture of China 
and Vietnam, which can be considered as references to teaching and studying Chinese in Vietnam.
Keywords: tea name, Chinese, Vietnamese.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_ten_tra_trong_tieng_han_va_tieng_viet.pdf