Vô ngôn trong quan niệm văn học cổ điển Việt Nam

Tóm tắt

Vô ngôn trở thành một quy tắc mỹ học Trung Hoa và các nước thuộc khu vực văn hóa chữ Hán. Đề cao

vô ngôn trong văn chương là quan niệm văn học xuyên suốt thời cổ điển Việt Nam. Vô ngôn không đơn

thuần là không lời mà hàm chứa tất cả, tạo nên cảnh giới cao nhất của cái đẹp trong văn chương.

pdf11 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Vô ngôn trong quan niệm văn học cổ điển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
iệt Nam trước và 
sau ông thể hiện khi bày tỏ quan niệm của 
mình về vô ngôn qua các bài bạt, bài tựa, 
lời bình trực tiếp. 
Quan niệm vô ngôn qua những lời 
phát biểu trực tiếp là khá phong phú và 
tương đối thống nhất. Tựu trung lại, quan 
niệm vô ngôn được biểu hiện qua “ý tại 
ngôn ngoại”, “ngôn bất tận ý”, tính hàm 
súc, tính dư vị trong văn chương. Sau đây 
là khái quát về các lời phát biểu trực tiếp 
nói lên quan niệm vô ngôn theo mốc thời 
gian từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX. 
Trong những lời bàn trực tiếp về vô 
ngôn trong văn chương, có lẽ Hoàng Đức 
Lương (Thế kỷ XV) là người đầu tiên. Đến 
81 
thời ông, văn chương Đại Việt bị thất lạc, 
mất mát quá nhiều. Theo ông, có bốn lý do 
khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời, 
trong đó lý do đầu tiên thuộc về bản chất 
của văn chương. Ông nói: “Đến như thơ 
văn, thì lại sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị 
ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt 
thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm 
được”[9, tr 28]. Mặc dù đây là lý do mà 
Hoàng Đức Lương cho rằng nó khiến văn 
chương khó bảo tồn, dễ bị mất mát, nhưng 
qua đó, chúng ta thấy rằng, ông coi trọng 
vô ngôn trong văn chương. Vô ngôn ở đây 
gắn với tính dư vị trong văn chương. 
Tương tự, Nguyễn Dữ quan niệm, ý 
nghĩa của văn chương nằm ngoài câu chữ. 
Trong Cuộc nói chuyên ở Kim Hoa, 
Nguyễn Dữ có nói “Thơ của người đời 
xưa, lấy hùng hồn làm gốc, bình đạm làm 
khéo, câu tuy ngắn nhưng ý thì dài, lời tuy 
gần nhưng nghĩa thì xa”[9, tr 42]. 
Nguyễn Cư Trinh cũng rất dề cao vô 
ngôn trong sáng tác. Ông cho rằng “lòng 
người là thứ khó lường”, vì vậy khi phát ra 
thành thơ “đến nỗi một chữ mà nghĩ ba 
năm mới được, giảng ngàn năm chưa 
xong”. Ông quan niệm văn chương phải 
giản dị, ý nghĩa phải hàm súc: “Tóm lại, 
người làm thơ không ngoài lấy trung hậu 
làm gốc, ý nghĩa phải hàm súc, lời thơ phải 
giản dị”[11, tr 63]. 
Lê Hữu Kiều quan niệm trong sáng tác 
cần miêu tả được cái thần của từng sự vật, 
có như vậy thì thơ mới chân thật, mới giàu 
ý nghĩa. Còn nếu chỉ hời hợt bề ngoài thì 
chỉ là theo đuổi cái hư ảo, mà xem như 
chưa đạt đến điều thơ cần đạt tới. Chính vì 
thâu tóm được cái thần của sự vật, nên chỉ 
một câu thơ có thể thấy được muôn hình 
cảnh. Đó chính là quan niệm nghệ thuật nói 
ít nhưng lại gợi nhiều. Ông ca ngợi thơ cận 
thể nhà Đường như sau: “Mô tả đường nét 
bên ngoài mà nổi lên cái thần, nói một câu 
có thể tỏ được trăm ý, xem kỹ lưỡng có thể 
được muôn cảnh. Nghệ thuật thơ văn đến 
thế thật là thần diệu!” (Bài tựa tập thơ 
Tàng Chuyết tập)[11, tr 71]. 
Ngô Thì Nhậm trong bài tựa Hoàng 
Công thi tập cũng chú trọng đến vô ngôn và 
cái thần của thơ. Thơ hay là phải “ngụ ý sâu 
xa ngoài cảnh vật” và “có cái thần rộng đến 
ngàn xưa”, ông nói: “Ông bạn già của ta là 
Hoàng Công, theo nếp thi thư nổi tiếng ở 
trong kinh, ngoài nước. Từ khi ta được vào 
chầu trong điện, cùng làm việc với ông, 
từng thấy những bài vịnh sử và ngâm vịnh 
của ông đều là những bài có cái thần rộng 
đến ngàn xưa, ngụ ý sâu xa ngoài cảnh vật, 
thật đã ngang hàng với họ Khuất họ Tống 
sánh vai với họ Thẩm, họ Tạ” (Bài tựa 
Hoàng Công thi tập)[11, tr 146]. 
Lê Quý Đôn có nhiều ý kiến bàn về 
văn học, mà cho đến ngày nay vẫn còn 
nguyên giá trị, trong đó có ý kiến về vô 
ngôn. Trong sách Vân đài loại ngữ, Lê 
Qúy Đôn tâm đắc khi dẫn lời Tô Đông 
Pha: “Ý dứt mà lời hết là lời nói hay trong 
thiên hạ. Nhưng lời dứt mà ý không hết thì 
lại càng hay hơn nữa”[11, tr 98]. 
Mọi vật đều ẩn chứa điều kỳ diệu và 
có tính tương đối “trong cái thối nát, xuất 
hiện cái thần kỳ”, và “trong cái thô thiển 
chứa đựng cái tinh vi”,... cho nên ngay cả 
văn chương cũng không đủ sức khám phá 
hết sự vật. Và chỗ tuyệt diệu của văn 
chương cũng có chỗ đâu phải dùng lời mà 
biểu đạt được. Đó là quan niệm của Ngô 
Thì Vị: “Tôi đọc đi đọc lại thơ ông và 
tham cứu bài tựa của Nguyễn hầu, giống 
như người vẽ nó thì lại càng nắm bắt hết 
được cái hình dung của nó. Kinh Dịch 
nói:“Thư không thể nói hết lời, lời không 
thể nói hết ý, tôi quên mình quê vụng, hết 
thảy trình bày lời lẽ của mình để viết lời 
82 
bạt này” (Bài bạt Cấn Trai thi tập)[ 7, tr 
111]. 
Lê Hữu Trác quan niệm, đối với thơ 
điều quan trọng là ở ý, làm thơ phải chú 
trọng ở những khoảng lặng, khoảng trống, 
vô ngôn để gợi mở và làm cho người đọc 
phải suy nghĩ mới hiểu được thì thơ mới 
hay: “Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa, thơ mới 
hay. Không phải bất cứ điều gì cũng phải 
nói ra bằng thơ. Như thế mới là thơ có giá 
trị.”[11, tr 101]. 
Nhữ Bá Sĩ khi bàn về thiên Thục 
khách giải trào của một người bạn vong 
niên, ông nói có ba điều đáng lấy và bảy 
điều đáng bàn. Điều đáng bàn thứ sáu, 
tương tự quan niệm của Nguyễn Cư Trinh 
là chú trọng hàm súc của ngôn từ:“Cái ý 
của văn quý ở chất mà càng quý ở hàm 
súc”. Ông xem trọng ý nghĩa ngoài lời và 
xem đó mới là cái đích của thơ ca: “dù một 
lời mà bao quát trăm nghìn dặm cũng 
không ngại là thừa”, tất cả cũng chỉ cố 
“cho tinh thần ý thái của phong vật núi 
sông nơi muôn dặm, nhãy múa trên tờ 
giấy”[11, tr 219]. 
Đặng Huy Trứ khi viết lời tựa tập thơ 
của Trương Băng Nhiên, ông đã ca ngợi tài 
thơ của Trương Băng Nhiên với những lời 
lẽ hết sức bay bổng, từ đó chúng ta cũng 
thấy được quan niệm coi trọng ý hơn lời và 
ý tại ngôn ngoại của Đặng Huy Trứ: “Tôi 
mở ra đọc, thấy ý tứ trung hậu tràn trề 
ngoài lời lẽÝ thơ viên mãn mà rộng rãi, 
khí thơ hùng hồn mà thẳng ngay, lời thơ 
gọn mà đẹp, vị thơ đậm mà tươi,” 
[11, tr 279]. 
Nguyễn Miên Thẩm, trong bài tựa Tập 
tiểu nhạc phủ vịnh sử ghi lại những bài thơ 
đề ở bình phong của nhà vua, cho rằng: 
“năm điều tuyệt diệu, có mấy điều khó như 
sau: Ví như bức họa của Tiêu Bôn chỉ rộng 
bằng một thước mà thu cả phong cảnh 
muôn dặm; tấm thêu của Mỵ Nương, trên 
một mảnh lụa mà thêu đủ chữ của bảy 
quyển sách. Chín lời nói của Du Cát, lời ít 
mà ý xa; ba tiếng trả lời của Nguyễn 
Chiêm, nói đơn giản mà lí lẽ đầy đủ”[11, tr 
258]. Bốn điều khó mà Miên Thẩm nêu ra 
đều hàm nghĩa ngôn bất tận ý, ý tại ngôn 
ngoại. 
Nguyễn Mại cũng đề cao tính cô đọng, 
súc tích, lời gần mà ý xa trong sáng tác văn 
chương. Đồng thời ông cũng cho rằng thi 
liệu sáng tác văn chương đó chính là hiện 
thực. Việc sáng tác thơ vốn xuất phát từ 
cảm hứng chân thực trước sự vật hiện 
tượng ngoài thực tế. Cho nên, ông cũng đề 
cao loại ca dao thế tục, vốn trước kia 
không được đề cao và ngay cả những vật 
chi ly nhất như cây cỏ, chim sâu cũng là 
văn chương cả. Tự nhiên chính là nguốn thi 
liệu dồi dào, và ẩn chứa ý nghĩa vô hạn: 
“Phong đó chăng? Sử đó chăng? Kể ra 
loại ca dao của thế tục, xem qua chỉ là loại 
thơ kém không đủ để lên đàn đại nhã, mà 
nghiền ngẫm cho sâu thì gió, mây, sương, 
móc đều là văn chương, cây cỏ chim sâu 
lời gần mà ý xa, hầu như có cái thể tài phát 
huy phong, nhã” (Bài tựa Phong dao là 
quốc sử)[11, tr 278]. 
Để kết thúc những lời phát biểu trực 
tiếp về vô ngôn, có lẽ quan niệm của Vũ 
Duy Thanh sẽ phần nào khái quát được 
quan niệm vô ngôn trong văn chương. 
Trong Bồng Châu thi văn tập, ông quan 
niệm: “Cái nguyên cớ của văn chương 
mặc ai muốn hiểu; chỉ nghe tới cái vô 
thanh sẽ ngộ được cái hữu thanh” 
[7, tr 76]. 
Như vậy, quan niệm vô ngôn đối với 
các Thiền sư, quý tộc thời Lý, Trần, tuy thể 
hiện gián tiếp qua tác phẩm, nhưng lại trực 
tiếp nói về quan niệm vô ngôn trong triết lý 
Thiền tông và trong thơ. Vô ngôn là Thiền 
83 
là phương thức giao tiếp, truyền tin “dĩ tâm 
truyền tâm” trong Thiền. Vô ngôn trong 
thơ cũng mang tính Thiền, và đó còn là sự 
hữu hạn của ngôn ngữ, là những khoảng 
trống đầy gợi mở, là không nói nhưng lại 
nói lên nhiều điều. Khi các tác giả nhà văn-
nhà nho phát biểu trực tiếp về quan niệm 
ngôn ngữ trong văn chương, vô ngôn lại 
được gián tiếp thể hiện qua “ý tại ngôn 
ngoại”, “ngôn bất tận ý”, tính hàm súc và 
dư vị. 
5. Kết luận 
Vô ngôn trong quan niệm văn học cổ 
điển Việt Nam có nội hàm phong phú, sâu 
sắc và trở thành hạt nhân của khuynh 
hướng Thiền Lão - một trong những 
khuynh hướng cơ bản của văn học cổ điển 
Việt Nam. Vô ngôn đã tạo cho thế giới 
ngôn ngữ văn chương trở lên bí ẩn, đầy 
màu sắc, nhiều tầng nghĩa, làm cho văn 
chương trở nên thần diệu. Vô ngôn trong 
quan niệm văn học cổ điển Việt Nam 
không đơn thuần là một yếu tố thẩm mỹ, 
mà đã được nâng lên thành lý tưởng thẩm 
mỹ, phong cách nghệ thuật. Từ đó, vô ngôn 
trở thành một nét truyền thống độc đáo, để 
lại dấu ấn sâu đậm trong văn học cổ điển 
Việt Nam. Có thể nói rằng chính vô ngôn 
đã góp phần quan trọng tạo nên tính uyên 
thâm, giá trị trường tồn cho văn học cổ 
điển Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Duy Cần (2013), Lão Tử Đạo Đức 
kinh, Nxb Trẻ, TP.HCM. 
2. Nguyễn Duy Cần (2013), Trang Tử Nam 
Hoa kinh, Nxb Trẻ, TP.HCM. 
3. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến 
chương loại chí, tập 3, Nxb Khoa học xã 
hội, Hà Nội. 
4. Trần Thanh Đạm, Phạm Thị Hảo (2007), 
Lưu Hiệp Văn tâm điêu long, Nxb Văn học, 
Hà Nội. 
5. Lê Giang (2006), Tư tưởng lý luận văn học 
văn học cổ Trung Quốc, chuyên luận dùng 
cho cao học, Nxb ĐHQG TPHCM. 
6. Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh (2000), 
Trung Quốc văn học sử, tập 2, Nxb Phụ Nữ, 
Hà Nội. 
7. Đỗ Văn Hỷ (1993), Người xưa bàn về văn 
chương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
8. Khoa Văn học và Báo chí (2006), Một số 
vấn đề về lý luận, phê bình văn học cổ 
Trung Quốc, Báo cáo Hội nghị khoa học, 
Nxb Trường ĐHKHXH & NV TP.HCM. 
9. Nguyễn Minh Tấn (chủ biên) (1981), 
Từ trong di sản..., Nxb Tác phẩm mới, 
Hà Nội. 
10. Khâu Chấn Thanh (1995), Lý luận văn học, 
nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, Nxb Giáo 
dục, Hà Nội. 
11. Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Vũ 
Thanh, Trần Nho Thìn (2007) Mười thế kỷ 
bàn về văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
12. Chung Vinh (2008), Thi Phẩm tập bình, 
Nguyễn Đình Phức, Lê Quang Trường tuyển 
dịch, Nxb Văn nghệ, TP.HCM. 
Ngày nhận bài: 26/3/2015 Biên tập xong: 15/8/2015 Duyệt đăng: 20/8/2015 

File đính kèm:

  • pdfvo_ngon_trong_quan_niem_van_hoc_co_dien_viet_nam.pdf