Thất vọng - Một cách “đọc” "Đây thôn Vỹ Dạ'' (Hàn Mặc Tử)

Tóm tắt. Đọc là hình thức tiếp nhận văn bản văn học. Các nhà nghiên cứu trước đây đã

đọc bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ (Hàn Mặc Tử) dựa trên sự vận dụng nhiều hệ thống lí thuyết

phê bình khác nhau. Vận dụng lí thuyết hiện sinh là một cách đọc khác về bài thơ Đây thôn

Vỹ Dạ. Với cách đọc này, chúng ta hiểu được nỗi thất vọng trong bài thơ như là một khủng

hoảng hiện sinh khi con người thấy tồn tại của mình rơi vào vô nghĩa. Nhưng với Hàn Mặc

Tử, thất vọng ở Đây thôn Vỹ Dạ thúc đẩy quá trình không ngừng sáng tạo để tìm ý nghĩa

cho tồn tại của mình. Đó chính là ý nghĩa bản thể luận của bài thơ.

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Thất vọng - Một cách “đọc” "Đây thôn Vỹ Dạ'' (Hàn Mặc Tử), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
hiều tình cảm nhớ nhung, gắn bó. Cảnh thì vậy, nhưng người
gửi (Hoàng Cúc) chỉ ghi có mấy dòng thăm hỏi mang tính xã giao giữa những người quen biết
bình thường “kèm theo mấy lời thăm hỏi nhà thơ lúc này đang mắc bệnh hiểm nghèo” [2;520] và
không hề kí tên (Phan Cự Đệ, Mã Giang Lân đã xác nhận) nên tác giả mới sốc. Sốc vì không có
sự tương xứng giữa cảnh trong bưu ảnh với tình trong lời thăm hỏi. Sốc vì nhận ra người đối với ta
chỉ là dửng dưng. Giữa người với ta có một khoảng xa cách không thể nào vượt qua. Trong cái tình
của người, tác giả không hề có vị trí khác biệt gì so với muôn vạn người khác. Mọi mơ ước gắn
bó đều trở nên vô vọng. Thấy mình đã ngộ nhận về lời mời tức là nhận ra tồn tại của mình vẫn là
hư vô, là trống rỗng, là không có gì, thế nên mới thất vọng. Thất vọng trở thành nhận thức về mối
quan hệ xa cách, dửng dưng giữa người với người. Nên, thất vọng cũng là nhận ra bản thân mình là
một nỗi cô đơn, cô đơn tuyệt đối và cuộc đời không hề có sự gắn bó gì giữa người với người. Thế
nên cảnh mây gió (gió - lối gió, mây - đường mây) là một cái gì đó phi logic, cảnh là một thực tại
phi lí nhưng nó lại là hình ảnh về sự chia lìa, xa cách giữa người với người. Sự phi lí đó trở thành
nhận thức của tác giả về sự rời rạc, xa cách trong mối quan hệ giữa người với người. Người với
67
Trần Khánh Phong
người là xa cách, dửng dưng. Người không hiểu tôi, người với tôi là bất khả hiểu. Vậy nên, mọi hy
vọng gắn kết cũng chỉ là không có gì, rơi vào hư vô. Điều đó lại làm cho thất vọng hiện lên rõ hơn
ở Hàn Mặc Tử. Thất vọng được nhận ra từ cái cô đơn, bất khả hiểu giữa người với người. Không
phải đến Đau thương, mà ngay từ Gái quê (1938), bất khả hiểu trong mối quan hệ giữa người với
người đã xuất hiện. Trước Đây thôn Vỹ Dạ, Duyên muộn (Gái quê) đã mang một nỗi cô đơn của
tồn tại con người trong cuộc đời. Cô đơn vì không ai hiểu được ý nghĩa tồn tại của mình. Duyên
muộn không phải vì gia cảnh nghèo khó, không phải vì em bước đi cho xong kiếp người nối áo
quàng. Cái lí do duyên muộn là xuân em đã chín từ năm ngoái. Muộn là muộn so với cái khát khao
đợi chờ tình duyên trong em. Điều đó, không ai có thể hiểu được. Và từ đó, em nghiệm ra người
với người không thể hiểu nhau, chỉ có em mới hiểu được em. Đến Đau Thương, sự dửng dưng đó
được thay thế bằng sự vô nghĩa. Cũng là bất khả hiểu nhưng khi là sự vô nghĩa ở Đau Thương thì
nó được thể hiện bằng cái thế giới mơ. Mơ nên mọi cái đều thành hư vô, dù có là sự quất quýt, dù
có sát bên nhau đi chăng nữa: Thành hư không như tình ái đôi ta (Đôi ta). Như vậy, việc nhận ra
mối quan hệ giữa người là xa cách, là bất khả hiểu khiến Hàn Mặc Tử thấy rõ hơn nỗi cô đơn thân
phận, cô đơn đời mình.
Chính vì vậy mà cảnh đẹp, tươi sáng ở những câu còn lại trong khổ đầu cũng chỉ là vô nghĩa
với tồn tại tác giả. Lời mời ở câu đầu đã mang ý nghĩa phủ nhận sự có mặt của tác giả ở đây - lúc
này (Sao anh không về chơi thôn Vỹ?) - nơi mà Hoàng Cúc đang sống. Cảnh vốn là thực ở thôn
Vỹ, nó là một tồn tại có thực ở một địa danh, nhưng đó là nơi tác giả không hề hiện diện lúc này -
ở đây. Nó hiện lên qua trí tưởng tượng nên nó không có thực ở đây - lúc này với hiện hữu của tác
giả. Như vậy, tồn tại của nó là phi tồn tại, không có thực. Tồn tại của nó với Hàn Mặc Tử chỉ là
một thất bại trong việc hướng cái nhìn về nó mà tạo nên ý nghĩa cho tồn tại của mình. Tác giả chỉ
tìm thấy sự vô nghĩa cho tồn tại mình khi nhìn về cảnh (nắng, nắng hàng cau, nắng mới lên, vườn,
con người). Cảnh chỉ là hư vô, không có giá trị gì với tồn tại tại thế của tác giả. Điều đó khiến Hàn
Mặc Tử nhận thức rõ hơn về sự trống rỗng trong tồn tại bản thân. Nó trở thành nỗi thất vọng trong
hành trình tìm ý nghĩa cho sự sống, cho tồn tại của tác giả.
Thất vọng từ mối quan hệ giữa mình với người trong mối tình đơn phương, Hàn Mặc Tử lấy
mơ làm giải pháp chạy trốn thực tại vô nghĩa. Mơ là tạo ra một cõi sống, mà ở đó, tồn tại của tác
giả có ý nghĩa. Điều này được Phạm Đán Bình gọi là dấn thân, sáng tạo ra một thế giới mới (thế
giới đó được phủ đầy trăng, hồn và máu [1;224-226]) như là một bi kịch của Hàn Mặc Tử: vừa
khao khát giải thoát khỏi nỗi đau nhưng vẫn bị ám ảnh bởi thân xác hư hoại. Thế giới mơ có bước
chuyển từ thực qua huyền ảo. Và ngay từ bước chuyển này, cái phi lí thực tại đã tỏ hiện. Thuyền
chở trăng cũng là một hình ảnh phi logic, phi thực tại, không có thực. Là huyền ảo, phi logic và
phi thực tại nên ý nghĩa cứu vớt, kết nối vốn có của thuyền cũng không còn. Trong sáng tạo và dấn
thân vào mơ, con người chuyển vào đó bao ao ước vượt thoát ra khỏi tồn tại vô nghĩa. Vậy nhưng
ao ước đó đã không thể thành hiện thực con người. Thuyền chở trăng chỉ là hình ảnh mang ý nghĩa
vô vọng, vô vọng ở đây cũng là sự đáp trả bao khao khát được cứu rỗi của tác giả. Điều này đẩy
Hàn Mặc Tử rơi vào thất vọng và phải tự tìm cách tự cứu lấy mình. Sáng tạo là lựa chọn, sáng tạo
là hành động dấn thân, mơ là kết quả của hành động dấn thân đó. Mơ khiến mọi hình ảnh trong
bài thơ trở nên huyền ảo, hư vô. Hình ảnh thuyền chở trăng là huyền ảo, nhưng là huyền ảo mang
ý nghĩa tỏ hiện cái vô vọng đời người. Mơ lại khiến cho tất cả xóa nhòa, trở nên không có gì:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
68
Thất vọng - một cách “đọc” Đây thôn Vỹ Dạ (Hàn Mặc Tử)
Mơ về em là giải thoát cho thất vọng nhưng áo em trắng và sương khói phủ đầy nên không
nhìn thấy gì. Nói cách khác, mơ về em nhưng em không hề hiện hữu trong giấc mơ đó. Mơ là sự
trống rỗng, mơ cũng không có gì để chờ đợi, mong mỏi. Như vậy, từ thất vọng để lấy mơ là một sự
giải thoát mà cũng rơi vào hư vô, không có gì khiến thất vọng quay trở lại, phủ lấy tồn tại tác giả.
Mơ là giải thoát vô vọng, mơ nhưng lại chỉ là sự trống rỗng, không có gì khiến con người mang
lấy thất vọng trong mình. Điều này chúng ta có thể thấy ở những bài thơ khác trong Gái quê và
Đau Thương. Trong Mơ hay Sáng láng (Gái quê), cõi mơ đã sớm xuất hiện nhưng ở đó, hình dáng
người khác cũng lại trống rỗng, không có gì: Gió lại, ta ngờ nàng tới sau (Mơ); Chúng ta biến, em
ơi, làm thanh khí/Cho tan ra hòa hợp với tinh anh (Sáng láng). . . Cho đến Đau Thương, điều đó
càng rõ hơn nữa: Bóng người thục nữ ẩn trong mơ/. . . /Ô hay người ngọc biến ra hơi (Mơ hoa); Ta
muốn níu hồn ai đương hiển hiện/Trong lòng và đang tắm máu sông ta (Biển hồn ta). . . Nếu ở Gái
quê còn có sự trôi dần từ thực vào mơ thì đến Đau Thương, tác giả đã đưa mình vào cõi mơ để
tìm người trong mơ. Điều đó khiến mơ càng trở nên vô vọng, tác giả chỉ thấy được sự trống rỗng,
không có gì trong tồn tại của mình. Chính vì vậy, thất vọng lại bao phủ tồn tại của con người, tồn
tại đó trở nên phi lí. Chính vì vậy mà mọi điều nhận ra được ở tồn tại mình, kể cả nỗi hoài nghi về
tình (Ai biết tình ai có đậm đà?) cũng được bao phủ bởi nỗi thất vọng trong tồn tại tác giả.
Thất vọng bao trùm, khiến bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ trở thành một thể nghiệm đau thương về
tồn tại của tác giả. Nhưng từ thất vọng đó, con người tiếp tục dấn thân, lựa chọn và sáng tạo ra cho
mình một cõi riêng mà ở đó tồn tại nó mới có ý nghĩa. Điều này có thể nhận ra qua việc tạo ra thế
giới mới qua các bài thơ khác trong tập Thơ Điên. Như vậy, thất vọng không làm con người gục
ngã mà trở thành động lực sáng tạo. Hàn Mặc Tử đã lấy sáng tạo để vươn lên vượt ra khỏi bệnh
tật, khỏi đau đớn về thể xác, để làm cho tồn tại của mình có ý nghĩa. Thất vọng trở thành động lực
sáng tạo. Với điều đó, nỗi thất vọng của tác giả trong Đây thôn Vỹ Dạ trở thành bài thơ mang ý
nghĩa bản thể luận về con người.
3. Kết luận
Đọc bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ từ nỗi thất vọng là một cách tiếp cận giúp chúng ta nhận ra
được cái mà Hàn Mặc Tử muốn tỏ bày tồn tại của mình. Thất vọng là nhận ra trạng thái tồn tại cô
đơn khi bị ném vào đời những lại bị tuyệt giao với người. Thất vọng là nhận ra trạng thái trống rỗng
phi lí của tồn tại khi dấn thân cũng chỉ nhận được sự vô nghĩa. Thất vọng là cách đọc khác, chứ
không mới, đối với bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ. Thất vọng trong Đây thôn Vỹ Dạ thể hiện sự khủng
hoảng hiện sinh khi con người thấy tồn tại của mình rơi vào trạng thái vô nghĩa. Cách đọc này cho
phép chúng ta nhận ra được vấn đề bản thể con người cá nhân trong thơ Hàn Mặc Tử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Đán Bình, 1971. Tan loãng trong Hàn Mặc Tử. Văn số 1-6-1971 (dẫn theo: Hàn Mặc Tử
- Tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, 2011, tr.224-226).
[2] Phan Cự Đệ, Nguyễn Toàn Thắng tuyển chọn và giới thiệu, 2007. Hoàng Thị Kim Cúc: Thư
trả lời Quách Tấn ngày 15/4/1971 (in trong Hàn Mặc Tử - Tác gia và tác phẩm, dẫn theo Mã
Giang Lân: Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử. Nxb Giáo dục, tr.520.
[3] Phan Cự Đệ, 1966. Phong trào Thơ Mới. Nxb Khoa học, tr.56, 59.
[4] Trần Thanh Mại, 1941. Hàn Mặc Tử. Nxb Văn học tái bản (2006), tr.65.
[5] Dẫn theo E.Mounier, 1970. Những chủ đề triết hiện sinh, Thụ Nhân dịch. Nxb Nhị Nùng, tr.84,
77.
69
Trần Khánh Phong
[6] Vũ Ngọc Phan, 1942. Nhà văn hiện đại, quyển 3. Nxb Vĩnh Thịnh tái bản (1951), tr.325-333.
[7] Hoài Thanh, 1942. Thi nhân Việt Nam, Nxb Sống mới. tái bản (1967), tr.206.
[8] Nguyễn Toàn Thắng, 2001. Hàn Mặc Tử trong đời sống phê bình trước 1945. Tạp chí Văn học,
số 4, tr.75-82.
ABSTRACT
DISAPPOINTMENT - A WAY TO “READ” DAY THON VI DA (HANMAC TU)
Tran Khanh Phong
Hai Ba Trung High School, Hue City
Reading is a way of absorbing a literary work. In the past, the investigators have read the
poem Day thon Vy Da written by Han Mac Tu using numerous critical theory systems. Applying
existential theories is another way to read this poem. By this, we can understand the disappointment
in the poem is a existential crisis when humans consider their existence as meaningless. However,
to Han Mac Tu, the disappointment in Day thon Vy Da stimulates his process of creating to find
his existence’s meaning. It is the poem’s ontological meaning.
Keywords: Day thon Vy Da, Han Mac Tu, existential theories, disappointment.
70

File đính kèm:

  • pdfthat_vong_mot_cach_doc_day_thon_vy_da_han_mac_tu.pdf