Từ tự sự chính sử đến tiểu thuyết diễn nghĩa - Nhận diện hình tượng Gia Cát Khổng Minh

Tóm tắt:

Sự khác biệt giữa một tác phẩm lịch sử với một tác phẩm tiểu thuyết đôi khi không phải là sự khác biệt giữa sự thực và tưởng tượng mà là sự khác biệt về mức độ hư cấu (hiểu theo nghĩa rộng nhất). Phân biệt đó cho thấy việc một số nhà phê bình phân tích nghiên cứu nhân vật Khổng Minh mà không tỏ rõ họ đang hình dung nhân vật này từ nguồn thông tin nào (sử sách hay tiểu thuyết) và họ đang bình luận Khổng Minh (cả trong tư cách con người có thực và nhân vật lịch sử hay hình tượng văn chương) hay là bình luận những nguồn thông tin “dựng lên” nhân vật Khổng Minh. Xuất phát từ nhận thức đó, kết hợp với ý thức rõ ràng về tính cách đặc thù thể loại trường thiên diễn nghĩ lịch sử của bộ tiểu thuyết La Quán Trung, bài viết này là một cố gắng phân biệt Khổng Minh với tư cách nhân vt lịch sử với một Khổng Minh trong tư cách hình tượng văn học.

pdf5 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Từ tự sự chính sử đến tiểu thuyết diễn nghĩa - Nhận diện hình tượng Gia Cát Khổng Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
, trẫm 
không thể dặn dò từng người một, chỉ mong mỗi người ai 
cũng bảo trọng!”. Dứt lời vua băng hà, thọ 63 tuổi. Bấy giờ 
là ngày 24 tháng tư, mùa hạ, năm Chương Võ thứ ba (công 
lịch 222)” [4].
Ngay cả với những độc giả quen nết đọc cho biết cốt 
truyện cũng không thế không thầm phục tài tự sự quán 
xuyến diễn biến toàn sách của tác giả Tam Quốc diễn nghĩa. 
Chi tiết Mã Tốc trong đoạn trên xem ra có vẻ hơi lạc lõng; 
thế nhưng chỉ khi ta đọc đến hồi 95 kể chuyện Khổng Minh 
mắc sai lầm dùng Mã Tốc ở trận Nhai Đình thì mới bộc lộ 
tính đích đáng của nó. Tác giả Tam Quốc diễn nghĩa đã tô 
đậm đoạn “Tiên Chủ lâm chung phó thác con côi” thành 
một màn tự sự giàu sức biểu cảm. Trần thuật của tác giả cho 
thấy so với đoạn ký tải thuật kể sơ lược trong Tam Quốc chí 
kịch tính của màn chuyện này được nâng cao lên rất nhiều. 
Khổng Minh dường như đã trở thành nhân vật chính của 
màn chuyện. Lưu Bị lâm chung ngoái đi ngoảnh lại cũng 
chỉ trực tiếp trối trăng dặn dò có mấy người. Không kể hai 
người con (đáng lẽ phải có con trưởng Lưu Thiện) thì chỉ 
có nói chuyện cùng Khổng Minh rồi Triệu Vân. Thái tử kế 
vị chính là ấu chúa A Đẩu mà Triệu Vân bọc trước ngực tả 
xung hữu đột phá trùng vây quân Tào cứu ra năm xưa. Khi 
đó Lưu Bị “quẳng con xuống đất, nói Vì mày, suýt nữa ta 
mất một viên đại tướng” (hồi 42) thì giờ đây giao con cho 
Thừa tướng, Lưu Bị còn dặn dò thêm Triệu Vân nữa. Lưu Bị 
năm xưa quăng con mà khiến cho Triệu Vân “dù gan óc lầy 
đất cũng không đủ báo đáp” thì giờ đây trao con lại “khiến 
cho Thừa tướng nguyện dốc lòng trung trinh đến chết mới 
thôi”. Đằng sau câu chuyện tình vua tôi, nghĩa quân thần 
cảm động lòng người, sự thú vị của tình tiết được trình bày 
hết sức chọn lọc, một độc giả tinh tường sẽ còn đọc thấy biết 
bao ý vị nhân sinh và dư ba trong tâm tư. Chính điều đó làm 
nên chiều sâu nội tâm, đường nét nhân cách cho các hình 
tượng nhân vật, gợi lên sự sâu thẳm của cuộc đời nhân thế. 
Lưu Bị vì sao mà trăng trối cùng Khổng Minh “Con trẫm 
nếu phò trợ được thì làm, nhược bằng nó bất tài thì khanh 
tự làm chủ nhân của Thành Đô vậy (người trích nhấn mạnh 
bằng in nghiêng)”? Còn Khổng Minh vì sao mà vừa nghe 
mấy lời đó đã “tay chân rụng rời, mồ hồi đổ khắp mình, 
khóc lạy”, “rập đầu đến chảy máu”? Mỹ nhân đẹp cho người 
yêu mình, kẻ sĩ chết cho người tri kỷ. Thuật hoài, ngôn chí 
suy cho cùng cũng chỉ là bút mực lời chữ. Muốn tỏ được 
lòng trung trinh, lập trường kiên định nhiều lúc phải máu 
nhuộm cờ đào, gan óc lầy đất, gói thân da ngựa mới thỏa 
nguyện cam lòng. 
Thế giới nhân vật Tam Quốc là thế giới của gồm cả 
những minh quân hiền tướng năng thần lẫn hôn quân bạo 
chúa nịnh thần tặc tử cho chí vô số những anh tài trên các 
phương diện chính trị ngoại giao quân sự. Trong đó hạng 
mưu sĩ thuyết khách sớm Sở tối Tần - một đặc sắc của thời 
đại được mô tả khá sinh động. Có sử gia liên hệ đến tình 
trạng tự do lưu thông nguồn nhân lực trong một số khu vực 
trên thế giới ngày nay. Người ta cũng chú ý đến ngoài lệ 
thường chúa chọn bề tôi còn có hiện tượng anh tài chọn 
minh chủ trong Tam Quốc. Ai cũng thấy Trần Cung chọn 
thờ Lã Bố là sai, nhưng cũng có người tiếc Khổng Minh 
không theo phò Tào Tháo. Có thể vào thuở tam cố thảo lư, 
Lượng chưa thấu được cái tài diễn điều nhân của Bị nhưng 
cái sáng suốt của kẻ “nắm được xu thế của lịch sử” chắc đã 
khiến cho kẻ sĩ này ngần ngại khi rời Ngọa Long Cương. 
Thế nhưng nếu Khổng Minh không ra khỏi lều tranh thì 
Tam Quốc ai biết rồng ngọa Nam Dương? Vậy mà ở đời 
nhiều khi chỉ vì nặng một lời nguyền, một lời thác gửi đinh 
ninh của đồng chí mà cam lòng dấn thân làm đấng-bậc giữa 
đời. Dù cũng có lúc biết sức không trì níu nổi cuộc cờ canh 
bạc hoặc biết rõ oan khốc sẽ đổ xuống giữa đầu. Nhưng bù 
lại, họ đã có thể “nhắm được mắt xuôi được tay”, tâm hồn 
chính nhân an nhiên cùng cây cỏ. Khổng Minh chắc chắn là 
một người như thế. 
Tác giả Tam Quốc diễn nghĩa tìm cách nhấn mạnh màu 
sắc nho gia và ý vị bi kịch trong hình tượng Khổng Minh. 
Quả đúng như nhận xét tinh tường của Hạ Chí Thanh: “Việc 
7Tam Quốc diễn nghĩa lấy nguyên đoạn lời Lưu Bị từ Gia Cát Lượng truyện 
- Thục Thư - Tam Quốc chí, chỉ thay đổi mấy chữ cuối cùng “Nhược kỳ bất 
tài, quân khả tự thủ” (Nếu con ta bất tài, khanh có thể tự mình tự làm chủ lấy) 
thành “Nhược kỳ bất tài, quân khả tự vi Thành Đô chi chủ”. Hàm ý đi từ chỗ 
mơ hồ (tự thủ - thay thế mà làm hoặc nói làm thay) chuyển sang rõ ràng xác 
định (tự là chủ nhân của kinh đô). Chả trách Khổng Minh nghe xong “tay chân 
rụng rời, mồ hôi đổ khắp mình, khóc lạy dưới đất”, đáp lời xong còn “rập đầu 
xuống đất đến chảy máu”. Xin nhớ là trong Gia Cát Lượng truyện (Tam Quốc 
chí) không có các chi tiết đó. Thế mới biết hàm súc trong văn chương đâu phải 
là số chữ, số lời. Và cái sự thực, ý vị nhân sinh mà tiểu thuyết diễn tả đâu phải 
là thứ mà ký tải lịch sử (chí/thư/lục gọi chung sử ký) phản ánh được. 
58
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(4) 4.2020
Khổng Minh nhận gánh vác cái trách nhiệm giúp rập Lưu 
Bị - người được xem là thừa kế hợp pháp chính thống dòng 
dõi nhà Hán phục hưng Hán triều tỏ rõ lập trường nho gia 
của ông” [7]. Vốn định tiêu dao ngày tháng giữa sơn lâm, 
Khổng Minh từng phất tay áo bỏ đi khi Từ Thứ muốn tiến 
cử ông ra giúp đời (hồi 36). Vậy mà cảm cái đức ân cần, 
ơn tri ngộ và tâm tư tha thiết của Hoàng thúc, Khổng Minh 
cuối cùng đã giã từ lều tranh Nam Dương. Cố tránh đường 
nhập thế phần lớn vì bản thân ông biết trước khó lòng xoay 
chuyển mệnh trời, mà rốt cuộc đành dấn thân cho sự nghiệp 
- ấy là phong độ của một kẻ sỹ biết rõ không thể làm mà 
gắng gỏi làm, cúc cung tận tụy tử nhi hậu dĩ - một lòng tận 
tụy cho sự nghiệp đến chết mới thôi. Không biết cho đến 
tận lúc quẩy lại gánh nặng non sông Thục Hán mà tiên chúa 
phó lại rồi trút hơi thở cuối cùng giữa đường hành quân thu 
phục Trung Nguyên, Khổng Minh có biết câu mà người bạn 
thời ẩn dật Nam Dương Tư Mã Huy nói khi Lưu Bị tìm đến 
Ngọa Long Cương năm xưa - “Khổng Minh tuy gặp chủ, 
nhưng không gặp thời, tiếc thay!” (Ngọa Long tuy đắc kỳ 
chủ, bất đắc kỳ thời, tích tai!) [4] hay không? Thành thử, 
đọc hết bộ Tam Quốc diễn nghĩa độc giả phục tài thần mưu 
diệu toán của quân sư Thục Quốc một phần mà càng cảm 
bội phần đức trung thứ, chí công vô tư, tinh thần hy sinh, xử 
thế nghĩa dũng, cuộc đời thanh bạch liêm khiết của vị Thừa 
tướng Thục Hán. Đỗ Phủ dường như cũng chung phần cảm 
nghĩ khi viết câu bất hủ “Xuất sư vị tiệp thân tiên tử/Trường 
sử anh hùng lệ mãn khâm” (Sự nghiệp chửa thành quân sư 
đã sớm mất/Mãi khiến bậc anh hùng tiếc thương lệ đầm 
vạt áo)8. Cùng với võ tướng Triệu Tử Long, quân sư Gia 
Cát Lượng là một nhân vật có lẽ giành được cảm tình trọn 
vẹn nhất của cả tác giả lẫn độc giả. Độc giả Tam Quốc diễn 
nghĩa thậm chí có quyền nghĩ tới việc cho đây là cặp nhân 
vật lý tưởng trong bộ tiểu thuyết trường thiên này9. 
Tạm kết - Nhân vật sinh thành giữa dòng tự sự 
Phân tích nhân vật Khổng Minh cho thấy những mối 
quan hệ nhất định giữa sử và văn. Nhà nghiên cứu phê bình 
cần ý thức rõ bản thân mình đang tiếp xúc với một Khổng 
Minh trong khu vực nào - lịch sử, huyền thoại truyền khẩu 
hay văn chương? Và dù cho trong thực tế giao thoa và ảnh 
hưởng giữa các khu vực đó không phải khi nào cũng phân 
tách được cho rõ ràng, nhưng điểm có thể thống nhất là giờ 
đây khi gọi lên một cái tên “Khổng Minh” thì điều đơn giản 
là ta đang nói đến một hình tượng nhân vật - kẻ sinh thành 
giữa những dạng thức tự sự quen gọi là sử ký, truyền miệng, 
viết vào truyện, diễn nên kịch, quay thành phim Đặt vấn 
đề “Gia Cát Khổng Minh - Từ chính sử đến tiểu thuyết” của 
bài viết này thực ra chỉ là kết quả của một ý thức như vậy [8].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thời Tân (2012), “Tào Tháo - Câu chuyện hình tượng tiểu thuyết và con 
người lịch sử”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 57(6), tr.3-8.
[2]【晋】陈寿 著【南朝宋】裴松之 注, “三國志” (卷三十五 蜀书
五-诸葛亮传第五),  
21/11/2009.
[3] B.L. Riftin (2002), Sử thi lịch sử và truyền thống văn học dân gian Trung Quốc 
(Bản dịch Phan Ngọc), Nxb Thuận Hoá - Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây. 
[4] 罗贯中 (1998), “三国演义”, 人民文学出版社.
[5]毛宗纲, “读三国志法”, https://wenku.baidu.com/view/9f78854bcf84b9d528
ea7a65.html, 21/1/2019.
[6] Lê Thời Tân (2011), “Lược sử sáng tác về đề tài Tam Quốc hay là một hình 
dung tự sự liên loại thể”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 27(4), 
tr.265-272.
[7] 夏志清 (2001), “中国古典小说史论”, 江西人民出版社.
[8] Lê Thời Tân (2010), “Đọc lại Quan Công”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc 
gia Hà Nội, 26(4), tr.246-259.
8Đỗ Phủ viết Thục tướng (Thừa tướng nhà Thục) vịnh Khổng Minh: Tam cố 
tần phiền thiên hạ kế, Lưỡng triều khai tế lão thần tâm. Xuất sư vị tiệp thân tiên 
tử, Trường sử anh hùng lệ mãn khâm. Tạm diễn nghĩa: Ba lần đến nhà tranh 
vời hỏi kế sách bình thiên hạ, Hai triều sáng nghiệp tấm lòng của lão thần. 
Sự nghiệp chửa thành quân sư đã sớm mất, Mãi khiến hậu thế anh hùng tiếc 
thương lệ đầm vạt áo. Bài thơ vịnh sử viết năm 760 khi loạn An Lộc Sơn chưa 
dứt. Bài thơ được xem là viết khi thăm Đền thờ Vũ Hầu ngoại thành Thành 
Đô. Chúng tôi cứ tự hỏi không biết thi tác này (lưu truyền phổ biến nhờ việc 
có mặt trong biên tuyển thơ Đường rất phổ biến và dễ tìm - Đường thi tam 
bách thủ) có ảnh hưởng gì đối với tác giả tiểu thuyết Tam Quốc? Câu hỏi nhỏ 
này dường như cũng đã động chạm đến mối quan hệ tinh tế giữa thơ ca - lịch 
sử - tiểu thuyết. 
9Triệu Vân trên thực tế đã trở thành tùy tướng của Khổng Minh. Khổng Minh 
trước sau giữ một mối cảm tình nồng hậu đối với viên tướng này. Trần thuật 
của tiểu thuyết cũng cho thấy Tử Long đáng gọi văn võ song toàn kiêm gồm 
trí dũng. Triệu cũng là một danh tướng đã để cho “nhân gian được thấy đầu 
bạc”, khác với phần đa những chiến tướng đã kết liễu đời mình ngoài cửa trận. 
Trong tiểu thuyết trần thuật về Triệu Vân và Gia Cát Lượng có thể nói dường 
như không có yếu tố gọi là “phúng dụ ngầm” (ironic). 

File đính kèm:

  • pdftu_tu_su_chinh_su_den_tieu_thuyet_dien_nghia_nhan_dien_hinh.pdf