Folklore và mô hình dung thông trong thi pháp tiểu thuyết của Chinghiz Aitmatov

TÓM TẮT

Folklore là nét đặc trưng trong tư duy và kết cấu của hầu hết tác phẩm Aitmatov.

Folklore tham gia vào toàn bộ cấu trúc tác phẩm tạo thành dạng cốt truyện đồng tâm,

không gian - thời gian tái sinh vô tận, nhân vật song trùng và tạo ra nhiều khả năng chủ

đề, mô hình dung thông trong thi pháp. Folklore trở thành bức bình phong để nhà văn thể

hiện thái độ tư tưởng chính trị một cách khôn ngoan, là một loại chất liệu đặc biệt để phản

ánh những vấn đề cấp bách trong đời sống xã hội Xô viết nửa sau thế kỷ XX, và những vấn

đề nhân sinh muôn thuở, tạo nên nội dung triết học đạo đức sâu sắc cho tác phẩm.

pdf13 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Folklore và mô hình dung thông trong thi pháp tiểu thuyết của Chinghiz Aitmatov, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ọc tác phẩm với nhiều cách khác nhau, 
nhưng dù theo mối liên hệ nào, trong cách 
tổ chức văn bản, nhà văn cũng luôn ngầm 
ẩn một quy ước: hệ thống nhân vật folklore 
là tọa độ gốc. 
Ở đây, chúng tôi tập trung tìm hiểu tác 
phẩm Đoạn đầu đài (ĐĐĐ), hệ thống nhân 
vật có thể được sơ đồ hóa như sau: 
88 
Sơ đồ nhân vật trong tác phẩm Đoạn 
đầu đài 
 Trong sơ đồ trên, chúng ta thấy 
không gian tác phẩm mở rộng từ đồng cỏ 
Moiuncumu rộng lớn đến cuộc sống tập thể 
hóa nông nghiệp ở một nông trang gần hồ 
Isuckul, và không gian Jerusalem trong 
huyền thoại Thánh kinh; thời gian tâm 
tưởng của nhân vật kéo dài đến gần 2000 
năm, và đặc biệt, tác giả đã xây dựng nhiều 
bộ ba nhân vật tương ứng về tính cách, số 
phận và chức năng như Apdi - Jesu - 
Boston; Grisan, Caldalov - Pilat, Kaipha - 
Corcobaev, Bazaibai; Ingar - Maria - 
Guliumcan; Vợ Pilat - Tursun. 
Apdi - Jesu - Boston đều là những con 
người biểu tượng cho điều thiện ở những 
thời đại khác nhau, họ đều nỗ lực đấu tranh 
với cái xấu cái ác, với kẻ thù, và họ đều 
phải bước lên đoạn đầu đài của mình. 
Grisan, Caldalov - Pilat, Kaipha - 
Corcobaev, Bazaibai: là những bộ ba nhân 
vật đối cực với những nhân vật chính diện, 
họ biểu tượng cho cái xấu, cái ác trong xã 
hội, ví như Grisan (chân thọt) được miêu tả 
như là kẻ chống Chúa; Caldalov là kẻ “tháo 
vát” suy thoái; Pilat độc ác và kiêu ngạo, 
Corcobaev lẻo mép, sách vở và ngu dốt; 
Bazarbai sâu rượu, vô liêm sỉ 
Ingar - Maria - Guliumcan: Hình tượng 
những nhân vật nữ mang vẻ đẹp của sự 
nâng đỡ và tái sinh điều thiện bằng “Nữ 
tính vĩnh hằng”. 
Vợ Pilat - Tursun: là những người vợ 
hiểu biết và can ngăn chồng mình làm điều 
ác, song họ đều thất bại. 
Những bộ ba nhân vật này không chỉ 
được xây dựng trong diện mạo và chức 
năng như nhau, mà đặc biệt hơn, nhân vật 
trong câu chuyện hiện tại còn mang đầy đủ 
hình mẫu, sống bằng những ám ảnh và đam 
mê của nhân vật folklore. Tiêu biểu nhất là 
trường hợp Jesu và Apdi: Apdi mang tất cả 
lý tưởng điều thiện và bi kịch thập giá của 
Jesu. Cuộc đời và số phận Apdi như là hậu 
sinh của Chúa Kito, sau 2000 năm, anh vẫn 
mang đầy đủ những phẩm tính và bi kịch 
ấy. Ngay tên anh, “cái tên lạ lùng theo kiểu 
Cựu ước”. Là con của một trợ tế, và học 
trong chủng viện, từ khi anh biết cuộc đời 
thì “Anh đã thầm gánh chịu nỗi đau khổ 
của người trên vai mình tới mức òa lên 
khóc nức nở khi đọc đến đoạn Giuda phản 
bội Người trong vườn Hepximania! (ĐĐĐ, 
tr. 89). Tính chất cộng thông ấy trở nên cực 
kỳ rõ nét khi Apdi và Chúa Jesu cùng sống 
89 
và chết trong một niềm thống khổ: lý tưởng 
và bi kịch. Biên giới không gian và thời 
gian được nhà văn chú ý, nhưng là sự chú ý 
trong ý thức mờ hóa, hoặc đồng nhất: trước 
ngày họ lên đoạn đầu đài của mình, đều là 
một ngày nóng nực, oi bức, ngột ngạt, 
“những đám mây giông đã trở nên dày đặc 
và xám xịt” (ĐĐĐ, tr. 165), và đều là 
Ngày thứ Sáu, ngày chân lý và điều thiện 
bị chôn vùi. Trong lúc Apdi đang chịu cơn 
đau đớn của nhục hình (bị bọn tìm kiếm 
anasa đánh đập dã man, và bị đẩy ra khỏi 
toa tàu đang chạy với tốc độ khủng khiếp), 
một mình giữa thảo nguyên mênh mông 
trong cơn mưa đêm xối xả, ý nghĩ của anh 
hướng về con người bị đưa lên núi Sọ: 
“Thưa thầy, con đây! Con phải làm gì để 
cứu được thầy?”. Chính những ý nghĩ đó, 
khả năng sống trong sự trải nghiệm cùng 
một cảm giác với Chúa Jesu, bị ngăn cách 
hàng ngàn năm lịch sử đó, nhà văn gọi là 
“tính tương đồng lịch sử” (ĐĐĐ, tr.203). 
Tại sao có sự trùng khít, sự tương ứng 
tuyệt diệu đó? Theo chúng tôi hiểu, đó là 
một vòng tuần hoàn của lịch sử, huyền 
thoại về Jesu đang tái sinh trong bi kịch 
của Apdi: bi kịch của cái thiện trong thời 
hiện đại. Họ là những con người bi kịch và 
sống trọn vẹn với bi kịch của mình bằng sự 
hòa nhập với tinh thần trong ký ức, trong 
cảm hứng đó, nhà văn khẳng định: “cái 
thiện và cái ác được truyền từ thế hệ này 
sang thế hệ khác trong sự vô cùng tận của 
ký ức, trong sự vô cùng tận của thời gian 
không gian” (ĐĐĐ, tr.203). 
Trong câu chuyện “Sáu người và người 
thứ bảy” Sandro chia sẻ thế giới tinh thần 
và chia sẻ cái chết với “kẻ thù giai cấp” thì 
cái chết của Apdi trên đồng cỏ Moiuncumu 
trong trận săn bắn sơn dương đẫm máu vì 
anh khước từ phủ nhận niềm tin vào Chúa 
và anh muốn chia sẻ niềm tin ấy với tất cả 
mọi người. Sandro tự tử như là hình ảnh 
một kiểu mẫu cho sự kết thúc của Boston: 
sau khi giết kẻ khiêu khích mình, Bazarbai, 
anh nhận thấy rằng trong mình cũng không 
còn nhân tính. Sandro giết người với lý do 
“chính đáng” là Guram là kẻ thù giai cấp 
và trong phần ba của tác phẩm, sau 60 năm 
nội chiến, Bazarbai vẫn tuyên bố Boston là 
“một kulăc”, “một kẻ chống lại chính 
quyền” (ĐĐĐ, tr.306), nhưng tình thế đã 
thay đổi, Boston đã nổ súng. Máu đã đổ từ 
ngày đầu của lịch sử Xô viết biểu tượng 
bằng việc giết người và tự tử của Sandro, 
và hôm nay chu kỳ bạo lực ấy đã trở thành 
một vòng tròn hoàn hảo: “máu đã đổ 
trong cơn xoáy lốc luẩn quẩn và một lần 
nữa anh làm đổ máu để trả thù cho máu đã 
đổ” (ĐĐĐ, tr.81). Điều này gợi ta nhớ đến 
nhan đề đầu tiên mà Aitmatov dự định đặt 
cho tác phẩm là Vòng luẩn quẩn (8) - 
những bi kịch đồng dạng như là sợi chỉ 
xuyên qua mọi thời đại và đi tới số phận 
mỗi con người. 
Tính chất bi kịch là đặc điểm chung 
của nhân vật trung tâm, khởi đi từ nhân vật 
folklore những bi kịch ấy được đúc rút, 
chiêm nghiệm và phóng chiếu theo những 
chiều kích khác nhau (Jesu bị hành hình và 
nỗi đau đớn của Apdi trên đồi Golgotha 
của mình, sự sụp đổ của Boston) thì đều 
hội tụ trong một mô hình có tính nhân quả, 
và con người hiện đại học được điều gì tự 
trong những mô hình ấy? Tính chất song 
trùng của nhân vật dựa trên cơ sở sự tương 
đồng và ý tưởng của nhà văn khi xây dựng 
những mô hình đồng dạng để bạn đọc có 
thể tìm ra những dụ ngôn trong câu chuyện 
quá khứ, để trả lời cho những vấn đề hiện 
đại đang được đặt ra. Điều này cũng được 
nhà nghiên cứu N. Potarov khẳng định: “ 
thể loại đa dạng, cứ đan quyện vào nhau rất 
sâu khiến ý tưởng này hòa nhập vào ý 
90 
tưởng khá, làm sáng chói lên một ý tưởng 
mới(9)”. Tính chất này gần như bao trùm 
các yếu tố thi pháp khác như không gian, 
thời gian, tính chất tương ứng về cốt truyện 
và chủ đề, trong hầu hết tiểu thuyết 
Aitmatov, song rõ nhất là ở thi pháp xây 
dựng nhân vật. 
3. KẾT LUẬN 
Kết cấu cốt truyện độc đáo, hòa quyện 
trong huyền thoại, tái huyền thoại và đặc 
biệt là dung chứa trong không thời gian 
vĩnh cửu, vô thủy vô chung là hành trình 
tái diễn muôn đời. Bằng folklore, văn học 
tự “giữ ấm” cho mình và lưu lại lịch sử đã 
bị đánh mất (lãng quên) của dân tộc, như 
huyết mạch con người vẫn âm thầm lưu 
chuyển trải qua bao thế hệ; và cũng chính 
folklore đã tạo ra dáng nét tuyệt mỹ, kiến 
trúc đa tầng trong thế giới nghệ thuật 
Aitmatov. Khởi đi từ những yếu tố, 
folklore đã trở thành phương thức tư duy, 
cách “giải hiện thực” độc đáo, đánh dấu sự 
trưởng thành và chín muồi trong tư tưởng 
cũng như phong cách sáng tạo của 
Chinghiz Aitmatov. Nhắc lại những câu 
chuyện, mà đặc biệt là những sai lầm trong 
quá khứ, nhà văn đã tìm ra lời giải đáp 
thông minh cho những vấn đề cấp bách 
trong đời sống xã hội thời kỳ Xô viết, và 
chúng ta hôm nay, đã học được điều gì từ 
Lịch sử? 
Chú thích: 
1 Mai Thị Thơm (2009). Hoa Nghiêm suối nguồn văn học Phật giáo thời Trần. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb 
Phương Đông, tr.185. 
2 Mai Thị Thơm (2009). Sđ d, tr.189. 
3 Đoàn Trung Còn (1995). Các tông phái đạo Phật. Huế: Nxb Thuận Hóa, tr.57. 
4 Quark là một hạt cơ bản sơ cấp, và là một thành phần cơ bản trong cấu tạo của vật chất. Các quark là 
những hạt cơ bản duy nhất trong mô hình chuẩn của vật lý hạt đều tham gia vào bốn tương tác cơ bản 
(điện từ, hấp dẫn, mạnh, và yếu). 
5 Nhiều tác giả (2004). Từ điển văn học (bộ mới). Hà Nội: Nxb Thế giới, tr.324. 
6 Bản ngã song trùng, hoặc những bộ ba nhân vật: Nó được gợi ý (hay gợi hứng) bởi những tấm gương, bởi 
mặt nước phẳng lặng hay những người sinh đôi, Cái song trùng (the double), như là “mẫu gốc” của 
nhân vật song trùng, đã tồn tại từ lâu trong các nền văn hóa nghệ thuật nhân loại. Đó là sự thể hiện các 
con vật, sự vật theo nguyên lí cặp đôi, thể hiện tính lưỡng diện, sự tồn tại song song không thể thiếu nhau 
của các đối cực Tôn giáo truyền thống thường quan niệm “linh hồn là bản trùng của chủ thể sống, có 
thể tách rời thể xác khi chủ thể chết, hoặc trong giấc mộng hoặc do một thao tác ma thuật, và có thể thác 
sinh vào chính thể xác đó hay vào một thể xác khác. Như vậy, hình ảnh con người tự hình dung về mình 
là một hình ảnh nhân đôi”, Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Sđd, 
tr. 826. 
 7 Trong Kinh thánh, phần Truyện các vua, Apdi là quan tổng quản, đã cứu với 100 tiên tri của Chúa (người 
Do Thái), thoát khỏi sự sát hại của Gie-sa-ben, [Các vua 18:4]. 
8 Ch Aitmatov, Cái giá là cuộc sống, (Vũ Hồng Hà dịch) 
tuc/p4/c18/n12635/Cai-gia-la-cuoc-song.html 09:55 | 17/09/2013. 
9 N. Potarov, Thế giới của con người và con người trong thế giới, in chung tác phẩm Và một ngày dài hơn 
thế kỷ, tr. V. 
91 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Aitmatov C. (Phạm Mạnh Hùng dịch, 1982), Con tàu trắng, Vĩnh biệt Gunxarư!, 
Con chó khoang chạy ven bờ biển,: Nxb Tác phẩm Mới, Hà Nội. 
2. Aitmatov C. (Lê Khánh Trường - Nguyễn Đức Dương dịch, 1986). Và một ngày dài 
hơn thế kỷ,: Nxb Trẻ, TP. HCM. 
3. Aitmatov C. (Vũ Việt dịch, 1989), Đoạn đầu đài, Nxb Tác phẩm Mới, Hà Nội. 
4. Fritjof Capra (Nguyễn Tường Bách dịch, 2001), Đạo của vật lý, Nxb Trẻ, TP. HCM. 
5. Đoàn Trung Còn (1995), Các tông phái đạo Phật, Nxb Thuận Hóa, Huế. 
6. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội. 
7. Mai Thị Thơm (2009), Hoa Nghiêm suối nguồn văn học Phật giáo thời Trần, 
Nxb Phương Đông, TP.HCM. 
* 
Ngày nhận bài: 27/10/2014 Biên tập xong: 01/3/2015 Duyệt đăng: 20/3/2015 

File đính kèm:

  • pdffolklore_va_mo_hinh_dung_thong_trong_thi_phap_tieu_thuyet_cu.pdf