"Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú" và truyện thơ Nôm "Hoa tiên ký" trong cái nhìn so sánh về mặt cốt truyện, bố cục, số câu, tên hồi

TÓM TẮT

Với sự đồng điệu về cảm xúc, Nguyễn Huy Tự đã phóng tác Ca bản Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú

thành truyện thơ Nôm Hoa tiên ký. Nhưng với lý tưởng thẩm mỹ, truyền thống văn học riêng, tác

giả truyện Hoa tiên ký đã để lại dấu ấn của sự sáng tạo trên nhiều phương diện từ thể loại đến xây

dựng nhân vật, phương thức tự sự Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu những thay đổi nhỏ về

mặt cốt tuyện, tình tiết, bố cục, số câu, tên hồi của Hoa Tiên ký so với Ca bản. Ở phương diện này

dù không thật sự thể hiện được hết tài năng của Nguyễn Huy Tự như ở các phương diện khác,

nhưng nó cũng góp phần khá quan trọng trong việc thể hiện ý tưởng nghệ thuật của tác giả cũng

như truyền thống văn học của dân tộc.

pdf8 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung "Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú" và truyện thơ Nôm "Hoa tiên ký" trong cái nhìn so sánh về mặt cốt truyện, bố cục, số câu, tên hồi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
biệt là những 
câu tả về cảnh giao chiến ở nơi sa trường. 
Hồi thứ 42 (Biệt sầm giải lương), số câu của 
CB là 22, của truyện HTK là 4 (giảm 82%). 
Đây là một trong những hồi mà Nguyễn Huy 
Tự lược nhiều nhất. Tác giả chỉ giữ tình tiết 
chính còn giảm 38 câu so với CB, đặc biệt là 
nhân vật Diêu Sinh cũng tỏ ra cứng cỏi hơn 
nhân vật Diêu Sinh ở CB. Chàng có kể lại 
tình cảnh của chàng Lương nhưng không 
khóc lóc đau đớn như Diêu Sinh trong CB. 
Hồi thứ 43 (Vân Hương báo chủ), số câu 
của CB là 92, của HTK là 22 (giảm 76%). Ở 
hồi này, Nguyễn Huy Tự chỉ giản lược cơ 
bản về số câu, còn tình tiết trong CB được 
ông giữ nguyên. 
Hồi thứ 44 (Văn nhi thân táng), số câu của 
CB là 24, của truyện HTK là 8 (giảm 65%). 
Hồi 44, Nguyễn Huy Tự vẫn giữ tình tiết chủ 
yếu của CB và giản lược về số câu so với 
CB, song thay đổi một chữ ở tên hồi (CB là 
“Văn nhi”, truyện HTK là “Văn Lương”). 
Hồi thứ 45 (Ngọc Khanh tư tiết), số câu của 
CB là 79, của HTK là 18 (giảm 76%). Hồi 
này, Nguyễn Huy Tự cũng giữ ý chính của 
CB nhưng tác giả giản lược số câu nói về lời 
khuyên của a hoàn với Ngọc Khanh, và 
những câu nói về “lẽ thường khi người phụ 
nữ chết chồng”. 
Hồi thứ 46 (Lương Sinh nghị kế), số câu của 
CB 34, của truyện HTK là 8 (giảm 77%). 
Trong hồi 46, ngoài việc chuyển ý và giản 
lược số câu so với CB, Nguyễn Huy Tự còn 
chuyển hai câu đầu ở hồi 47 lên thành hai câu 
cuối của hồi này. 
Hồi thứ 47 (Lưu phủ bức hôn), số câu của CB 
là 110 (không kể hai câu chuyển ý ở đầu hồi), 
số câu của truyện HTK là 32 (giảm 70%). 
Nguyễn Huy Tự trong hồi này vẫn giữ những 
tình tiết chính của CB, nhưng tác giả lược đi 
rất nhiều những câu kể quá chi tiết về Lam 
công tử. Hồi thứ 48 (Ngọc Khanh đầu giang), 
số câu của CB là 74, của truyện HTK là 18 
(giảm 75%). Ở hồi 48, Nguyễn Huy Tự “giữ ý 
chính như CB, lược nhiều chi tiết phụ”. 
Hồi thứ 49 (Đề học cứu vấn), số câu của CB 
là 80, của truyện HTK là 20 (giảm 75%). Hồi 
này, tình tiết của CB vẫn được Nguyễn Huy 
Tự giữ đầy đủ, nhưng những câu mà nhân vật 
Ngọc Khanh kể về hoàn cảnh của mình đã 
được tác giả truyện HTK lược về cơ bản. 
Hồi thứ 50 (Văn báo tầm thi), số câu của CB 
là 26, của HTK là 8 (giảm 69%). Hồi thứ 50 
của CB kể một cách chi tiết, tường tận sự việc 
xảy ra, còn ở truyện HTK, Nguyễn Huy Tự 
lược đi rất nhiều câu kể sự việc của CB, tác 
giả chỉ giữ nội dung chính. 
Hồi thứ 51 (Tiễn truyền cơ mật), số câu của 
CB là 46 (không kể hai câu chuyển ý ở đầu 
hồi), của HTK là 24 (giảm 48%). Hồi này, tác 
giả Nguyễn Huy Tự đã lược đi rất nhiều câu 
kể về việc Diêu Sinh trình báo quan Tổng 
trấn, xin binh, rồi thám thính tình hình quân 
rợ Hồ, hay làm lễ tế trời đất. Ông chỉ giữ lại 
những ý chính cần thiết của hồi. Ngoài ra tác 
giả truyện HTK còn đưa việc Lương Sinh 
nhận được tên thư của người em họ Diêu lên 
phần cuối của hồi này. 
Hồi thứ 52 (Tấu khải hồi triều), số câu của 
CB là 54, của truyện HTK là 6 (giảm 89%). 
Trong hồi thứ 52, Nguyễn Huy Tự đã giảm 
khá nhiều số câu so với CB. Ông chỉ giữ 
những tình tiết chính (như: Diêu, Dương, 
Lương cùng hợp lực tấn công quân Hồ; quân 
Hồ thất bại thảm hại; ba người lập biểu thắng 
trận rồi "chân nưng khải hoàn"), và giản lược 
đến tối đa những câu miêu tả trận chiến ở CB. 
Hồi thứ 53 (Dao Tiên văn hỉ), số câu của CB 
là 40 (không kể hai câu chuyển ý ở đầu hồi), 
số câu của truyện HTK là 6 (giảm 86%). Hồi 
này ở nguyên bản chữ Nôm, Nguyễn Huy Tự 
không đề tên hồi, ở bản phiên âm ra chữ quốc 
ngữ thì tên hồi giống CB. Về nội dung chính 
của hồi, tác giả truyện HTK cơ bản vẫn giữ 
nguyên như CB (đó là Dao Tiên nhận được 
tin mừng cha mình cũng như chàng Lương 
vẫn còn sống, đã chiến thắng giặc Hồ và đang 
trở về trong vinh quang). Tuy nhiên, tác giả 
đã lược đi rất nhiều những câu tả tâm trạng 
đau khổ của Dao Tiên trước khi nhận được tin 
báo của Vân Hương. 
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 35 - 41 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 40 
Hồi thứ 54 (Thánh chỉ giai phong), số câu của 
CB là 28, của truyện HTK là 10 (giảm 63%). 
Hồi 54, Nguyễn Huy Tự lược bỏ tình tiết so 
với CB. Nếu như CB ngoài việc nói về 
chuyện ba người Dương, Lương, Diêu được 
vua phong thưởng, còn thuật lại việc họ trên 
đường đi từ chiến trường trở về kinh đô đã 
bàn luận một số chuyện, trong đó có chuyện 
Diêu Sinh đã kể mình tình nguyện xin vua đi 
cứu Dương, Lương như thế nào, đồng thời tác 
giả CB cũng chỉ rõ thành đô mà họ trở về là 
Yên Kinh; thì trong truyện HTK, Nguyễn Huy 
Tự chỉ giữ tình tiết vua được tin và đã ban 
thưởng hậu hĩnh cho Lương, Dương, Diêu (họ 
đều được phong liệt hầu và con cháu đời sau 
được tập ấm). Hồi thứ 55 (Lưu cữu tố tình), 
số câu của CB là 24, số câu của truyện HTK 
là 22 (giảm 8%). Đây là hồi mà số câu của hai 
tác phẩm gần như tương đương nhau. Nguyễn 
Huy Tự chỉ thay đổi một chút về bố cục, đó là 
tác giả đưa việc Dương công đến khuyên 
Lương Sinh làm biểu tâu xin vua ban biển 
trinh tiết cho Ngọc Khanh từ đầu thứ 26 lên 
cuối hồi này. 
Hồi thứ 56 (Thánh chỉ vi môi), số câu của CB 
là 46, số câu của truyện HTK là 16 (giảm 
65%). Vì Nguyễn Huy Tự đã đưa tình tiết 
Dương công khuyên Lương Sinh xin vua 
phong biển trinh tiết cho Ngọc Khanh lên hồi 
55, nên hồi này ở truyện HTK chỉ còn sự kiện 
Dương công tâu với vua về gia cảnh của 
mình, và nhà vua đã đứng ra làm mối cho 
Lương Sinh và Dao Tiên. 
Hồi thứ 57 (Phụng chỉ nghinh thân), số câu 
của CB là 19, của truyện HTK là 14 (giảm 
27%). Hồi này, Nguyễn Huy Tự lược không 
nhiều (chỉ 5 câu). Tuy nhiên tác giả không nói 
cụ thể Lương Sinh đón người thân như ở CB, 
chỉ chú trọng nói về hôn lễ của Lương Sinh 
và Dao Tiên. Tên hồi, vì thế, đã được tác giả 
sửa một chữ so với CB (từ "nghinh thân" ở 
CB sang "nghinh hôn" ở truyện HTK). 
Hồi thứ 58 (Long gia tấu hôn), số câu của CB 
là 34, của truyện HTK là 30 (giảm 12%). 
Trong hồi này, Nguyễn Huy Tự giữ tình tiết 
như CB và lược ít. 
Hồi 59 (Dao Tiên khuyến thú), số câu của CB 
là 18, của truyện HTK là 10 (44%). Ở hồi này, 
Nguyễn Huy Tự giữ tình tiết chính của CB, 
nhưng tác giả lược bớt những câu Lương Sinh 
kể với Dao Tiên về tấm lòng chung thuỷ của 
Ngọc Khanh đối với mình. 
Hồi thứ 60 (Song phụng đoàn viên), số câu 
của CB là 56, của truyện HTK là khoảng trên 
30 (giảm khoảng 54%). Ở hồi cuối cùng này, 
Nguyễn Huy Tự giữ không khí đoàn viên đầy 
viên mãn của câu chuyện tình trong CB, 
nhưng ông có thay đổi một số chi tiết. Thứ 
nhất, Dương công, ở truyện HTK về trí sĩ 
cùng ngày Lương, Dương vinh quy. Thứ hai, 
Lương Sinh sau khi thành hôn đã cùng Diêu 
Sinh đưa vợ về Tràng Châu và Ngô Giang. 
Còn chi tiết cuối nói về nhà họ Lưu vì ở truyện 
HTK bị rách nên chúng tôi cũng không biết nó 
có giống với tình tiết của CB hay không. 
Như vậy qua sự thống kê so sánh và phần nào 
sự phân tích những nét tương đồng và khác 
biệt giữa CB và truyện HTK ở phương diện 
này, chúng tôi nhận thấy: 
Thứ nhất, về cốt truyện, bố cục, tên hồi hầu 
như Nguyễn Huy Tự không có thay đổi gì 
nhiều so với CB. Để phục vụ ý tưởng nghệ 
thuật và tư tưởng, tác giả chỉ thêm bớt một số 
tình tiết nhỏ, hoặc sửa một số từ trong tên hồi. 
Thứ hai, vì đặc trưng của thể loại là một mặt 
giữ vững cốt truyện, một mặt phát huy tối đa 
tính trữ tình, chất thơ của câu chuyện, nên 
Nguyễn Huy Tự đã gọt bớt khá nhiều dung 
lượng của tác phẩm vay mượn. Đặc biệt tính 
cô đọng hàm súc của lời thơ đã được ông thể 
hiện rõ nét. Mặc dù cũng có nhà nghiên cứu 
(như Đào Duy Anh) có cảm giác rằng có 
những chỗ Nguyễn Huy Tự giản lược quá 
khiến cho “nội tâm nhân vật hoá sơ sài”, 
nhưng nhìn chung, về cơ bản, Nguyễn Huy 
Tự đã làm tốt thao tác này. Người đọc khi tiếp 
cận tác phẩm vẫn cảm nhận được trọn vẹn câu 
chuyện tình yêu của tài tử giai nhân. Hơn thế 
nữa với những sáng tạo bất ngờ (như vận 
dụng ngôn ngữ dân tộc mình, văn hoá nước 
mình), Nguyễn Huy Tự đã cho thấy bản 
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 35 - 41 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 41 
lĩnh của nhà sáng tác, bản lĩnh dân tộc trong 
khi tiếp nhận nền văn hoá, văn học nước 
ngoài để sáng tác văn học, đồng thời mở ra 
một xu hướng chuyển thể đầu tiên cho những 
truyện Nôm bác học sau này được sáng tác 
dựa trên những tác phẩm văn học nước ngoài. 
Đó là giữ tình tiết chính, giản lược tình tiết 
phụ và tăng cường chất thơ cho tác phẩm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Lại Văn Hùng (2000), Dòng văn Nguyễn Huy 
ở Trường Lưu, Nxb Khoa học xã hội, H. 
[2]. Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú, Tĩnh Tịnh 
Trai bình đính, Thư viện Viện thông tin Khoa 
học xã hội, ký hiệu P.705 (Bản chụp của PGS 
Phạm Tú Châu). 
[3]. Nguyễn Huy Tự - Nguyễn Thiện (1961), 
Truyện Hoa tiên. Lại Ngọc Cang khảo đính và 
giới thiệu, Nxb Văn hóa, Viện Văn học, H.
SUMMARY 
TU TUONG ĐE BAT TAI TU TIEN CHU AND HOA TIEN KY IN COMPARISON OF 
PLOT, DISPOSITION, VERSES, ACT NAMES 
Ngo Thi Thanh Nga

College of Education – Thai Nguyen University 
Under the same feelings and emotions, Nguyen Huy Tu adapted Hoa tien ky from Tu tuong de bat tai 
tu tien chu (Ca ban). But with unique aesthetic ideal and literature tradition, the author of Hoa tien ky 
left a special impression of creativity in terms of many aspects, such as genre, character building, 
first-person narrative modeIn this article, we focus on studying the small changes of plot, details, 
disposition, verses, act names of Hoa tien ky in compared with Tu tuong de bat tai tu tien chu. 
Although these aspects did not show fully the talent of Nguyen Huy Tu like the others, they played 
an important role in expressing the author’s artistic ideal as well as the nation’s literature tradition. 
Keywords: Hoa tien ky - Nguyen Huy Tu - Tu tuong đe bat tai tu tien chu - Nom story – compare 
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 35 - 41 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 42 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_de_bat_tai_tu_tien_chu_va_truyen_tho_nom_hoa_tien_k.pdf