Tư duy huyền thoại hóa cổ mẫu nước và lửa trong một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Tóm tắt: Đối với văn xuôi, tiểu thuyết được xem thể loại chủ đạo, có ưu thế

trong việc phản ánh những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con

người. Nằm trong dòng chảy của văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểu thuyết

từ sau 1986 đảm đương sứ mệnh quan trọng là đổi mới tư duy thể loại. Tiếp

nhận từ lý thuyết phân tâm học của C. Jung, các nhà văn đã sử dụng cổ mẫu

như một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu để giúp cho người đọc tiếp cận

hiện thực thêm phần sinh động và mới mẻ. Đặc biệt, thông qua tư duy huyền

thoại hóa, các cổ mẫu hiện diện như những hình tượng nhân vật, những ký

hiệu nghệ thuật đa nghĩa. Ở bài viết này, chúng tôi nghiên cứu tư duy huyền

thoại hóa qua cổ mẫu nước và lửa trong một số tác phẩm tiểu thuyết Việt

Nam từ sau 1986.

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tư duy huyền thoại hóa cổ mẫu nước và lửa trong một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
g, nhưng khác nhau về phương thức: “lửa 
tượng trưng cho sự tẩy uế bằng sự thấu hiểu, bằng ánh sáng và chân lý, đạt đến trạng thái 
thông tuệ siêu việt nhất; còn nước tượng trưng cho sự thanh tẩy dục vọng, hướng tới dạng 
thức cao thượng nhất, đó là lòng nhân từ” [1, tr.548]. 
Trong tâm thức của người Việt, cùng với nước thì lửa cũng hiện hữu như một phần không 
thể thiếu của đời sống vật chất và tinh thần. Việc thờ ông táo cho thấy, người xưa rất coi 
trọng bếp núc, giữ ấm cho bếp chính là giữ hạnh phúc và sự may mắn cho gia đình. 
Kế thừa những giá trị biểu đạt từ truyền thống, cổ mẫu lửa xuất hiện trong các tác phẩm 
tiểu thuyết Việt Nam đương đại với tư cách là hình tượng nghệ thuật đa nghĩa và có đời 
sống tự thân vô cùng sinh động. Trước hết, lửa hiện diện trong các tác phẩm với ý nghĩa 
biểu đạt cho sự hủy diệt. Trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, mở đầu tác phẩm là cảnh 
TƯ DUY HUYỀN THOẠI HÓA CỔ MẪU NƯỚC VÀ LỬA... 51 
giàn thiêu như chảo lửa đỏ rực trên đảo Âm Hồn và 49 cung nữ trong những chiếc áo 
choàng màu đỏ tía. Qua các trang viết của Võ Thị Hảo, lửa hung bạo đến ghê rợn: “Lửa 
lập tức bùng lên. Những lưỡi đỏ khổng lồ thèm khát rần rật liếm giàn thiêu. Sạn đạo 
cũng bùng cháy như một con giao long khổng lồ quằn quại há cái miệng ngùn ngụt lửa 
đỏ mà nuốt trọn đảo Âm Hồn”. Kết thúc tác phẩm là khung cảnh giàn thiêu của mười 
năm sau đó, cũng tại đảo Âm Hồn, 29 cung nữ bị thiêu chết để linh hồn đi theo hầu hạ 
vua Lý Thần Tông. Ngọn lửa vẫn hung tàn và man dại, hủy diệt không thương tiếc 
những người cung nữ yếu đuối và xấu số kia: “Lửa lập tức bùng lên, nuốt chửng toàn 
thân người cung nữ đang quờ quạng tuyệt vọng trong lớp khói đen đặc”. Trong tiểu 
thuyết của Nguyễn Bình Phương, lửa sưởi ấm con người nhưng cũng có sức hủy diệt 
ghê gớm. Khi lửa quá nóng, nó đã đốt cháy nhà Hiền, giết chết bố Hiền trong Thoạt kỳ 
thủy. Nhưng khi lửa tàn thì nó ám ảnh con người ta tựa như một lời nguyền chết chóc 
của nhân vật Đông Điên trong Vào cõi “Lửa sắp tắt, nhà lão sẽ tối và lạnh đầu tiên. Nhớ 
bu bảo đấy, nhớ đấy!”. Trong Đức Phật, nàng Savitri và Tôi của Hồ Anh Thái, lửa là 
nỗi sợ kinh hoàng khi thiêu sống các bà vợ của vị tiểu vương, dẫu họ yêu chồng, muốn 
hầu hạ chồng nhưng họ không cam tâm hiến mình cho ngọn lửa hung bạo – “Lửa đã 
bùng lên riêng ở chỗ vương sàng. Đám đông ồ lên nức nở than khóc”. Savitri châm lửa 
đốt cháy nhà đạo sư để vạch trần, trừng phạt những tội ác mà ông đã gây ra “Lửa bắt 
đầu bén dần dà trên bàn thờ. Chỉ trong vài phút nữa nó sẽ lan khắp bàn thờ, thiêu cháy 
cả điện thờ”. Trong Tàn đen đốm đỏ của Phạm Ngọc Tiến, lửa thể hiện sức mạnh hủy 
diệt tàn khốc của chiến tranh. Lửa mang lại cho Vịnh sự hoảng loạn, đau đớn đến tận 
cùng. Người lính đào ngũ trở nên bất lực trước sự thiêu đốt tàn bạo của ngọn lửa chiến 
tranh, thiêu đốt mọi hy vọng được trở về, được thứ tha “Lửa từ đám mây phun ra tưới 
đẫm mặt đất. Gã cuống cuồng. Lửa ngụt bốn phía không còn đường nào chạy. Gã tấp 
mặt xuống đất. Đến cả đất cũng có lửa phun. Lửa chạy vào trong thân cây, cháy ngụt. 
Nóng quá. Rát quá. Chết mất, chắc chắn chết. Hang dơi ở đâu lại ngòm ngòm hiện ra. 
Cả nó nữa, cũng đầy một miệng lửa”. 
Lửa vốn gắn với nhiệt huyết và đam mê nên lửa còn biểu hiện cho khát vọng tình yêu và 
cả những dục vọng tầm thường. Trong Giàn thiêu, đó là ngọn lửa tình được nhen nhóm 
giữa Nhuệ Anh và Từ Lộ. Kể từ khi gặp gỡ và đính ước, Từ Lộ ngày đêm thương nhớ 
Nhuệ Anh đến quên ăn quên ngủ. Hình ảnh ngọn lửa, chiếc đèn lồng lấp lánh gương 
mặt mỹ nhân chiếm hết tâm trí Từ. Cho đến khi trở thành thiền sư, trong tâm hồn Từ 
Đạo Hạnh luôn thường trực những khát khao về cái đêm ân ái cũng Nhuệ Anh bên sông 
Gâm. Ngọn lửa ấy đã thiêu đốt trái tim vị thiền sư còn lưu luyến hạnh phúc trần tục: 
“Nhuệ Anh! Ta đã hại một đời nàng. Nhưng trong dằng dặc những năm lưu lạc của hai 
ta, có bao giờ nàng nhớ, cái ngọn lửa ái ân nàng đã nhen lên trong ta trên bến đá sông 
Gâm ? Ngọn lửa đó thiêu đốt ta”. Và ở hậu kiếp, một sư bà động Trầm già nua, khổ 
hạnh vẫn khiến nhà vua phải lưu luyến, bâng khuâng bởi những ân tình ngày cũ: “Ngọn 
lửa từ kiếp trước vẫn cháy trong tim chàng khiến chàng không thể rời xa ta”. Trong 
Ngồi của Nguyễn Bình Phương, chứng kiến đôi nam nữ làm tình dưới bóng cây bằng 
lăng giữa đêm tối, những khát khao về nhục cảm lại đốt cháy tâm hồn Khẩn, hành hạ 
Khẩn. Ngọn lửa ấy thiêu rụi trái tim Khẩn với nỗi nhớ về Kim và để lại một khoảng 
52 NGUYỄN THỊ ÁI THOA 
trống vô hình như tiếng vó ngựa vọng ra từ thân thể Khẩn “Ngựa đang nóng rực lên, 
bốn vó khét lẹt, đôi mắt tan chảy sóng sánh không phân biệt được tròng và đồng tử. 
Miệng ngựa há to, những luồng lửa cuồn cuộn phun ra giống như những đám mây xô 
dạt trong bão tố”. Cũng trong tác phẩm Ngồi, cuộc giao hoan giữa Nghĩa và Thúy trên 
chiếc xe đạp nước được bắt đầu bằng sự mơn trớn, ve vuốt khi bàn tay Nghĩa lần dò 
khám phá thân thể Thúy. Sự khát khao của người đàn bà cô đơn, hẫng hụt vì lâu ngày 
sống xa chồng khiến Thúy bất chấp tiết hạnh, tự cho phép mình buông lơi, đắm mình 
trong hoan lạc cùng gã đàn ông mới quen. Năm ngón tay của Nghĩa hóa thành năm 
ngọn lửa, đốt nóng thân thể và tâm hồn người đàn bà khát tình- “Năm ngọn lửa bắt đầu 
thiêu đốt ngực Thúy nhưng không làm Thúy đau. Lửa từ từ chuyển xuống phía dưới. 
Nhưng lửa đã bị chặn lại bằng một động tác khép chân đầy ý tứ”. 
Bên cạnh đó, lửa còn chứa đựng trong nó lòng hận thù và thói hờn ghen, đố kỵ. Trong 
Giàn thiêu, ngoài ngọn lửa tình thì trong trái tim của Từ Lộ còn hiện hữu một ngọn lửa 
khác, đó là ngọn lửa hận thù, ngọn lửa ấy đã dập tắt ngọn lửa tình vừa cháy đượm với 
Nhuệ Anh. Vì mối thù với Đại Điên, Từ Lộ đã từ bỏ hoài bão, tình yêu tuổi trẻ: “Nhưng 
trong lòng Từ Lộ đã lại cháy rần rật một ngọn lửa khác. Cái ngọn lửa đã giằng chàng ra 
khỏi kinh thành và hun đốt chàng chạy tới sông Gâm”. Dù yêu Từ tha thiết và sẵn sàng bỏ 
tất cả để theo Từ, nhưng Nhuệ Anh đã cay đắng nhận ra rằng, trong mắt của Từ không 
còn hình bóng của người yêu mà thay vào đó là ánh nhìn bị thiêu đốt bởi lòng thù hận: 
“Khi trong mắt chàng đỏ đọc ngọn lửa báo thù thuở chàng không còn là Từ Lộ, trong mắt 
chàng không có ta”. Bản thân Từ cũng nhận ra, ngọn lửa ấy có sức hủy diệt khủng khiếp 
thế nào, khi cả tiền kiếp và hậu kiếp Từ phải đi tìm những gì mình đánh mất trong vô 
vọng, trong đau khổ: “Ta đã trở thành một kẻ khác, suốt đời kiếm củi để nuôi những ngọn 
lửa không phải để cho cõi trần này. Ngọn lửa đó đã thiêu đốt cả đời ta”. 
So với cổ mẫu nước thì cổ mẫu lửa xuất hiện trong các tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam 
đương đại có phần khiêm tốn hơn, nhưng không vì vậy mà những giá trị biểu đạt ở lửa 
kém đi sự đa dạng. Việc song hành tồn tại cả hai hình tượng nước và lửa trong các tác 
phẩm văn học đương đại cho thấy sự tái sinh của các cổ mẫu từ huyền thoại, ấn tượng 
và sáng tạo hơn. 
3. KẾT LUẬN 
Có thể thấy, nước và lửa là hai hình tượng đầy ám ảnh trong tiểu thuyết Việt Nam 
đương đại, đảm nhận nhiều ý nghĩa và vai trò nhất định. Nó vừa hiện hữu trong đời 
sống thực, vừa chi phối đời sống tâm linh; vừa hữu hình, vừa vô hình; vừa biểu đạt 
nhiều ý nghĩa vừa gắn liền với các trạng thái vô thức của nhân vật. Vì thế, bên cạnh 
những ý nghĩa kế thừa từ huyền thoại trong quá khứ, cổ mẫu lửa và nước còn thể hiện 
những giá trị tự thân và lan tỏa sức sống mãnh liệt của riêng mình. Thông qua tư duy 
huyền thoại hóa, các cổ mẫu nước và lửa đã gợi lên cả trường liên tưởng, tham gia vào 
quá trình thúc đẩy sự phát triển của tuyến truyện và tạo nên tính hình tượng mới mẻ, 
đầy cuốn hút cho các tác phẩm. Sử dụng cổ mẫu, các tác phẩm đi vào khai thác đời sống 
tâm linh và nỗ lực khám phá, phát hiện các năng lực bí ẩn cũng như những biểu hiện 
của nó. Việc vận dụng các cổ mẫu với những ý nghĩa phổ quát vốn tồn tại trong tiềm 
TƯ DUY HUYỀN THOẠI HÓA CỔ MẪU NƯỚC VÀ LỬA... 53 
thức của nhân loại, trong tâm thức cộng đồng là một trong những lối đi riêng của các 
nhà văn trên con đường sáng tạo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Chevalier, J. (2002). Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Phạm Vĩnh Cư dịch, NXB Đà 
Nẵng, Đà Nẵng. 
[2] Jung, C.G. (1981). The Archetypes and The Collective Unconscious (Collected Works 
of C.G. Jung Vol.9 Part 1), R.F.C. Hull translate, Bollingen Series XX, Princeton. 
[3] Nguyễn Quang Huy (2014). Đọc “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo – người chơi với lửa, 
Hao-choi-voi-nguoi-choi-lua.html, truy cập ngày 17/8/2018. 
[4] Lưu Hồng Khanh (2006). Tâm lý học chuyên sâu ý thức và những tầng sâu vô thức, 
NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 
[5] Thụy Khuê (2017). Phê bình văn học thế kỷ XX, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 
[6] Lotman, IU.M. (2015). Kí hiệu học văn hóa, (người dịch: Lã Nguyên – Đỗ Hải Phong– 
Trần Đình Sử), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[7] Nhiều tác giả (2004). Từ điển văn học (bộ mới), NXB Thế giới, thành phố Hồ Chí 
Minh. 
[8] Nhiều tác giả (2007). Huyền thoại và văn học, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ 
Chí Minh. 
[9] Đỗ Lai Thúy (chủ biên) (2000). Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, NXB Văn hóa 
Thông tin, Hà Nội. 
Title: THE ESSENCE OF MYSTIFICATION OF WATER AND FIRE ARCHETYPE IN 
SOME VIETNAMESE NOVELS SINCE 1986 
Abstract: For prose, novels are considered the dominant genre, which take advantage of 
reflecting the fundamental issues of social life and human destiny. In the flow of contemporary 
Vietnamese prose, the novels after 1986, undertook an important mission of renewing novel 
thought. From C.Jung’s psychoanalytic theory, archetypes have been used as an effective 
means of art to help readers access more vivid and fresh realities. Especial, from the essence of 
mystification, the archetypesare presented as the characters, the symbolic arts of multiple 
meanings thoughout the works. In this article, we research the essence of mystification of water 
and fire archetype in some Vietnamese novels since 1986. 
Keywords: The essence of mystification, Vietnamese novels, archetype. 

File đính kèm:

  • pdftu_duy_huyen_thoai_hoa_co_mau_nuoc_va_lua_trong_mot_so_tieu.pdf