Tiếp biến văn hóa Công giáo - Nhìn từ góc độ âm nhạc nhà thờ

Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục: “Tháng 3 năm Nguyên Hòa

thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tông, có người Tây Dương tên I Ne Khu đến truyền

đạo Gia Tô ở làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ,

huyện Giao Thủy”.(1) Đây là một trong những cứ liệu sớm nhất cho thấy sự hiện

diện của tín đồ Cơ Đốc trên đất nước ta. Song, thời kỳ này chưa thể xuất hiện âm

nhạc nhà thờ cùng với những nhà truyền giáo hoạt động trên địa bàn tự do. Chưa

kể, từ năm 1630, việc truyền bá Phúc âm bị coi là vi phạm pháp luật. Theo nghiên

cứu của các tác giả Tô Vũ, Thụy Loan, Chí Vũ: “khi những người truyền đạo vào

Việt Nam cho tới lúc thực dân Pháp gây hấn ở bán đảo Sơn Trà (Đã Nẵng), tôn

giáo cũng như âm nhạc vẫn chưa thực sự có ảnh hưởng mạnh mẽ ở nước ta”.(2) Còn

theo tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn, từ cuối thế kỷ XIX, “âm nhạc

phương Tây chỉ phổ biến trong các nhà thờ”.(3) Trương Đình Cử trong bài “Bàn về

sự phát triển của nền Tân nhạc Việt Nam” cũng viết: “Tân nhạc Việt Nam thực sự

ra đời vào khoảng 1928 - 1929 Trước đó, các giáo sĩ cũng đã phổ biến Tân nhạc

qua các nhà thờ”.(4) Như vậy, âm nhạc Công giáo chỉ thực sự du nhập vào nước ta

sau khi có sự hậu thuẫn của một thiết chế tôn giáo quan trọng đi kèm, đó chính là

nhà thờ.(5)

pdf9 trang | Chuyên mục: Nghệ Thuật Biểu Diễn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tiếp biến văn hóa Công giáo - Nhìn từ góc độ âm nhạc nhà thờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 Sự ảnh 
hưởng của âm nhạc nhà thờ không chỉ giới hạn trong phạm vi nhà thờ mà còn trở 
thành nhân tố tiềm ẩn bên trong di sản âm nhạc đồ sộ của âm nhạc phương Tây. 
Ngay cả nhiều tác phẩm kinh điển được coi là mẫu mực, được đưa vào giảng dạy 
trong các nhạc viện cũng có “một bộ phận không nhỏ” thuộc âm nhạc nhà thờ mà 
bằng nhiều con đường lắt léo gián tiếp đi vào đời sống âm nhạc. Bởi vậy, âm nhạc 
nhà thờ từ lâu đã thoát khỏi không gian nghi lễ của nhà thờ, phổ biến ngoài dân 
gian, đồng thời, với sự phát triển tương ứng từ phía cộng đồng phi Công giáo lại 
71Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
tiếp tục sáng tạo nên những loại hình âm nhạc thế tục lấy đề tài tôn giáo. Nếu xét ở 
góc độ ngôn ngữ âm nhạc, sự ảnh hưởng của âm nhạc nhà thờ sâu, rộng hơn phạm 
vi một cộng đồng luân lý. Nó len lỏi vào thị hiếu thẩm mỹ, cộng hưởng với bối 
cảnh văn hóa trở thành một thành tố quan trọng trong cơ tầng văn hóa âm nhạc. 
Mặc dù nhạc viện không phải cơ sở đào tạo âm nhạc nhà thờ, nhưng vì phỏng 
theo mô hình đào tạo âm nhạc phương Tây thông qua việc bảo tồn, duy trì di sản 
âm nhạc kinh điển mà âm nhạc nhà thờ là một bộ phận không thể thiếu. Các bộ 
môn Hòa thanh, Phức điệu nghiêm khắc đều có sự gắn kết tự nhiên với âm nhạc 
nhà thờ. Hai vị đại diện tiêu biểu của trào lưu âm nhạc Baroque là Bach, Handel 
đều dành sự nghiệp cho việc tôn vinh những giá trị văn hóa Công giáo. Riêng đối 
với Bach, ông dành trọn cả đời cho âm nhạc nhà thờ, đệm đàn ở các nhà thờ St 
Boniface, Arnstadt, nhà thờ St Blasius, Muhlhausen, nhà thờ St Thomas, Leipzig, 
Đức, từng đảm nhận chức giám đốc âm nhạc ba nhà thờ St Nikolai, St Pauline, nhà 
thờ Đại học Leipzig suốt 27 năm và sáng tác nên những tuyệt phẩm bất hủ, như 
Toccata, Cantata, Passion, Oratorio để phụng sự Thiên Chúa. 
Cơ Đốc giáo vốn xuất phát từ châu Á và truyền vào nước ta qua đường châu 
Âu, bởi vậy, những nhà truyền giáo châu Âu đã mang theo văn hóa của họ, cũng 
giống như đạo Phật, xuất phát từ Ấn Độ đến nước ta qua Trung Quốc. Các kênh 
thừa tiếp đã ảnh hưởng không nhỏ đến cách thức tiếp biến văn hóa. Vì thế, theo 
dấu các nhà truyền giáo châu Âu, âm nhạc nhà thờ theo phong cách châu Âu đã 
được cấy lên trên mảnh đất văn hóa nước ta. Đến lượt văn hóa Việt Nam lại tiếp tục 
tác động theo hướng bản địa hóa. Bởi vậy, âm nhạc nhà thờ châu Âu trải dài suốt 
thời kỳ Trung cổ phổ biến hình thức âm nhạc nhiều bè, hợp xướng, phong cách 
phức điệu từ nghiêm khắc đến tự do, thịnh hành với các thể loại Oratorio, Cantata, 
Motet, Mass, Passion sau khi vào Việt Nam, người dân quen với các làn điệu 
dân ca truyền thống, hát lý, giao duyên, hò, vè... với loại hình âm nhạc một bè, 
hát với lời ca, nên bộ phận âm nhạc nhà thờ tồn tại trong khu vực được quy hoạch 
của cộng đồng luân lý cũng từng bước chuyển hướng sang âm nhạc chủ điệu, một 
bè, phù hợp với thẩm mỹ văn hóa truyền thống. Có lẽ, bộ phận vẫn duy trì được 
công năng nhất định, đó là nhạc đàn. Trước đó, nhạc đàn và nhạc hát của chúng ta 
chưa thực sự gặp gỡ nhau, ngoại trừ các loại hình nghệ thuật tổng hợp, như Tuồng, 
Chèo, Cải lương, Bả trạo, Hát bóng rỗi hay thính phòng như Ca trù, Ca Huế, Tài 
tử thông qua việc tiếp xúc âm nhạc phương Tây với nhiều hình thức phong phú, 
đa dạng, loại hình ca hát có nhạc đệm đã trở nên phổ biến. 
Âm nhạc Công giáo góp phần bổ sung thêm cho nền âm nhạc đất nước một 
hình thái mới, cùng với dòng âm nhạc truyền thống, dân gian. Có thể nói, quá trình 
du nhập đạo Công giáo đã mở đầu cho một tiến trình kéo dài dai dẳng cùng với xu 
hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa vào thời kỳ Pháp thuộc. Trong thời kỳ toàn cầu 
hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới, Công giáo có những ảnh hưởng trên phạm vi 
72 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
toàn cầu. Bởi đây là tôn giáo duy nhất có “Nhà nước trung tâm” (Vatican). Công 
giáo đã để lại trên thực thể của mình nền văn hóa châu Âu, sau khi vào nước ta, nó 
tiếp tục chịu sự biến đổi từ quá trình bản địa hóa. Lịch sử từng ghi nhận, “từ năm 
1933, Đại chủng viện Xuân Bích mở cửa ở Hà Nội với mục đích chung tay góp 
sức đào tạo linh mục cho Giáo hội Việt Nam. Một trong những chủ trương độc đáo 
của Hội, đó là tinh thần hội nhập văn hóa Các Cha đi tiên phong trong việc sử 
dụng tiếng Việt Nam trong giảng dạy, với cách sống hòa đồng với mọi người.”(14) 
Trước đó, nhiều họa sĩ nổi tiếng của ngôi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương 
đã áp dụng ngôn ngữ hội họa truyền thống, như tranh sơn mài với hình ảnh, nhân vật 
mang đậm nét văn hóa Việt Nam vào tác phẩm Công giáo, điển hình như Lê Phổ, Lê 
Văn Đệ, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tiến Chung, Hoàng Tích Chù, Tạ Tỵ Như thế 
để thấy rằng, Công giáo song hành cùng tiến trình phương Tây hóa và trải dài qua 
bao thế kỷ, nó vẫn như một xu hướng lũy tiến liên tục những khía cạnh khác nhau 
về một nền văn hóa vốn có nhiều điểm chưa tương thích với cấu trúc văn hóa dân 
tộc. Cho đến hiện tại, văn hóa Công giáo dường như vẫn nằm ngoài truyền thống. 
Bởi vậy, Tân nhạc có tuổi đời cả trăm năm mà vẫn mang tiếng là mới, thậm chí di 
sản âm nhạc Cổ điển phương Tây còn xuất hiện trước cả nhiều loại hình âm nhạc 
cổ truyền xét về tư cách lịch sử, như nhạc Tài tử, sân khấu Cải lương, nghệ thuật 
tổng hợp Hát bóng rỗi cùng hàng loạt loại hình nghệ thuật nảy sinh trên vùng đất 
phương Nam với lịch sử trên 300 năm. Xét về mặt cảm quan và tâm lý tập thể, âm 
nhạc phương Tây tiếp biến suốt hơn 100 năm qua đang bước tiếp qua những thay 
đổi, ảnh hưởng theo đường hướng di chuyển sâu hơn vào thành trì văn hóa dân tộc. 
 L H Đ
CHÚ THÍCH
(1) https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_gi%C3%A1o_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t Nam.
(2) 
tiep-bien-39453.
(3) 
(4)	 Trương	Đình	Cử,	“Bàn	về	sự	phát	triển	của	nền	Tân	nhạc	Việt	Nam”,	Tạp	chí	Bách khoa	số	
73	(ngày	15	tháng	1	năm	1960),	tr.	91.
(5)	 Xét	về	tư	cách	lịch	sử,	âm	nhạc	nhà	thờ	xuất	hiện	muộn	hơn	người	bà	con	có	họ	hàng	gần	
là	hội	họa.	Theo	những	bức	vẽ	mà	họa	sĩ	Lê	Hiếu	giới	thiệu	trong	cuốn	Mỹ thuật Công giáo 
Việt Nam - Theo dòng thời gian,	Nxb	Đồng	Nai	xuất	bản	năm	2014,	suốt	thời	gian	truyền	
giáo	từ	1840	-	1885	đã	có	nhiều	tác	phẩm	hội	họa	ra	đời	phản	ánh	con	đường	gian	truân	
của	Công	giáo	trong	quá	trình	di	chuyển	vào	nền	văn	hóa	nước	ta.
(6)	 Hội	đồng	Giám	mục	Việt	Nam,	Ủy	ban	Giám	mục	về	nghệ	thuật	thánh,	Dựng xây từ những 
viên đá sống động,	Nxb	Tôn	giáo,	Hà	Nội,	2006,	tr.	101.
(7)	 Nhà	thờ	đầu	tiên	trên	đất	nước	ta	là	Faifo	xây	dựng	ở	Đà	Nẵng,	năm	1675.	Ngôi	nhà	thờ	
tạm	này	được	dựng	bằng	gỗ	trong	ba	ngày,	tiếp	đó,	khu	vực	Đàng	Trong	có	thêm	khoảng	
300	nhà	thờ	với	70.000	tín	hữu.	Theo	mô	tả	của	Charles	Maybon	dẫn	qua	cuốn	Nước Đại 
73Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa từ 1847-1885	(Nxb	Tri	thức,	Hà	Nội,	năm	2014,	tr.	67):	
“người	Pháp	có	một	ngôi	nhà,	nhưng	chúng	tôi	không	thể	phân	biệt	đó	là	nhằm	việc	thương	
mại	hay	có	mục	đích	truyền	giáo”.	Những	nhà	thờ	này	hình	thành	từ	nhu	cầu	truyền	giáo	tại	
chỗ	mang	tính	chất	tạm	hơn	là	vươn	tới	chuẩn	mực,	quy	phạm,	quy	mô	về	kiến	trúc	nhằm	
phục	vụ	nhu	cầu	cử	hành	nghi	lễ	Phụng	vụ	cho	phép	có	sự	tham	gia	của	hoạt	động	âm	nhạc.	
(8)	 Tất	nhiên,	tính	chất	“cửa	ngõ’	của	những	thành	phố	trên	tự	thân	đã	đem	đến	cơ	hội	tiếp	xúc,	
giao	lưu	văn	hóa.	
(9) Dựng xây từ những viên đá sống động,	Sđd,	tr.	160.
(10) Bàn về Thánh nhạc,	Sđd,	tr.	119.
(11) Bàn về Thánh nhạc,	Sđd,	tr.	85.
(12) Bàn về Thánh nhạc,	Sđd,	tr.	118.
(13) 
(14) Mỹ thuật Công giáo Việt Nam - Theo dòng thời gian,	Nxb	Đồng	Nai,	tr.	31-32.
TÓM TẮT
Nhà	thờ	là	một	trong	những	thiết	chế	văn	hóa	đóng	vai	trò	trung	tâm	trong	đời	sống	văn	
hóa	Công	giáo.	Đây	không	chỉ	là	nơi	diễn	ra	các	hoạt	động	nghi	lễ,	sinh	hoạt	tôn	giáo,	mà	còn	
cung	cấp	cơ	sở	vật	chất	cho	nhiều	hoạt	động	liên	quan	đến	âm	nhạc.	Bài	viết	đề	cập	quá	trình	
tiếp	biến	văn	hóa	Công	giáo	nhìn	từ	góc	độ	âm	nhạc	nhà	thờ	trên	3	phương	diện:	Nhà	thờ	-	
Vùng	văn	hóa	âm	nhạc	Công	giáo;	Đại	phong	cầm	-	Cây	đàn	biểu	trưng	của	âm	nhạc	nhà	thờ;	
và	Ma	sœur	-	Người	truyền	bá	âm	nhạc.
Bằng	con	đường	đi	vào	nhà	thờ,	âm	nhạc	phương	Tây	đã	du	nhập	vào	Việt	Nam,	rồi	hình	
thành	nên	nhiều	hướng	đi	khác	trên	đường	hướng	thích	nghi,	hội	nhập	văn	hóa.	Xét	từ	góc	độ	
tiếp	biến	văn	hóa,	âm	nhạc	nhà	thờ	từ	lâu	đã	thoát	khỏi	không	gian	nghi	lễ	của	nhà	thờ,	phổ	biến	
ngoài	dân	gian,	đồng	thời,	với	sự	phát	triển	tương	ứng	từ	phía	cộng	đồng	phi	Công	giáo	lại	tiếp	
tục	sáng	tạo	nên	những	loại	hình	âm	nhạc	thế	tục	lấy	đề	tài	tôn	giáo.	Nếu	xét	ở	góc	độ	ngôn	ngữ	
âm	nhạc,	sự	ảnh	hưởng	của	âm	nhạc	nhà	thờ	sâu	rộng	hơn	phạm	vi	một	cồng	đồng	luân	lý.	Nó	
len	lỏi	vào	thị	hiếu	thẩm	mỹ,	cộng	hưởng	với	bối	cảnh	văn	hóa	trở	thành	một	thành	tố	quan	trọng	
trong	đời	sống	âm	nhạc	Việt	Nam.
ABSTRACT
CATHOLIC ACCULTURATION VIEWED FROM THE ASPECTS OF CHURCH MUSIC
Catholic	Church	is	one	of	the	cultural	institutions	playing	the	central	role	in	Catholic	cultural	
life.	This	 is	not	only	 the	place	where	ceremonial	and	 religious	activities	 take	place,	but	 it	also	
provides	 facilities	 for	 a	 variety	 of	 musical	 activities.	 The	 article	 addresses	 the	 acculturation	
process	viewed	from	the	aspects	of	Catholic	liturgical	music:	the	Church	–	the	cultural	domain	of	
church	music,	pipe	organ	–	the	symbol	of	church	music,	and	Catholic	nuns	–	the	music	spreaders.
Western	music,	 through	 the	church,	was	 introduced	 into	Vietnam,	and	 then	 it	produced	
various	 types	 of	 music	 on	 route	 to	 cultural	 adaptation	 and	 integration.	 Viewed	 from	 cultural	
acculturation,	church	music	has	 long	been	free	from	the	ritual	space	of	 the	church	to	become	
common,	and	at	 the	same	 time,	secular	music	with	 religious	 themes	continued	 to	be	created	
by	the	non-Catholic	community.	In	terms	of	musical	language,	the	influence	of	church	music	is	
more	extensive	than	that	of	a	moral	community.	It	penetrated	into	aesthetic	tastes	to	become	an	
important	element	of	musical	life	in	Vietnam.

File đính kèm:

  • pdftiep_bien_van_hoa_cong_giao_nhin_tu_goc_do_am_nhac_nha_tho.pdf