Một số biện pháp đưa hát ru Khmer Nam Bộ vào các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà Vinh

Abstract: Khmer possess a wealth of lullabies rich in content and diversified in art performing.

Currently, protection, preservation and development of Khmer lullabies has become a crucial task.

The introduction of Khmer lullabies into school activities does not only contribute to the

affirmation of the musical values in Khmer folk music treasures but also preserves and fosters

cultural value of Khmer in our national art. The article proposes some measures to introduce Khmer

lullabies into main courses at ethnic minority boarding schools in Tra Vinh Province

pdf6 trang | Chuyên mục: Nghệ Thuật Biểu Diễn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Một số biện pháp đưa hát ru Khmer Nam Bộ vào các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ng, cũng như đời sống 
tinh thần của người dân. Các bài hát được chọn phải 
mang tính thẩm mĩ tích cực, có giá trị giáo dục nhân cách, 
đạo đức, đáp ứng được nội dung, mục tiêu giáo dục. 
2.3.2. Tổ chức các hoạt động đưa hát ru Khmer vào các 
trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà Vinh 
* Thành lập các Câu lạc bộ hát ru Khmer: 
Thành lập các câu lạc bộ âm nhạc trong nhà trường 
nói chung, Câu lạc bộ hát ru Khmer trong các trường phổ 
thông dân tộc nội trú ở Trà Vinh nói riêng nhằm hướng 
đến sự phát triển và giữ gìn những bản sắc văn hoá dân 
tộc qua âm nhạc dân gian. Hình thức này nếu được tổ 
chức trong các trường phổ thông dân tộc nội trú thì sẽ 
được duy trì, hoạt động tốt bởi truyền thống yêu ca hát, 
tập quán sinh hoạt cộng đồng, vui chơi của người Khmer. 
Để có một Câu lạc bộ hát ru Khmer hoạt động có hiệu 
quả thì những vấn đề sau cần phải thực hiện nghiêm túc: 
- Câu lạc bộ không chỉ tập hợp những HS Khmer có 
năng khiếu và yêu thích ca hát, biểu diễn âm nhạc, trong 
đó chủ yếu là HS cuối cấp, mà còn phải hướng đến sự 
thưởng thức, khơi dậy sự ủng hộ, yêu thích của tất cả HS 
mọi lứa tuổi, nhất là HS các dân tộc khác. 
- Ngoài GV âm nhạc, GV giảng dạy môn Tiếng 
Khmer, GV người Khmer đóng vai trò chủ chốt trong 
Câu lạc bộ thì cần tăng cường huy động sự tham gia 
thưởng thức, diễn xướng của tất cả các GV trong trường. 
- Các câu lạc bộ hát ru Khmer cần phải xây dựng kế 
hoạch hoạt động thường kì và nội quy hoạt động cụ thể. 
- Các câu lạc bộ hát ru Khmer cần trang bị những điều 
kiện cần thiết về cơ sở vật chất, phương tiện như phòng, 
nhạc cụ, sách, băng đĩa nhạc,... cho việc tổ chức diễn 
xướng hát ru Khmer. 
- Các bài hát ru Khmer nên được lựa chọn theo chủ 
đề, địa phương,... và được các Câu lạc bộ tổ chức thực 
hiện thông qua những hoạt động cụ thể, đa dạng. 
- Đa dạng hóa các hình thức biểu diễn: biểu diễn tại 
câu lạc bộ cho các thành viên thêm tự tin, mạnh dạn, sau 
đó tổ chức biểu diễn trước toàn trường trong sinh hoạt tập 
thể hoặc ngày lễ, hoặc tổ chức giao lưu chức giao lưu với 
các trường khác trong khu vực. Đây là điều kiện tốt để 
tham khảo, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nếu có điều kiện. 
* Tổ chức thi, biểu diễn hát ru Khmer cho HS: 
Trong các chương trình ngoại khóa tại trường, hoạt 
động âm nhạc là một phần luôn được chú trọng và đầu tư 
kĩ lưỡng. Việc đưa hát ru vào hoạt động âm nhạc ngoại 
khóa vào những dịp này là cơ hội tốt và đem lại hiệu quả 
thiết thực. Thông qua hoạt động này, các GV và HS có dịp 
thưởng thức, đánh giá về thành quả quá trình học tập; đồng 
thời, khơi gợi niềm đam mê, hứng thú với những bài hát 
ru Khmer cho HS, GV và cộng đồng. Việc tổ chức thi, 
biểu diễn hát ru Khmer cho HS ở các trường phổ thông 
dân tộc nội trú có thể tổ chức thành các hoạt động sau: 
- Tăng cường đưa các tiết mục hát ru vào các hoạt động 
biểu diễn văn nghệ của trường, ngành. Biểu diễn văn nghệ 
là một trong những hoạt động thường xuyên được HS rất 
yêu thích và nhiệt tình tham gia. Hoạt động này giúp HS 
rèn luyện tính tự lập, phát huy tính tích cực, năng lực hoạt 
động nhóm, sinh hoạt ngoại khóa trong các ngày lễ, hay 
những dịp giao lưu văn nghệ, thi đua giữa các lớp, tổ, 
nhóm. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ Khmer, với các 
tiết mục hát ru Khmer, nhiều HS sẽ được tạo sân chơi vô 
cùng bổ ích và lí thú, có cơ hội bộc lộ năng khiếu, được 
giáo dục thẩm mĩ, nhân cách một cách hiệu quả. 
- Theo thường lệ, các cuộc thi được tổ chức tại trường 
phổ thông dân tộc nội trú ở Trà Vinh đều theo chủ điểm 
là vào các ngày lễ, ngày kỉ niệm. Để thực hiện tốt hình 
thức này thì ban tổ chức cần phải có kế hoạch cụ thể để 
GV chủ nhiệm và HS nắm bắt và hiểu rõ. Ngoài những 
tiết mục hát múa theo chủ đề, ban tổ chức yêu cầu mỗi 
lớp phải có ít nhất một tiết mục văn nghệ về hát ru 
Khmer. Các em có thể hát dựa theo các lời thơ hoặc tự 
đặt lời mới. 
* Tổ chức các cuộc thi đặt lời mới cho giai điệu hát 
ru Khmer theo chủ đề: 
Khi tổ chức đặt lời mới cho giai điệu hát ru Khmer 
chính là chúng ta đang hướng HS vào việc yêu quý, trân 
trọng và bảo tồn nền văn hóa truyền thống. Đồng thời, 
qua hoạt động này, HS còn được nâng cao năng lực ngôn 
ngữ, tìm hiểu thể thơ Khmer, giá trị nội dung, nghệ thuật 
của hát ru Khmer,... Hình thức thi này có thể được phát 
động thành một hình thức sinh hoạt trong một vài tuần 
của năm học. Sau đó, có thể tổ chức diễn xướng, công bố 
kết quả tại sân trường vào tiết chào cờ ngày thứ 2, hoặc 
tổ chức cho các cá nhân HS, tổ nhóm HS thi biểu diễn 
Hát ru Khmer dựa trên phần đặt lời mới đã đặt. Dựa trên 
phần lời các em đã đặt, ở phần thi này sẽ vận dụng được 
tất cả những gì mình đã biết, thể hiện sự sáng tạo cũng 
như khả năng kết hợp những động tác khi biểu diễn. Từ 
lời nói, động tác diễn, cách hát phải được luyện tập kĩ 
lưỡng, nhuần nhuyễn. Ngoài ra, các em còn phải sắp xếp 
các hoạt cảnh sao cho phù hợp với vai diễn, hoàn cảnh 
trong từng chặng hát. Để thực hiện được nội dung này, 
cần có sự hỗ trợ, hướng dẫn của Ban tổ chức về cơ sở vật 
chất, trang phục, đạo cụ,... 
* Tổ chức đưa hát ru Khmer vào các tiết học chính khóa: 
Trong các hoạt động giảng dạy, để lồng ghép vào các 
tiết dạy Chương trình Ngữ văn địa phương, Dạy chủ đề, 
Vài nét về tình hình sưu tầm tục ngữ, ca dao, dân ca địa 
phương..., GV có thể tổ chức thành các hoạt động như: 
(Xem tiếp trang 53)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 47-53 
53 
núi Tây Bắc, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, thúc 
đẩy công cuộc xây dựng và phát triển KT-XH cho các 
tỉnh này. Thông qua bộ công cụ này sẽ góp phần đánh 
giá chính xác hiệu quả của việc sử dụng DHDA để phát 
triển NLGQVĐ&ST cho HS trong dạy học Hóa học ở 
trường THPT các tỉnh miền núi Tây Bắc. Việc đánh giá 
theo bộ công cụ này đang được triển khai, các kết quả 
nghiên cứu sẽ được đăng tải trong các báo cáo tiếp theo. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ 
thông - Chương trình tổng thể. 
[2] Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014). Lí luận 
dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung 
và phương pháp dạy học. NXB Đại học Sư phạm. 
[3] Nguyễn Lăng Bình - Cao Thị Thặng - Đỗ Hương 
Trà - Nguyễn Phương Hồng (2010). Dạy học tích 
cực - Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. Dự án Việt 
- Bỉ. NXB Đại học Sư phạm. 
[4] Phạm Thị Bích Đào - Đoàn Thị Lan Hương (2013). 
Vận dụng phương pháp dạy học dự án để phát triển 
năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông 
trong học tập môn Hóa học. Tạp chí Khoa học Giáo 
dục, Viện Khoa học Giáo dục, số 97, tr 22-23. 
[5] Nguyễn Thị Sửu - Phạm Hồng Bắc (2013). Tích hợp 
giáo dục môi trường trong dạy học phần Hóa học 
phi kim trung học phổ thông qua việc sử dụng dạy 
học theo dự án. Tạp chí Giáo dục, số 315, tr 45-47. 
[6] Cao Thị Thặng (2010). Một số biện pháp phát triển 
năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Hóa học ở 
trường phổ thông. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện 
Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 53, tr 32-35. 
[7] Cao Thị Thặng (2010). Sử dụng một số phương 
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, hướng phát triển 
một số năng lực cơ bản cho học sinh trong dạy học 
Hóa học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư 
phạm Hà Nội, số 5, tr 46-53. 
[8] Nguyễn Thị Phương Thuý - Nguyễn Thị Sửu - Vũ 
Quốc Trung (2015). Phát triển năng lực giải quyết 
vấn đề cho học sinh Tỉnh Điện Biên thông qua dạy 
học dự án phần hiđrocacbon, Hóa học hữu cơ lớp 
11 trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường 
Đại học Sư phạm Hà Nội, số 60(2), tr 91-101. 
[9] Nguyễn Thị Phương Thúy - Nguyễn Thị Sửu - Vũ 
Quốc Trung (2016). Thiết kế công cụ để kiểm tra, 
đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong phần Hóa 
học hữu cơ thông qua sử dụng dạy học dự án cho 
học sinh lớp 12 trung học phổ thông miền núi phía 
Bắc. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học 
Giáo dục Việt Nam, số 127, tr 47-49. 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐƯA HÁT RU KHMER... 
(Tiếp theo trang 41) 
- Yêu cầu HS sưu tầm thêm ở địa phương những bài 
hát ru Khmer hoặc ghi âm lại lời ru của bà, mẹ, chị,... như 
một hoạt động học tập. 
- Tổ chức cho HS các chuyến điền dã để nghe thực tế 
các bà, các mẹ, các chị,... hát ru cháu, con,... hoặc biểu 
diễn cho các HS nghe để dễ cảm, hiểu một cách sâu sắc 
hát ru Khmer. Nếu không có điều kiện thì có thể đi quan 
sát thực tế để chụp hình, quay phim, ghi chép văn bản, 
cảm nghĩ về những bài hát ru Khmer. 
Qua các hoạt động này, HS không chỉ được phát triển 
năng lực ngôn ngữ (nói, viết), khả năng nghiên cứu và 
đặc biệt có những hoạt động trải nghiệm gắn với cộng 
đồng. HS sẽ được rèn phẩm chất đạo đức, ý thức sống tốt 
đẹp, hướng đến hình thành nhân cách tốt đẹp sau này. 
3. Kết luận 
Là một hiện tượng văn hóa phổ biến, mang giá trị văn 
hóa đặc trưng của người Khmer trong quá khứ, hát ru 
Khmer cần được tạo một không gian phát triển phù hợp, 
vừa giữ được ý nghĩa truyền thống vừa mang hơi thở thời 
đại. Nghiên cứu các giải pháp đưa hát ru Khmer vào các 
hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường không chỉ 
góp phần khẳng định các giá trị âm nhạc, văn hóa trong 
kho tàng âm nhạc dân gian Khmer mà còn qua đó góp 
phần lưu giữ và phát huy giá trị của thể loại hát ru Khmer 
đối với nền nghệ thuật nước nhà. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Huỳnh Ngọc Trảng - Văn Xuân Chí - Hoàng Túc - 
Đặng Vũ Thị Hảo - Phan Thị Yến Tuyết (1985). 
Người Khmer tỉnh Cửu Long. Sở Văn hóa thông tin 
tỉnh Cửu Long. 
[2] Nguyễn Hùng Khu (2012). Hôn nhân và gia đình 
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (phần 1). NXB Văn 
hóa Dân tộc. 
[3] Nguyễn Văn Hoa (2004). 100 làn điệu dân ca 
Khmer (tập 1, 2). NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh. 
[4] Chu Xuân Diên (chủ biên, 2002). Văn học dân gian 
Sóc Trăng. NXB TP. Hồ Chí Minh. 
[5] Chu Xuân Diên (chủ biên, 2005). Văn học dân gian 
Bạc Liêu. NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. 
[6] Nguyễn Trúc Phong (chủ biên, 2004). Dân ca Trà 
Vinh. Sở Văn hóa Thông tin Trà Vinh xuất bản. 
[7] Hoàng Túc (2011). Diễn ca Khmer Nam Bộ. NXB 
Thời đại. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_dua_hat_ru_khmer_nam_bo_vao_cac_truong_pho.pdf