Thể hiện “tròn vành rõ chữ” các tiết mục đơn ca giọng nữ cao trong các Opera Việt Nam

Tóm tắt

Thuật ngữ “tròn vành rõ chữ” từ lâu đã trở thành tiêu chuẩn, yêu cầu, quan niệm, không những đối với

ca hát cổ truyền dân tộc mà cả nghệ thuật “hát Mới”- hát bằng tiếng Việt với kỹ thuật thanh nhạc

phương Tây (chủ yếu kỹ thuật hát Bel Canto). Việc kết hợp kỹ thuật hát Bel Canto vào tác phẩm thanh

nhạc Việt Nam, đặc biệt là Opera Việt Nam sao cho vừa có thể có được âm thanh đạt yêu cầu mà vẫn

giữ được bản sắc dân tộc của tiếng Việt là một vấn đề không dễ dàng. Người làm công tác giảng dạy

thanh nhạc hay người nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu đều phải nghiên cứu, nắm rõ các vấn đề xử lý âm

tiết, nguyên âm, phụ âm, thanh điệu tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới của dân tộc. Tất cả những vấn

đề này đều cần được ứng dụng tốt trong quá trình giảng dạy, dàn dựng và biểu diễn trong ca hát và vẫn

đang được các học giả, các nhà chuyên môn tiếp tục quan tâm, nghiên cứu.

pdf8 trang | Chuyên mục: Nghệ Thuật Biểu Diễn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Thể hiện “tròn vành rõ chữ” các tiết mục đơn ca giọng nữ cao trong các Opera Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 
luyến nhanh ở nốt La (quãng tám thứ 2) 
nhả chữ cẩn thận nếu không, từ “BIẾT” sẽ 
trở thành  “BIẾN”. Nhiều chỗ hát với 
sắc thái to, nhỏ, nhiều nốt ngân dài, đòi hỏi 
người nghệ sĩ phải có một cột hơi vững 
chắc, âm thanh phải ổn định, biết tiết chế 
cảm xúc, biết xử lý ngôn ngữ nhất là ở 
những chỗ có nốt cao, ngân dài và hát với 
âm đóng. Có như vậy mới chuyển tải được 
tác phẩm đến người nghe như một lời tự 
tình sâu sắc với nhiều khắc khoải trong 
lòng với giai điệu đẹp, nhẹ nhàng, đôi lúc 
trào dâng nghẹn ngào, thể hiện nhiều màu 
sắc cảm xúc của tình yêu. 
+ Do người sáng tác tác phẩm cho 
thanh nhạc chưa quan tâm đến những đặc 
trưng cơ bản của tiến trình đóng âm, mở 
âm, cấu trúc âm, cũng như một số đặc điểm 
khác của tiếng Việt mà chỉ quan tâm đến 
nội dung, cảm xúc âm nhạc. Người hát khi 
thể hiện phải có những kinh nghiệm, trải 
nghiệm của bản thân cũng như kinh 
nghiệm của những người đi trước đúc kết 
được từ thực tiễn để xử lý, khắc phục 
những nhược điểm của ca từ, thể hiện được 
âm nhạc với những ràng buộc của phát âm 
tiếng Việt nhằm chuyển tải được cảm xúc, 
nội dung tác phẩm đến người nghe một 
cách rõ ràng. Điều này đòi hỏi người hát 
cũng cần có thêm kiến thức về văn học và 
người sáng tác cũng cần có kiến thức về ca 
hát. Theo tác giả Hoàng Kiều: “Ở Trung 
Quốc, người học sáng tác cho thanh nhạc 
phải học cả hát” [7, tr.67]. Trong tổng phổ 
vở "Cô Sao" của nhạc sĩ Đỗ Nhuận (bản 
chép tay đến nay vẫn còn giữ lại được), ở 
trang cuối ông đã viết như sau: “Kỹ thuật 
áp dụng nhiều ở phần dàn nhạc, còn thanh 
nhạc cố ý làm cho quần chúng dễ nghe 
được lời”. Chúng tôi rất tâm đắc vấn đề 
này bởi như vậy mới có được một tác phẩm 
hoàn thiện từ người sáng tác, người biểu 
diễn đến người nghe.Đây cũng chính là 
sáng tạo của các nhạc sĩ Việt Nam trong 
việc viết Opera theo xu hướng dân tộc hoá 
[13, tr.127]. Và đây cũng chính là đặc điểm 
quan trọng của các giọng hát, nhất là giọng 
nữ cao trong các vở Opera Việt Nam. 
Người hát muốn hát chuẩn “tròn vành 
rõ chữ” trước hết phải nói chuẩn vì nói 
chuẩn sẽ giúp hát chuẩn và để hát chuẩn, 
hát “tròn vành rõ chữ” người hát cần luyện 
nói tiếng Việt ngay trong tác phẩm mình 
muốn thể hiện trước, phát âm đúng qui luật 
chuyển động, phối hợp các nguyên âm, phụ 
âm, âm đóng, âm mở, các dấu giọng... Sau 
đó, kết hợp lời hát vào giai điệu của tác 
phẩm, người hát cần nghiên cứu cách luyện 
thanh kết hợp những mẫu âm với nguyên 
âm, phụ âm, dấu giọng của tiếng Việt [7, 
tr.75-114], nếu có những chỗ vẫn chưa rõ 
lời được (do tác phẩm có giai điệu cưỡng 
âm, khó hát) trừ trường hợp nội dung, tính 
cách nhân vật yêu cầu thể hiện (như đối với 
nhân vật là người thuộc dân tộc thiểu số - 
cần thể hiện giọng nói - cách nói tiếng Việt 
“lơ lớ”) thì người hát buộc phải xử lý 
bằng cách thêm vào nốt hoa mỹ, nốt luyến 
ngay phía trước nốt để làm rõ dấu giọng. 
Có thể luyến lên hoặc luyến xuống để làm 
rõ dấu giọng cũng như cân đối được độ 
ngân, độ ngắt sao cho phù hợp tương đối 
nhất là với những từ kết bằng âm đóng mà 
phải hát ở nốt cao, nốt ngân dài Có 
những trường hợp người hát phải linh động 
(bất khả kháng) đổi bằng một từ khác 
tương đương, đồng nghĩa, với mục tiêu hát 
được rõ lời mà vẫn giữ được ngữ nghĩa của 
lời hát (đòi hỏi người hát có cả kiến thức 
cơ bản về âm nhạc và văn học). 
Một điển hình như trong Opera 
THỂ HI N “TRÒN VÀNH RÕ CHỮ” CÁC TIẾT MỤC ĐƠN CA GIỌNG NỮ CAO TRONG CÁC OPERA VI T NAM 
128 
“Nguyễn Trãi ở Đông Quan” của Nhạc sĩ 
Đỗ Nhuận, các trích đoạn thanh nhạc 
mang đậm chất âm nhạc cổ truyền như dân 
ca Nam bộ, dân ca Bắc bộ, Chèo, Ca trù, 
Hát đối đáp Người hát cần nghiên cứu 
kỹ và ứng dụng kỹ thuật và kinh nghiệm 
xử lý ngôn ngữ của nghệ thuật ca hát 
truyền thống vào tác phẩm qua sách 
“Phương pháp hát tốt tiếng Việt trong 
nghệ thuật ca hát” của PGS. TS. Trần 
Ngọc Lan, sẽ giúp ích rất nhiều trong vấn 
đề phát âm, nhả chữ, làm rõ tính chất đặc 
trưng của từng vùng miền được sử dụng 
trong tác phẩm. 
Ví dụ: Bài hát của nhân vật Trúc 
(Nguyễn Thị Lộ), Opera “Nguyễn Trãi ở 
Đông Quan”. Tiết mục số 3 màn 1, được 
viết ở giọng c-moll. Lấy bối cảnh là chợ 
hoa ngày Tết giữa cô Trúc và những cô gái 
khác. Trước khi vào bài hát là hợp xướng 
Nữ với âm hưởng vui tươi, rộn ràng trong 
giai điệu bài “Tứ Quí” Chèo. 
Hay trong Aria của Đào Xuân, Opera “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”. Tiết mục số 6 của 
màn 1, đoạn đầu của tác phẩm được viết ở giọng d- moll. 
- Đây là một Aria rất đặc sắc, pha trộn 
và sử dụng nhiều chất liệu trong Âm nhạc 
Cổ Truyền (dân ca Nam Bộ, dân ca Bắc 
Bộ, Ca Trù, hát đối đáp...), giai điệu man 
mác buồn, nhiều chỗ nhịp chẻ (đảo phách), 
tốc độ chậm rãi, lời ca theo thể thơ dân 
gian Việt Nam (song thất lục bát), đậm 
chất Oán trong dân ca Nam Bộ. 
NGUYỄN KHÁNH TRANG 
129 
Hay trong Aria “Chờ mong” vai 
H'Lim, trích Opera “Bên bờ K’rông Pa” 
của nhạc sĩ Nhật Lai. Đây là một Aria trữ 
tình, kịch tính rất khó, âm vực rộng. Tác 
phẩm có nhiều chỗ luyến láy, nhiều biến 
Âm, nhiều nốt cao ngân dài ở La2, Si2 và 
nhảy quãng 8 với nốt cao sol1- sol2 ở ô 
nhịp số 3; chú ý phát âm chuẩn từ “rộn rã” 
(phân biệt rõ sự khác nhau giữa các phụ 
âm: r, gi, d). Có thể nói Aria này rất hay và 
rất khó hát cho tròn chữ, rõ chữ. 
3. Kết luận 
Thuật ngữ "tròn vành rõ chữ" từ lâu đã 
trở thành tiêu chuẩn, yêu cầu, quan niệm 
không những đối với ca hát cổ truyền dân 
tộc và cả nghệ thuật ca hát bằng ngôn ngữ 
tiếng Việt với kỹ thuật thanh nhạc phương 
Tây. Các dân tộc trên thế giới có thể học 
tập kỹ thuật thanh nhạc, thể hiện âm nhạc 
bằng các loại giọng hát... của nhau nhưng 
vận dụng để thể hiện bằng các ngôn ngữ 
khác nhau thì không thể hoàn toàn “sơ 
cứng”, hoàn toàn giống nhau, bởi, tiếng nói 
các dân tộc đều có những điểm khác biệt. 
Bảo đảm cho tiếng hát rõ lời cũng là một 
biểu hiện cụ thể về tính khoa học của mọi 
phương pháp ca hát mà mỗi dân tộc trên 
thế giới luôn phải cố gắng, phấn đấu để tạo 
ra cho mình một phương pháp ca hát riêng. 
Điều quan trọng hơn là chúng ta (cả người 
biểu diễn và người sáng tác) có điều kiện 
học hỏi, tiếp thu cái hay cái đẹp về văn 
hóa, nghệ thuật, tinh hoa âm nhạc thế giới, 
cả phương Đông lẫn phương Tây nhưng 
vẫn giữ được bản sắc văn hóa, nghệ thuật, 
âm nhạc của dân tộc Việt Nam. Như vậy, 
mới không ngừng làm giàu cho nền âm 
nhạc của nước nhà. Những nhạc sĩ Việt 
Nam cũng đã thấm nhuần và phát huy được 
những giá trị ấy khi viết nên những vở 
Opera Việt Nam. Học tập lối hát Bel Canto 
của châu Âu nhưng các nhạc sĩ Việt Nam 
vẫn chú trọng sự hài hòa giữa kỹ thuật 
thanh nhạc và phát âm tiếng Việt để sáng 
tác nên những vở Opera Việt Nam phù hợp 
với tai nghe, phù hợp với khả năng hát 
Opera bằng tiếng Việt của người Việt 
Nam. Trong các vở Opera Việt Nam, 
những trích đoạn viết cho thanh nhạc, đặc 
biệt là những trích đoạn dành cho giọng nữ 
cao (Soprano) - giọng hát với vai diễn 
chính trong vở thường được viết với kỹ 
thuật không quá khó hay quá phức tạp, tốc 
độ không quá nhanh và âm vực giọng hát 
không quá rộng bởi các nhạc sĩ đã chú ý 
đến yếu tố hát rõ lời hơn là vận dụng nhiều 
những kỹ thuật quá phức tạp vào giọng hát. 
Và, chúng tôi đồng quan điểm với những 
nghiên cứu, những nhận định của các tác 
giả đã nêu trên và cũng đồng quan điểm 
với ý kiến của PGS. TS. Trần Ngọc Lan: 
“...Yếu tố về ngôn ngữ, xử lý ngôn ngữ 
tiếng Việt trong nghệ thuật hát Bel Canto 
THỂ HI N “TRÒN VÀNH RÕ CHỮ” CÁC TIẾT MỤC ĐƠN CA GIỌNG NỮ CAO TRONG CÁC OPERA VI T NAM 
130 
cho đến nay vẫn tiếp tục có nhiều vấn đề 
cần quan tâm, tìm hiểu, phân tích và khắc 
phục. Những vướng mắc cần được tiếp tục 
nghiên cứu, sáng tạo và bổ sung không chỉ 
giới hạn trong phạm vi ngôn ngữ mà cả 
trong quan niệm và thẩm mỹ, tai nghe 
truyền thống về nghệ thuật ca hát” 
[7, tr.14]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Văn Cẩn (1997), Công trình ngữ âm học Việt 
Nam - “Những vấn đề liên quan đến thanh 
nhạc”. 
2. Phạm Đình Hổ (2012), Vũ trung tuỳ bút, 
Nxb Trẻ. 
3. Nguyễn Trung Kiên (2001), “Phương pháp sư 
phạm thanh nhạc”, Viện Âm Nhạc Hà Nội. 
4. Hoàng Kiều (2001), Thanh điệu tiếng Việt và 
âm nhạc cổ truyền, Viện Âm Nhạc, Hà Nội. 
5. Hồ Mộ La (2008), Lịch sử nghệ thuật thanh 
nhạc phương Tây, Nxb Từ điển Bách Khoa. 
6. Hồ Mộ La (2008), Phương pháp dạy thanh 
nhạc, Nxb Từ điển Bách Khoa. 
7. Trần Ngọc Lan (2011), Phương pháp hát tốt 
tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát, Nxb Giáo 
Dục Việt Nam. 
8. Vũ Tự Lân (1997), Những ảnh hưởng của âm 
nhạc Châu Âu trong ca khúc Việt Nam giai 
đoạn 1930-1950, Nxb Thế Giới. 
9. Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2002), “Âm nhạc dân 
tộc học - Phương pháp biện chứng trong 
nghiên cứu những truyền thống âm nhạc 
ngoài nền âm nhạc cổ điển châu Âu”, Tạp chí 
Thông Báo Khoa Học, Viện Âm Nhạc, (số 7, 
tháng 7- 12/2002). 
10. Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2015), Giáo trình 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học dành 
cho Đại học, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. 
11. Vĩnh Long (1976), Sự tròn vành rõ chữ của 
tiếng hát dân tộc, Nxb Văn Hóa. 
12. Võ Văn Lý (2011), “Phát âm tiếng Việt trong 
nghệ thuật ca hát”, luận án Tiến Sĩ. 
13. Nguyễn Thị Tố Mai (2012), Opera trong sự 
phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt 
Nam, Luận án tiến sĩ - Học viện âm nhạc 
Hà Nội. 
14. Trương Ngọc Thắng (2014), Xử lý ngôn ngữ vùng 
miền trong đào tạo thanh nhạc khu vực miền 
Trung - Tây Nguyên, Hội Nhạc Sĩ Việt Nam. 
15. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn 
Vũ (2002), Tự điển văn hoá dân gian, Nxb 
Văn Hóa. 
* Một số DVD, kịch bản, tổng phổ, trích 
đoạn của các vở Opera như: 
_ “Người giữ Cồn” của nhạc sĩ Ca Lê Thuần; 
“Cô Sao”, “Người tạc tượng”, “Nguyễn Trãi ở 
Đông Quan” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận;”Bên bờ 
K rông Pa” của nhạc sĩ Nhật Lai, “Bông Sen” 
của nhạc sĩ Hoàng Việt; “Tình yêu của em” 
của nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn; “Lá đỏ” của 
nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân. 
Ngày nhận bài: 17/02/2017 Biên tập xong: 15/8/2017 Duyệt đăng: 20/8/2017 

File đính kèm:

  • pdfthe_hien_tron_vanh_ro_chu_cac_tiet_muc_don_ca_giong_nu_cao_t.pdf