Lịch sự giao tiếp trong dân ca quan họ

TÓM TẮT

Dân ca quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc bộ (Việt

Nam) với hình thức đối đáp diễn xướng điển hình. Bài viết đã sử dụng phương pháp nghiên cứu

định tính (thu thập, phân tích tư liệu; phân loại, miêu tả các kiểu lịch sự, phương thức thể hiện lịch

sự trong dân ca quan họ). Lịch sự giao tiếp trong dân ca quan họ được thể hiện trên hai phương

diện: lịch sự quy ước và lịch sự chiến lược. Các loại lịch sự này được thể hiện bằng các phương

thức: phương thức thể hiện lịch sự chiến lược (dùng từ ngữ xưng hô, dùng các từ ngữ tình thái,

lịch sự trong sự vận động chiến lược giao tiếp gắn liền với các hành vi ngôn ngữ, lịch sự trong

những lời rào đón, đưa đẩy); phương thức thể hiện lịch sự quy ước (lịch sự trong văn hóa ứng xử

có tính quy thức xã hội). Nghiên cứu lịch sự giao tiếp trong dân ca quan họ đã cho thấy đặc điểm

văn hóa ứng xử của con người Kinh Bắc: ưa sự nhẹ nhàng, tế nhị trong giao tiếp.

pdf6 trang | Chuyên mục: Nghệ Thuật Biểu Diễn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Lịch sự giao tiếp trong dân ca quan họ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
trong giao tiếp giữa các liền anh, 
liền chị. Đồng thời, nó còn tạo ra sự xa cách, 
nhiệt thành nhưng không vồn vã, mà rất thanh 
nhã:  đường đấy ạ [4, tr. 7]. 
3.1.3. Lịch sự trong sự vận động chiến lược 
giao tiếp gắn liền với các hành vi ngôn ngữ 
Quy tắc khiêm - tôn không chỉ thể hiện trong 
cách xưng hô mà còn thấy ngay trong cách 
ứng xử gắn liền với các hành vi ngôn ngữ. Đó 
vừa là chiến lược giao tiếp mềm dẻo linh hoạt 
của các nhân vật giao tiếp (cụ thể là các liền 
anh, liền chị) vừa là quy tắc ứng xử của xã 
hội Việt Nam. 
Trước hết, khen là hành vi ngôn ngữ có tác 
dụng làm tăng thể diện của người nghe. Tuy 
nhiên, có những trường hợp, hình thức của phát 
ngôn là lời khen nhưng lại làm đe dọa thể diện 
của người nghe nếu thiếu đi điều kiện chân 
thành. Tuy nhiên, xét trong các bài dân ca quan 
họ, không có trường hợp nào như vậy. Trong 
các bài hát dân ca quan họ, sử dụng hành vi 
khen là một chiến lược tạo ra tính lịch sự cho 
phát ngôn. Hành vi khen được tạo ra bằng cách 
sử dụng các tính từ chỉ tính chất, phẩm chất tích 
cực (Người ngoan tôi hỏi nhời này có nên [3, tr. 
21]. Bên cạnh đó, nhiều hơn là phương thức 
khen gián tiếp bởi cấu trúc so sánh với đặc điểm 
của yếu tố so sánh mang tính chất, phẩm chất 
tích cực (Anh Hai, anh Ba nói mà như sấm bên 
Đông, chớp động bên Tây, mưa tỉnh Hà Nội mà 
đây ướt đường đấy ạ [2]), Chị Hai đứng đấy 
miệng cười như hoa/ Mây tuôn suối tóc tuyết 
nhường màu da [3, tr. 53]. 
Quy tắc lịch sự không chỉ là sử dụng những 
hành vi làm tăng thể diện của người nghe mà 
còn làm giảm thiểu mức độ đe dọa thể diện. 
Trách là hành vi ngôn ngữ có mức độ đe dọa 
đến thể diện dương tính của người nghe. 
Trong dân ca quan họ, ta thường gặp lối trách 
rất duyên như sau: Anh rằng Năm ơi chứ mấy 
em ngồi rồi trách là phận i má ơ má a đào... 
[2], tơ hồng là tơ hồng đa đoan... trách ông 
Thiên... đưa đẩy là đưa đẩy cái tơ hồng... 
Người là người ngoan sao mà khéo i i la ơi 
hư ơi hừ là hời hư la hới hời hư phụ lòng là 
phụ lòng với nhau... chốn sông sâu sao đưa 
đẩy đưa đẩy cái tơ ơ hồng...” [4, tr. 11]. 
Chuyện tình dang dở, không đến được với 
nhau, thay vì trách người lại là trách tơ hồng, 
ông Thiên, phận má đào. Ở đây, ta thấy quan 
điểm triết lý đạo Phật về duyên phận được lấy 
làm cái cớ rất duyên đã tránh được sự tổn hại 
thể diện dương tính và giảm bớt sự tổn thất 
thể diện âm tính cả người nói và người nghe. 
Duyên tình lỡ làng, nhân vật trữ tình nhiều 
khi không trách mà chỉ than (phận em là 
phận trái duyên, duyên em nhỡ...). Nhân vật 
trữ tình đã mượn chữ “duyên” gắn với thuyết 
duyên khởi, duyên sinh, nhân duyên của triết 
lý Phật giáo. Không phải do tại anh, ko phải 
tại em... Từ đó, lời than đã giảm đáng kể mức 
độ tổn hại thể diện của người than mà cũng 
không làm ảnh hưởng đến thể diện của đối 
phương. Vẫn giãi bày được tâm sự thở than 
nhưng không hề bi lụy. 
Dân ca quan họ là các câu hát giao duyên. 
Nói đến dân ca quan họ không thể không nói 
đến hành vi tỏ tình. Hành vi tỏ tình được gợi 
đến từ những cái cớ rất duyên, rất ý tứ; được 
dẫn dắt từ sự việc này, đến sự việc khác một 
cách tự nhiên (Bạn tình ơi... duyên tình cách 
mấy con sông nên tôi phải lụy đò. Bởi chưng 
trời tối nên tôi phải lụy cô bán hàng trống 
Nguyễn Diệu Thương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 103 - 108 
 Email: jst@tnu.edu.vn 107 
cơm. Khen ai là khen khéo vỗ,... khéo gảy... 
nên tôi trót say huê... nên tôi phải đi tìm 
huê Xin quan họ đừng quản ngại chúng chê 
bạn cười là tôi nói ra... [4, tr. 20]. Như vậy, 
hành vi tỏ tình được thực hiện bằng cách nói 
vòng, rào đón đưa đẩy. Đây là chiến lược làm 
tăng thể diện dương tính của người nghe 
(được yêu thích) và giảm mức độ đe dọa thể 
diện dương tính của người nói (phòng ngừa 
trường hợp bị cười chê)... Ngoài việc tỏ tình 
bằng hành vi ngôn ngữ trực tiếp, hành vi ngôn 
ngữ gián tiếp cũng là một phương thức được 
sử dụng thể hiện lịch sự chiến lược (Khách 
đến í đến chơi hự hừ nhà là chơi hự hừ nhà/ 
Đốt than ớ ơ dậu mà quạt i nước mấy pha trà 
mời người xơi i là chén có a trà này, quý i vậy 
í ơ ớ ở o sông i cạn í ơ đất liền Gần chùa là 
chùa chả i bén mấy duyên hương í i chút nào 
là sáng có ả trăng xuống, sáng i cả í ơ ớ ở o 
sáng i cả í ơ vườn đào [2]). Trong chuyện 
tình cảm, các nhân vật khẳng định tình cảm 
dành cho nhau một cách gián tiếp bởi các 
hình ảnh có tính chất biểu trưng qua hành vi 
kể, trần thuật (Lên thác i i là em lại a bên nay 
a xuống ghềnh... em có quản bao nhọc nhằn 
[4, tr. 8]). Đây là hành vi tôn vinh thể diện 
dương tính đối với người nghe. Người nghe 
được đề cao vì nhân vật trữ tình em đã không 
quản ngại khó khăn, gian khổ để có được 
“tình yêu”. Đồng thời, thể diện của nhân vật 
trữ tình cũng được tăng lên (khẳng định ý chí 
và mong muốn được thừa nhận, thấu hiểu). 
3.1.4. Lịch sự trong những lời rào đón, đưa đẩy 
Song song với việc sử dụng các hành vi ngôn 
ngữ, để giảm thiểu sự đe dọa thể diện, cần 
thiết phải sử dụng các phương thức lịch sự. 
Trong đó có những lời rào đón, đưa đẩy. 
Đó là những lời nói tỏ tình trực tiếp nhưng lại 
được đưa đẩy, rào đón bằng những lời lẽ 
“phòng thủ”: nào đâu dám, thực đâu có 
dám dỗ dành..., tiện đây, xin Quan họ đừng 
quản ngại chúng chê ấy chê bạn cười là tôi 
nói ra[2]. Ngoài ra, việc sử dụng lối nói 
vòng dựa trên các trường liên tưởng (dùng cái 
cớ để nói xa, nói gần) cũng là một cách nói 
đưa đẩy (Gấm đây là đôi tay i vừa thêu là 
thêu em vừa dệt gấm hoa đôi em dệt ơ đôi ba 
người ... Em thêu này chăn loan tay em cùng 
là thêu như gối phượng cùng màn chăn... đưa 
về tới bạn tri âm...tìm không là không thấy 
bạn ơ đôi ba người ơi ấy trên con đường trên 
đường luốn những ngẩn ngơ ... nhớ ai nay em 
chờ là mai như em đợi... [4, tr. 74]. 
Bên cạnh đó, sự rào đón còn thể hiện ở việc 
sử dụng lập luận dự báo về kết quả... để 
thuyết phục: Người về tính toán làm chi/ Yêu 
nhau trò chuyện vân vi/ Kẻo mai khiếm khuyết 
điều gì lại bảo tại tôi/ Người về tính toán làm 
chi/ Yêu nhau người quyết ngay đi/ Kẻo mai 
tiếng bấc tiếng chì lại bảo tại tôi/ Người về 
tính toán làm chi/ Yêu nhau sớm quyết duyên 
đi/ Kẻo mai quá lứa đỗi thì lại bảo tại tôi 
[3, tr. 102]. 
3.2. Lịch sự quy ước 
Lịch sự quy ước là loại lịch sự được thực hiện 
dựa trên những lễ nghĩa, phong tục, văn hóa 
ứng xử có tính quy thức xã hội. Người Việt 
Nam có câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện. 
Miếng trầu trong tâm thức người Việt Nam là 
biểu tượng của tình cảm chân thành, sâu sắc. 
Vậy nên, người quan họ đã thể hiện sự hiếu 
khách bằng những câu hát mời trầu: Gặp đây 
ăn một miếng trầu. Không ăn cầm lấy, không 
ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng. Miếng trầu 
không chỉ là đầu câu chuyện, mà còn gợi ra nét 
ý tứ về một câu chuyện khác- câu chuyện 
“chung một nhà”: Trầu này trầu tính trầu tình. 
Trầu này trầu tính trầu tình. Ăn vào cho đỏ, ăn 
vào cho đỏ môi mình môi ta Anh còn son. 
Em còn son. Ước gì ta được làm con một nhà 
[2]. Cơ sở của sự liên tưởng từ chuyện mời 
trầu gợi chuyện “một nhà” là bởi văn hóa 
“nghĩa cau trầu” (miếng cau, lá trầu là vật đính 
ước hôn lễ theo phong tục cưới xin người 
Việt). Cùng với mời trầu, người quan họ còn 
thể hiện lòng hiếu khách của mình bằng hành 
động mời trà: Khách đến í đến chơi hự hừ nhà 
là chơi hự hừ nhà/ Đốt than ớ ơ dậu mà quạt i 
nước mấy pha trà mời người xơi i là chén có a 
Nguyễn Diệu Thương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 103 - 108 
 Email: jst@tnu.edu.vn 108 
trà này, quý i vậy í ơ ớ ở o sông i cạn í ơ đất 
liền [2]. Ngoài sự lịch sự được thể hiện bằng 
văn hóa hiếu khách “mời nước, mời trầu” thì 
lịch sự quy ước còn được thấy trong lời ăn ý ở, 
tập tục nói năng, đi đứng,... Đó là những giá trị 
văn hóa truyền thống rất cốt lõi trong cách ứng 
xử của người Việt “người nói phải có người 
nghe”: Anh rằng Tư ơi chứ em lắng tai nghe 
lời anh Tư nói i ai ơi bên hữu a tình là anh 
rằng Tư ơi chứ em lắng tai nghe lời anh Tư nói 
i ai ơi ...[4, tr. 26]. Đó là sự lễ phép trong cách 
ứng xử với mẹ cha: Anh về thưa với mẹ cha. 
Em về thưa với mẹ cha [2]. Ngoài ra, tình 
nghĩa thủy chung son sắt luôn được đề cao và 
là một thước đo trong giao tiếp quan họ. Chính 
vì vậy, chúng ta gặp rất nhiều lời hát ân tình: 
Anh biết rồi nên vì người giữ lời hứa rằng năm 
xưa ơ chúng mình, yêu i ơ nhau là trước sau 
tình đừng phai dù rằng ai xin chớ đứng ngồi 
[2]/ Đừng làm rồng ngược mây xuôi. Nhớ khi 
hò hẹn, nhớ lời thủy chung [5, tr. 403] 
4. Kết luận 
Ca hát quan họ là một hình thức sinh hoạt văn 
hóa độc đáo của người dân vùng Kinh Bắc xưa- 
Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay. Đó là một 
tổng thể những giá trị văn hóa, văn nghệ dân 
gian hợp thành, là kiệt tác sáng tạo truyền 
miệng của nhân dân qua nhiều thế hệ. Qua các 
làn điệu dân ca, chúng ta thấy được những nét 
văn hóa coi trọng “lễ nghĩa” và cách ứng xử ý 
nhị, mềm mại, khéo léo của người dân Kinh 
Bắc. Bài viết tập trung miêu tả các phương thức 
thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp qua các làn 
điệu dân ca quan họ. Nhìn chung, có thể nhận 
thấy rằng lịch sự chiến lược (mang tính chất cá 
thể hóa gắn liền với tình huống giao tiếp) trong 
dân ca quan họ luôn chịu ảnh hưởng của phông 
văn hóa vùng đất kinh Bắc. Chính vì thế; quan 
niệm, hành động của cá nhân cũng là những 
chuẩn mực ứng xử chung của cộng đồng. Điều 
này có thể lý giải bởi dân ca quan họ là những 
sáng tác tập thể có tính diễn xướng của quần 
chúng nhân dân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, Đại cương ngôn 
ngữ học (Tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996. 
[2]. Web: https://quanhobacninh.vn/, truy cập 
ngày 20 tháng 03 năm 2019. 
[3]. Trung tâm văn hóa Tỉnh Bắc Giang, Các bài 
hát đối quan họ, Bắc Giang, 2010. 
[4]. Lâm Minh Đức (ký âm và tuyển chọn), Dân 
ca quan họ Bắc Ninh, Nxb Thanh Niên, Hà 
Nội, 2005. 
[5]. Trung tâm văn hóa Tỉnh Bắc Giang, Không 
gian văn hóa quan họ Bắc sông Cầu, Bắc 
Giang, 2014. 

File đính kèm:

  • pdflich_su_giao_tiep_trong_dan_ca_quan_ho.pdf