Mối tương đồng cảm hứng của Xình ca Cao Lan với dân ca giao duyên các dân tộc miền núi phía Bắc

Tóm tắt. Tình yêu là một trạng thái tâm hồn đặc biệt của mọi người, mọi dân tộc và mọi

thời đại. Tình yêu lứa đôi của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc được phản

ánh trong thơ ca dân gian bằng nhiều hình tượng nghệ thuật độc đáo. Trong đó Xình ca

Cao Lan có những mối tương đồng cảm hứng với dân ca giao duyên các dân tộc khác như

Mông Dao, Tày, Thái, Mường. . . nhưng cũng có những màu sắc riêng bắt nguồn từ quan

niệm nghệ thuật và truyền thống văn hóa phong tục của mỗi cộng đồng sắc tộc. Vì lẽ đó

thơ ca về tình yêu càng thêm sắc màu lộng lẫy, là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca hiện

đại.

pdf8 trang | Chuyên mục: Nghệ Thuật Biểu Diễn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Mối tương đồng cảm hứng của Xình ca Cao Lan với dân ca giao duyên các dân tộc miền núi phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
t thi tài thử
sức về trí tuệ được đồng bào gọi là hát đố. Song hát đố có một điểm khác với các bài Xình ca ở
chỗ, câu hát đố trước hết là một câu đố, nhưng nhờ biến tấu ngữ âm luyến láy thành âm điệu lời
hát. Câu hát đố và lời giải đố rất linh hoạt, có thể dùng cho cả nam và nữ tùy theo vị trí ngôi hát
thứ nhất hoặc thứ hai. Chẳng hạn bài hát đố sau:
Người thứ nhất hát đố: Cái gì bằng bằng không mọc cỏ?/ Vật gì nhọn nhọn không có cành?/
Thứ gì có cành không có lá/ Cây gì có quả không có hoa?
Người thứ hai hát đáp: Mặt nước bằng bằng không mọc cỏ/ Sừng trâu nhọn nhọn không có
cành/ Sừng nai có cành không có lá/ Quả ngoã có quả không có hoa [4;79].
Dùng câu đố để chuyển thành lời hát, đó là điểm khác biệt giữa hát đố Cao Lan với nghệ
thuật dùng câu đố của các dân tộc khác.
Cuộc sống là tổng hoà của bao nỗi buồn vui, bên cạnh những vần thơ ngọt ngào còn có
những vần thơ thấm đẫm xót xa, cay đắng, trắc trở trong tình yêu. Có một số bài Xình ca dường
46
Mối tương đồng cảm hứng của xình ca Cao Lan với dân ca giao duyên...
như dành cho những thân phận lỡ làng khi yêu và tùy thuộc tình cảnh buổi hát, nơi hát, lời ca sẽ
được cất lên. Khi người yêu đi lấy chồng, tâm trạng chàng trai bao đau đớn:
Bảy ngôi sao theo trăng lặn về Tây
Tình cũ với anh uổng phí như cửa đóng sập khi em đi.
Có khi là tâm trạng tự ti về cảnh nghèo khó, yêu mà không dám đến với tình yêu: Em là
phượng hoàng anh chim sẻ/ Anh nghèo không dám kết duyên mình [3;24].
Tình yêu ở dân tộc nào cũng vậy, khi tan vỡ đều đau khổ. Khi chàng trai đi lấy vợ, cô gái
Mông than thở: Năm nay chàng đi lấy vợ/ Để lại một mình Gầu Mông mất cả sự sống/ Gầu Mông
để nương lúa mơn mởn cho bò ăn [4;59].
Về phong tục, nạn ép duyên với người Cao Lan rất hiếm so với các dân tộc khác, nhưng cá
biệt có nơi vẫn xẩy ra do những cảnh ngộ riêng và được phản ánh trong thơ ca dân gian. Trong xã
hội lạc hậu, dân tộc nào cũng có bi kịch về tình yêu. Trong thơ ca dân gian Mông, các cô gái khi
cùng đường tìm đến cái chết: Gầu Mông sợ ăn lá ngón/ Nhưng sao hết được đau lòng [4;59]. . .
Bất lực trước hiện tại, các chàng trai cô gái Mông hi vọng vào kiếp sau. Cái chết của họ ẩn
chứa niềm tin riêng từ quan niệm sống thác luân hồi của người Mông: Anh chết, em chết/ Hai đứa
mình mới có cuộc sống êm đềm [9,T2;60].
Người Mông quan niệm: Chết là bắt đầu một cuộc sống mới. Xuất phát từ thú vui trảy chợ,
họ quan niệm: Không lấy được nhau trên cõi trần/ Chúng ta chết đi, nắm tay nhau trảy chợ thong
dong [9,T2;61].
Cũng rơi vào cảnh ngộ éo le, nhưng chàng trai Thái lại có quan niệm khác và đặt niềm tin
ở cuối chặng đường đời: Không lấy được nhau thời trẻ,/ Ta lấy nhau lúc góa bụa về già [4;61].
Thơ ca dân gian Cao Lan để lại những bức tranh về tình duyên trắc trở: Người bước ra cửa,
nước mắt rơi như mưa, ướt cả đôi khăn mới [8;19].
Vì vậy, đám cưới diễn ra như một bi cảnh trái ngược với trạng thái tâm hồn: Ông mối làm
phép đi trước, chân nàng như níu lại [8;24].
Người yêu đi lấy chồng nhà giàu, chàng trai nghèo chúc người yêu mà lòng tan nát: Em ơi
đã nhận mọi thứ rồi. . . / Xin em đừng nhắc đến tên tôi [8;25].
Cô gái Cao Lan phản đối mạnh mẽ sự ép duyên để bảo vệ tình yêu: Không phải người yêu,
ta sẽ trả trầu cau./ Không phải người nhớ, ta sẽ mang gà trả tận nhà/ Nếu anh chị cứ ép ta, ta sẽ
làm ma ca hát [8;21].
Thơ ca dân gian Cao Lan nói về những mối tình ngang trái của lứa đôi. Khi mất người yêu,
cô gái nghĩ đến một ảo vọng mong manh: Dù có đến đâu, em cũng kiện, kiện hết mùa năm lại
năm./ Kiện trời không được em xuống đất, đất dù sâu đến chín tầng/ Nơi đấy ngày đêm dù tăm tối,
nhưng có tình ta [11;25].
2.3. Vài đặc đểm về kết cấu và diễn xướng của Xình ca
Phương thức hát hát giao duyên của nam nữ thanh niên các dân tộc là những bài ca, câu ca
có chủ đề tình yêu hay liên quan đến trí tuệ tình yêu. Kết cấu Xình ca thường là một bài ca chiếm
phần lớn là thể thơ bảy chữ bốn câu tương tự như một bài thất ngôn tứ tuyết trong thơ Đường luật,
nhưng có khi chỉ là một đến hai câu ca hoàn chỉnh dùng trong hoàn cảnh hát đối đáp cụ thể. Ngoài
ra còn có thể thơ tự do. Xình ca chung chủ đề nhưng phân tách thành 2 dạng đối ứng: Một bên là
những bài ca câu ca chỉ dành cho nam hát và một bên là những bài ca câu ca chỉ dành cho nữ hát
47
Đặng Thu Hường
(trừ hát đố). Cho nên các bài hát câu hát Xình ca thể hiện rõ tâm lí, cảm xúc của nam và nữ. Đồng
thời, các bài ca câu hát còn phải phù hợp với hoàn cảnh hát. Đồng bào Cao Lan có Xình ca hát ban
ngày, Xình ca hát ban đêm; Xình ca hát trên nương, Xình ca hát dưới ruộng, Xình ca hát bên giếng
nước; Xình ca hát trong nhà, ngoài sân v.v. . . Ngoài bạn hát ra, hát Xình ca cần phải có không gian
thích ứng mới thể hiện hết tư tưởng chủ đề, cảm xúc trong mỗi bài ca. Do vây, hát Xình ca vừa có
tính tổ chức vừa mang tính linh hoạt. Chẳng hạn bức tranh hát Xình ca khi chăn trâu sau:
- Chàng trai: Nùng à!/ Dắt nhìn slam pết, lục sập nhật nhật nhịt hò nhàu,/ Sò mấy sầu?
(Dịch nghĩa: Em ơi!/ Ba trăm sáu mươi ngày đêm đi chăn trâu/ Em có buồn không?).
- Cô gái: Báo nùng à!/ Nhật nhật mù nhàu/ Nùng hắm sàu [5;1] (Dịch nghĩa: Anh ơi!/ Ngày
đêm không có trâu để chăn/ Em mới buồn).
Cái tinh tế trong lời ca đối đáp của của chàng trai và cô gái trong bức tranh hiện thực trên,
nói chuyện chăn trâu để giãi bày tình cảm đôi lứa, mong muốn có cơ hội gặp nhau. Lao động chăn
trâu cũng là một nguồn vui hạnh phúc. Có trâu thì mới có người chăn, có chăn trâu mới có cơ hội
gặp nhau để thổ lộ tâm tình. Đó là tình cảm hồn nhiên trong sáng của tuổi trẻ trong một việc đời
thường ở làng quê qua lời ca của hai nhân vật trữ tình. Lời ca tiếng hát giao nhau như câu nói trong
cuộc gặp gỡ đời thường. Lối hát này không mang nghi thức trong những ngày hội xuân ở các làng
bản Cao Lan mà tỏ ra gần gũi với lối hát cọi của nam nữ thanh niên Tày. Chàng trai Tày đang trong
cảnh cô đơn gặp cô gái cảm xúc cất lên tiếng hát: Chim trên trời có bạn/ Nai trong rừng có đôi. . .
Cô gái liền lựa một câu ca đáp lại cho đúng tâm trạng chàng trai: Chim kia còn biết gọi đàn/
Buồng không vắng vẻ dạ vàng nấu nung [7;20].
Qua lời hát đối đáp tự nhiên, đôi trai gái nhận ra tâm trạng của nhau; người nghe nhận ra
tình cảm tinh tế, chân thành của đôi nam thanh nữ tú chốn lâm tuyền. Tính “cơ động” của những
bài ca câu ca trong hát giáo duyên là như vậy. Đây là trạng huống phổ biến trong thơ ca hát giao
duyên ở nhiều dân tộc.
Tình yêu lứa đôi trong thơ ca dân gian các dân tộc chứa đựng nhiều cung bậc tình cảm và
trạng thái nhân sinh. Có khi là xúc cảm cao đẹp, có khi là khát vọng về hạnh phúc và đó đây là
những bi kịch của tình đời với những nghịch cảnh éo le, khổ đau, bất hạnh của lứa đôi vì lễ giáo,
phong tục, cường quyền, lối sống vô thủy vô chung... Sự thực của tình yêu đã thấm vào từng câu
ca điệu hát thành những giai điệu khác nhau. Trong hát Xình ca, mạch cảm hứng chung là tình
yêu, nhưng cũng có loại Xình ca gắn với lễ nghi phong tục của đồng bào Cao Lan như Xình ca
trong đám tang. Loại bài hát này có mối tương đồng với một số đặc điểm trong những bài ca lễ
như Khuocez (Bài ca dẫn dắt linh hồn người chết) của người Mông; hát Chầu văn của người Kinh,
hát Then giải hạn của đồng bào Tày... Chúng tôi sẽ giới thiệu loại hình ca lễ này trong một công
trình khác.
3. Kết luận
Xình ca Cao Lan chứa mọi cung bậc của tình yêu. Những tình cảm phức điệu ấy đều hướng
tới tự do, ước nguyện thủy chung và hạnh phúc. Tình yêu trong thơ ca dân gian Cao Lan sôi nổi,
chân thành, đằm thắm gắn với lao động, hòa vào thiên nhiên tươi đẹp mang cảm quan thẩm mĩ
riêng từ truyền thống phong tục ngàn đời của dân tộc. Tiếng hát tình yêu của thơ ca dân gian Cao
Lan trong như tiếng suối, xanh như lá cây rừng. Đó là tiếng nói cất lên từ những giai điệu tâm hồn
về nỗi nhớ, sự chia li, bất hạnh khổ đau và khát vọng. . . Không có hiện thực phong phú của cuộc
sống và tâm hồn cao đẹp sẽ không có những bài ca với vẻ đẹp muôn màu. Xình ca Cao Lan có
48
Mối tương đồng cảm hứng của xình ca Cao Lan với dân ca giao duyên...
mối tương đồng và có phần khác biệt với dân ca giao duyên các dân tộc khác về nội dung và biểu
tượng do ý nghĩa nhân bản, hoàn cảnh sống, truyền thống văn hóa phong tục, tâm lí và cảm quan
nghệ thuật của đồng bào tạo nên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phương Bằng, 1981. Dân ca Cao Lan. Nxb Văn hoá, Hà Nội.
[2] Sầm Dừn, 2003. Những làn điệu Xình ca về tình yêu đôi lứa. Tập Kỉ yếu 40 năm báo Tuyên
Quang.
[3] Nịnh Văn Độ, 2003. Chủ nhiệm đề tài: Bảo tồn hát Xình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang.
Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Tuyên Quang.
[4] Đặng Thị Hường, 2009. Thơ ca dân gian Cao Lan. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn.
[5] Đặng Thị Hường, 2013. Lời yêu trong tiếng hát dân gian Cao Lan - Diễn đàn trí thức các dân
tộc thiểu số (www. Trithucdantocthieuso.net) ngày 21 tháng 3 năm 2013.
[6] Lan Khai, 2004. Truyện đường rừng. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.
[7] Lâm Tuyền Khách, 1939. Những câu hát xanh. Tạp chí Diễn đàn, số 11, 12.
[8] Lâm Quý (sưu tầm và dịch), 2003. Xình ca Cao Lan - Đêm hát thư nhất. Nxb Văn hóa Dân
tộc.
[9] Hùng Đình Quý, 2001, 2002, 2003. Thơ ca dân gian Mông Hà Giang - Tập I, II, III. Sở Văn
hóa Thông tin Hà Giang.
[10] TH. Say đắm điệu “Xường” dân tộc Mường. 10 tháng 10 năm 2012. Bộ Văn hóa thể thao du
lịch Việt Nam. Chuyên trang Văn hóa dân tộc (Trang chủ).
[11] Ngô Văn Trụ, 2006. Dân ca Cao Lan. Nxb Văn hóa Dân tộc.
ABSTRACT
Similarities between the folk poetry of Cao Lan and the folk poetry
of ethnic peoples residing in the mountainous regions of northern Vietnam
Love is a special state of mind of all people. Love among the ethnic minorities in northern
mountains is expressed in their folk poetry and various unique art objects. Cao Lan’s folk poetry
is similar to the folk poetry of the Tay, Dao, Thai and Muong people but there are variations due
to the differing concept of life and cultural traditions of each ethnicity. Poetry about love shows
splendid coloration and is a source of inspiration for modern poets.
49

File đính kèm:

  • pdfmoi_tuong_dong_cam_hung_cua_xinh_ca_cao_lan_voi_dan_ca_giao.pdf