Tản Đà - Từ nhà Nho tài tử đến kiểu tác giả lãng mạn hiện đại

TÓM TẮT

Tản Đà (1889 - 1939), tác gia lớn, là hiện tượng văn học độc đáo và phức tạp vào bậc

nhất trong văn học Việt Nam cận hiện đại. Vị trí của ông trong lịch sử văn học dân tộc khó

có thể thay thế. Tản Đà - “con người của hai thế kỉ”- là gạch nối giữa hai thời kì văn học

cổ điển và hiện đại, người chuẩn bị cho sự ra đời của Thơ mới 1932 - 1945. Cũng có thể

xem ông là người mở đầu cho văn học Việt Nam hiện đại.

Đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về Tản Đà, nhưng vẫn chưa đủ. Nghiên

cứu về Tản Đà, dù là ở phương diện con người hay sáng tác của ông, vẫn còn là nhu cầu

cần thiết và lâu dài. Bài viết này xin được giới thiệu một khía cạnh nghiên cứu Tản Đà từ

tác giả nhà nho tài tử đến kiểu tác giả lãng mạn hiện đại có thể làm tư liệu tham khảo giúp

cho việc dạy – học Tản Đà và Nguyễn Tuân trong nhà trường phổ thông.

pdf6 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tản Đà - Từ nhà Nho tài tử đến kiểu tác giả lãng mạn hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
y sự 
ẩn dật tới mức phủ nhận trách nhiệm đối 
với xã hội, bỏ tinh thần nhập thế, đứng hẳn 
về phía triết lí Phật hay Lão - Trang thì trốn 
đời, tránh đời mới có ý nghĩa đối lập với 
Nho giáo. Về tư tưởng, các nhà nho Việt 
Nam vốn không triệt để, nhất quán: đã chủ 
trương nhập thế nhưng lại ca ngợi cuộc 
sống nhàn tản, thanh cao; đã tránh đời 
nhưng lại không rứt được tấm lòng ưu ái vì 
nước, vì dân. Những người ẩn dật nhiều khi 
lấy triết lí Phật và Lão – Trang để biện 
chính, vẫn chỉ đối lập với con đường công 
danh bụi bặm, chứ không đối lập với Nho 
giáo. Có một mẫu nhà nho khác, như là 
gạch nối giữa nhà nho hành đạo và nhà nho 
ẩn dật, đó là nhà nho tài tử. 
Nhà nho tài tử coi “tài” và “tình”, chứ 
không phải đạo đức, làm nên giá trị của 
con người. Đó là chỗ để họ tự phân biệt với 
người thánh hiền và họ lấy chỗ đó làm điều 
tự hào. Người “tài tử” quan niệm “tài” 
nhiều cách. Có thể là tài kinh luân như 
Nguyễn Công Trứ. Có thể là tài học vấn 
như Cao Bá Quát. Có thể là tài cầm quân, 
đánh giặc. Nhưng dù đã có tài như vậy, vẫn 
phải có thêm tài văn chương, tài cầm kì thi 
họa, những thứ nghệ thuật tài hoa, gắn bó 
với tình nữa, mới là người tài tử. Người tài 
tử mơ ước không chỉ là công danh phú quý, 
mà còn là sự nghiệp phi thường “Vòng trời 
đất dọc ngang ngang dọc” (Nguyễn Công 
Trứ), “Thay con tạo xoay con khí số” (Cao 
Bá Quát). Trong điều kiện của chế độ 
chuyên chế, muốn có sự nghiệp tất phải 
qua con đường công danh làm theo mệnh 
vua. Dù có tài, dù kiêu ngạo, người tài tử 
cũng không thể qua mặt vua để có sự 
nghiệp phi thường được. Chỉ có điều “trí 
quân trạch dân” đối với họ là để trổ tài, thử 
tài, chứ họ không quan tâm nhiều đến 
nghĩa vụ, không coi đó là mục đích cuộc 
đời như nhà nho hành đạo. 
Đối với nhà nho tài tử có khi cả sự 
nghiệp cũng chỉ là thứ quà cho người đẹp, 
ấn phong hầu cũng chỉ để đẹp lòng người 
đẹp, để có người đẹp. Người tài tử tự thấy 
mình hơn người về tài và đương nhiên là 
có tài thì có tật, một cái tật dễ thương: đa 
tình. Có tài, họ ước ao gặp được vua hiền 
để có thể lập nên sự nghiệp. Đa tình, họ 
mong có hạnh phúc lớn là gặp được người 
đẹp. Gặp được vua hiền là khó, nhưng gặp 
được người đẹp còn khó hơn: 
Minh quân lương tướng tao phùng dị, 
Tài tử giai nhân tế ngộ nan 
(Nguyễn Công Trứ) 
Người tài tử muốn có sự nghiệp để 
xứng với tài và cũng muốn có mĩ nhân để 
xứng với tình. Người tài tử cũng là nhà 
nho, nhưng lại coi trọng cá nhân. 
Người tài tử quan niệm “đa tình” không 
chỉ là say mê sắc đẹp, mà hiểu điều đó theo 
nghĩa rộng là dễ xúc động, nhiều tình cảm. 
Nhưng vì nhiều tình cảm, họ lại dễ bị lôi 
cuốn vì sắc đẹp và có nhiều xúc động nhất 
đối với những người tài sắc. Điều đó không 
được lễ giáo phong kiến chấp nhận, đồng 
tình. Nho giáo không tán thành đa tình vì 
“tình” theo thánh hiền thường gắn liền với 
“dục” – không phải là tình dục theo kiểu 
người ta hiểu ngày nay – mà “dục”, sự ham 
muốn, say mê thường dẫn dắt, thường che 
lấp, thường làm thui chột cái “tính” tức là 
cái “tâm” đạo lí trời cho, có sẵn trong con 
người. Tình làm cho con người không nhất 
tâm theo lễ, không khép mình vào trật tự. 
 60 
Cho nên Nho giáo khuyến khích một con 
người sống theo nghĩa lí khô khan, biết tiết 
dục, biết giữ tình cảm có mực thước và nhất 
là biết nghiêm cẩn giữ lễ. 
Trong tất cả thứ tình, thứ dục, thì Nho 
giáo sợ nhất là sắc đẹp đàn bà và tình yêu. 
Đó là thứ tình mạnh nhất, thứ dục thiết tha 
nhất, thứ đam mê da diết, dai dẳng, bất trị 
nhất. Cho nên đối với tình yêu, các nhà nho 
tỏ ra có nhiều nghi ngại, đặt ra nhiều lễ tiết, 
lo nghĩ, phòng phạm cẩn thận nhất. Họ cho 
sắc đẹp là một thứ “làm mất nước tan nhà”, 
một điềm “bất tường”. Gia đình xã hội đề 
cao người con gái nết na, đoan trang, đảm 
đang chứ không đề cao sắc đẹp. Họ đem 
“công, dung, ngôn, hạnh” đối lập với tài, 
sắc, tình và làm tiêu chuẩn để giáo dục con 
gái. Tuy trong tứ đức có “dung”, nhưng nữ 
dung không phải là làm cho đẹp, giữ sắc 
đẹp, mà giữ cho nét mặt dịu dàng, thuỳ mị, 
không kiêu kì; ăn mặc sạch sẽ, tề chỉnh chứ 
không cần đẹp. Không chỉ trau chuốt, làm 
dáng, mà cả trang điểm son phấn nữa cũng 
ở ngoài nữ dung. 
Nho giáo đặt ra nhiều lễ tiết ngăn cản 
con trai con gái gặp gỡ trò chuyện với nhau, 
đặt ra nhiều lời giáo huấn ngăn cấm con gái 
say mê văn chương, nghệ thuật, đặt ra 
nhiều nghi thức cho hôn lễ nhằm làm cho 
đôi vợ chồng mới cưới biết họ lấy nhau để 
làm nhiệm vụ với gia đình, ăn ở với nhau 
theo nghĩa, đối xử với nhau theo lễ. Vợ 
chồng phải biết “kính nhau như khách” chứ 
không phải yêu nhau say đắm. Không phải 
nhà nho không biết sắc đẹp, không chấp 
nhận một thứ tình nào. Trai tài gái sắc chỉ 
là lời khen ngợi xứng đôi vừa lứa khi cả hai 
bên đều trọn vẹn đức hạnh trung hiếu, đảm 
đang. Chế độ phong kiến nghi ngại tài tình, 
chèn ép người thị tài, đa tình, cho nên muốn 
sống theo tài tình, người tài tử luôn luôn 
phải chống lại sự gò bó của lễ giáo, sự khắt 
khe của tư tưởng Nho giáo. Trong lịch sử 
không ngớt vang lên những lời than vãn 
“tài tử đa cùng”, “con tạo ghét tài, ghen 
sắc”, “tài mệnh ghét nhau”, “tạo vật ghét sự 
trọn vẹn”. Dù than vãn, dù uất ức, nhà nho 
tài tử cũng không bao giờ dám chống lại 
chế độ chính trị - xã hội, chưa bao giờ dám 
chống ý thức hệ nho giáo. 
Tản Đà là người mơ ước làm “người 
học trò của Khổng Phu Tử ở Á Đông”, đến 
già vẫn day dứt về nỗi chưa làm tròn sứ 
mệnh trời giao “đem thiên lương của nhân 
loại” “xuống thuật cho đời hay”. Nhưng 
Tản Đà là nhà nho tài tử, tự coi mình là có 
tài và đa tình. Ông tự phụ về tài văn 
chương: 
Xuống ngọn bút mưa sa, gió táp 
Vạch câu thơ quỷ thảm, thần kinh 
Ở hạ giới không phải nhiều người hiểu 
được giá trị của văn chương Tản Đà nhưng 
trên tiên giới thì: 
Trời lại phê cho văn thật tuyệt, 
Văn trần được thế chắc có ít 
(Hầu Trời) 
Nhìn vào ảnh mình, Tản Đà tự trào 
một cách duyên dáng: 
Người đâu cũng giống đa tình, 
Tưởng là ai, lại là mình với ta 
Tản Đà sinh ra và lớn lên trong lúc xã 
hội tư sản đã quy định vận mệnh con 
người. 
Phận nam nhi tang bồng là chi, 
Chữ trượng phu ý khí nhường ai. 
Non sông thề với hai vai, 
Quyết đem bút sắt mài lòng son. 
Đó là một sự nghiệp cá nhân và dựa 
vào tài văn chương. Dù có muốn đua chen 
trong doanh hoàn thì người trượng phu 
không chịu nhường ai cũng chỉ có “Quyết 
đem bút sắt mà mài lòng son”. Nhưng ở 
vào thời đại con người đã trở nên thiết 
thực, văn chương, dù là “văn chương nết 
 61 
đất, thông minh tính trời”, cũng không đủ 
xiêu lòng một cô gái không đến nỗi bắc bậc 
kiêu kì! Số phận người tài tử không được 
tạo hoá ưu đãi hơn. Tản Đà không như 
Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, nhưng 
cũng không còn được chiêm ngưỡng, tán 
thưởng bằng. Trong cái xã hội san bằng đi 
nhiều sự cách biệt “không ai toàn tài mà 
cũng không ai đến vô tài”, Tản Đà không 
kiêu ngạo như Nguyễn Công Trứ và Cao 
Bá Quát. Tuy đa tình nhưng cũng không 
quá khó tính đến mức cố chấp: 
Chưa qua biển rộng khôn là sóng, 
Trừ đến non vu chẳng có mây 
Đối với mĩ nhân, ông cũng đã dễ tính 
hơn nhiều. Quy luật phát triển của người 
tài tử trong xã hội phong kiến là đi đến 
ngông cuồng, ít nhiều mang tính chất phá 
phách. Tản Đà cũng đi đến ngông cuồng. 
Nhưng cái ngông cuồng của Tản Đà hiền 
lành, ít chống đối hơn. Thời đại, cuộc sống 
xã hội tư sản, giai cấp và hoàn cảnh riêng 
làm cho con người cuả ông tài tử vấp váp, 
không phát triển theo hướng thị tài, ngông 
nghênh, phá phách, mà theo hướng đa tình 
và cuối cùng phóng túng, hưởng lạc. 
Tản Đà là nhà nho mà không phải nhà 
nho chính thống. Ông là nhà nho tài tử, cuối 
mùa sống trong một môi trường khác trước: 
xã hội tư sản. Với hai điều vừa nói ở trên 
chúng ta hiểu rõ hơn Tản Đà đã mang cái gì 
mới vào văn học lúc đó, tìm ra chỗ nhất quán 
giữa mâu thuẫn chồng chất trong hiện tượng 
Tản Đà, hiểu rõ hơn vì sao lúc đầu ông được 
hoan nghênh nhiệt liệt, nhưng chỉ sau một 
thời gian ngắn ông lại bị công chúng bỏ 
quên. Với tất cả những cái đó chúng ta lại 
hiểu thêm một mặt khác của con đường phát 
triển có quy luật từ văn học trung đại chuyển 
sang văn học hiện đại [2, 175] 
3. Trong lịch sử văn học Việt Nam, 
Tản Đà là nhà văn lớn với phong cách độc 
đáo và tài hoa. Vị trí của Tản Đà trong lịch 
sử văn học dân tộc khó có thể thay thế. Tản 
Đà sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, 
giao thời giữa hai thời đại: trung đại và 
hiện đại, giao thời giữa hai phạm trù văn 
hoá, văn học: văn hoá, văn học cổ truyền 
và văn hoá, văn học hiện đại, giao thời giữa 
hai loại hình tác giả văn học: nhà nho tài tử 
và nhà văn lãng mạn hiện đại... Ông là con 
người của hai thế kỉ, là nhà nho tài tử “đem 
văn chương bán phố phường” trong xã hội 
tư sản. Tản Đà trở thành chiếc cầu nối giữa 
hai phạm trù văn hoá, văn học, giữa hai 
loại hình tác giả. Không có Tản Đà, điều dễ 
thấy là giữa hai phạm trù văn hoá, văn học, 
giữa hai loại hình tác giả ấy sẽ có sự đứt 
đoạn. Trên con đường đi đến hiện đại, văn 
hoá, văn học Việt Nam tiếp thu ảnh hưởng 
từ nhiều nguồn nhất là ảnh hưởng từ 
phương Tây, nhưng không thể không có 
nguồn truyền thống. Trách nhiệm và vinh 
dự này thuộc về Tản Đà. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Mạnh Bổng, (lời giới thiệu), (1952), Tản Đà vận văn toàn tập, NXB 
Hương Sơn, Hà Nội. 
2. Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu - Nguyễn Trác - Nguyễn Hoành Khung - Lê Chí 
Dũng - Hà Văn Đức, (2000), Văn học Việt Nam (1900 -1945), NXB Giáo dục, 
Hà Nội. 
 62 
3. Trịnh Bá Đĩnh - Nguyễn Đức Mậu, tuyển chọn và giới thiệu, (2003), Tản Đà về tác 
gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
4. Trần Đình Hượu, (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam Trung cận đại, NXB Văn 
hoá - thông tin, Hà Nội. 
5. Nguyễn Khắc Xương, (2002), Tản Đà toàn tập, NXB Văn học, Hà Nội. 
6. Nguyễn Khắc Xương, (1995), Tản Đà thơ và đời, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội. 
7. Nguyễn Khắc Xương, (1996), Tuyển tập Tản Đà, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdftan_da_tu_nha_nho_tai_tu_den_kieu_tac_gia_lang_man_hien_dai.pdf