Lịch sử Tây Hạ và tiểu thuyết "Đôn hoàng" của Inoue Yasushi
1. Mở đầu
Thời kì nhà Tống, ở vùng Tây Bắc Trung Quốc có một vương triều đặc biệt, tự xưng
là nước Đại Hạ, dân tộc chủ yếu là Đảng Hạng; thời Bắc Tống từng đối phó với Bắc Tống
và Liêu, thời Nam Tống cùng xưng hùng với Nam Tống và Kim. Đại Hạ có tổng cộng
mười đời vua, tồn tại 190 năm (1038~1227), cuối cùng bị diệt vong dưới tay Mông Cổ.
Văn tự của họ trở thành tử ngữ, sách vở điển tịch bị mai một, lịch sử văn hóa Tây Hạ cũng
mơ hồ không rõ, dân tộc Tây Hạ đã hòa chung vào dòng chảy lớn của Trung Hoa. Người
sau gọi đó là vương triều thần bí. Vì vương triều này không lưu lại sử liệu, nên để nghiên
cứu lịch sử của họ, phải hoàn toàn dựa vào các ghi chép của Trung Hoa cổ đại, người
Trung Hoa gọi nước Hạ nằm phía Tây này là Tây Hạ. Gần tám thế kỉ sau khi vương triều
Tây Hạ diệt vong, nhà văn Nhật Bản Inoue Yasushi1 đã tái hiện lại lịch sử Tây Hạ, đặc biệt
là sức hút của chữ viết Tây Hạ, qua tác phẩm Đôn Hoàng (1959). Có thể nói, sự ra đời của
cuốn tiểu thuyết lịch sử Đôn Hoàng đã gây kinh ngạc không chỉ trên văn đàn Nhật Bản, mà
còn cả trên văn đàn Trung Quốc. Trung Quốc, một quốc gia giàu truyền thống sử học, say
mê nghiên cứu đến ngọn nguồn của mọi vấn đề, bàng hoàng khi nhận ra một lỗ hổng lớn
trong lịch sử nghiên cứu nước nhà: tại thời điểm ấy, Tây Hạ đã trở thành Ninh Hạ, cùng
một phần Tân Cương, một phần Thanh Hải, một phần Nội Mông Cổ, đều thuộc lãnh thổ
Trung Quốc, nhưng không ai biết gì về Tây Hạ; không một ấn phẩm nào, không một
nghiên cứu nào từng được thực hiện về Tây Hạ
rung Nguyên.” Hành Đức đáp. 17 Trong Trung tâm nghiên cứu phương Đông của St. Petersburg lưu giữ một quyển sách rất quan trọng tên là Văn Hải, từ điển chữ viết của người Đảng Hạng. Các chuyên gia phát hiện trong Văn Hải có hơn năm ngàn chữ Tây Hạ, trong đó có TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phan Thu Vân 15 Chàng không hề do dự khi thốt ra những lời này. Trong giấc mơ nơi trung đình Thượng Thư tỉnh, chàng từng chỉ trích sự thất bại trong chính sách Tây Hạ của nhà cầm quyền. Lúc này đây, chàng cảm thấy những lời nói ra còn thực tế và mạnh mẽ hơn khi ấy. Chỉ một người con gái nơi góc chợ ngoài thành còn mang yếu tố đủ để giúp Tây Hạ trở nên hùng mạnh. Sự tĩnh tại lạnh lùng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng một cách đáng kinh ngạc, tính cách ấy chỉ e rằng không phải bắt nguồn từ cá thể, giống như vầng tối trong đôi mắt nàng, sự trầm lặng điềm tĩnh coi mọi thứ thuộc về sinh mệnh đều nhẹ như không, tất phải bắt nguồn từ huyết mạch của dân tộc Tây Hạ. (Inoue, 2015, p.10-11) Quả thực, người Hán chưa bao giờ có ý thức học hỏi hay lưu giữ những vấn đề liên quan đến chữ Tây Hạ. Tống sử – Hạ quốc truyện (《宋史-夏國傳》) ghi chép về Tây Hạ rất giản lược khái quát, không đả động gì lắm đến chữ Tây Hạ. Ngôn ngữ này đã thất truyền được gần tám thế kỉ, hầu như không ai còn biết gì về nó. Cho đến nay, người có thể đọc hiểu chữ Tây Hạ trên toàn thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thế nhưng, Inoue Yasushi cũng giống như nhân vật Triệu Hành Đức của ông, ngay lập tức đã bị chữ Tây Hạ hớp hồn. Có lẽ vì Nhật Bản cũng giống như Tây Hạ, đã từng xây dựng hệ thống chữ viết của dân tộc mình trên nền tảng chữ Hán, rồi nhờ dịch thuật “các điển tịch đến từ phương Tây” mà dần mở mang tư tưởng và trở nên lớn mạnh. Nhân vật chính Triệu Hành Đức trong Đôn Hoàng chính vì lòng hiếu kì với một loại chữ viết kì lạ mới mẻ, mà thực hiện hành trình ngàn dặm suốt nhiều năm liền để đến được thủ phủ Hưng Khánh của Tây Hạ, học cho được loại chữ viết này. Hành trình của chàng từ Linh Châu, đến Lương Châu, đến Cam Châu, Hưng Khánh, rồi Qua Châu, Sa Châu (Đôn Hoàng) gắn chặt cùng các chặng viễn chinh của quân Tây Hạ, đồng thời cũng là hành trình khao khát giải mã văn hóa. Nhờ học vấn uyên thâm, chàng được tham gia vào công việc lập bảng đối chiếu chữ Hán và chữ Tây Hạ, trở thành một trong những người có công cho ra đời cuốn Phiên Hán hợp thời chưởng trung châu. Hành Đức lật dở cuốn sách nhỏ, rất nhiều từ ngữ do chàng tuyển chọn đập vào mắt chàng: phích lịch, hỏa diệm, cam lộ, huyền phong..., những từ liên quan đến hiện tượng tự nhiên được xếp thành một hàng, phía bên phải xếp các chữ Tây Hạ tương ứng, chữ Tây Hạ có chú cách phát âm bằng chữ Hán, chữ Hán thì kèm theo cách phát âm bằng chữ Tây Hạ. Chữ viết trên cuốn sách nhỏ cũng rất đẹp, không biết có phải do các học sinh viết hay không. Nhưng dù thế nào chăng nữa, đối với Hành Đức, cuốn sách này cũng rất đáng được giữ làm kỉ niệm. Lật sang một trang khác, là một loạt tên các con vật: mèo, chó, lợn, lạc đà, trâu, ngựa. Trang tiếp theo là các từ có liên quan đến thân thể: đầu, mắt, não, mũi, lưỡi, răng, môi. Hành Đức lật sách xem hồi lâu mới cầm bút thấm đẫm mực, viết lên phần giấy trắng khoảng 2000 chữ thường dùng. Ngày nay, các học giả gọi loại chữ viết này là chữ Tây Hạ hoặc chữ Phiên. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 5-18 16 hẹp và dài trên bìa sách mấy chữ “Phiên Hán hợp thời chưởng trung châu” (Bảo bối trong lòng bàn tay về chữ nước ngoài và chữ Hán). (Inoue 2015: 90) Trên thực tế, sách Phiên Hán hợp thời chưởng trung châu là bộ từ điển song ngữ do Cốt Lặc Mậu Tài (骨勒茂才 Gule Moucai) người Tây Hạ biên soạn, được in năm hai mươi mốt Càn Hựu, đời Hạ Nhân Tông (năm 1190), là bộ sách dạy chữ thông thường, mỗi từ đều dùng hai văn tự Phiên, Hán phân thành bốn mục, chú âm chú nghĩa cho nhau, tra cứu rất thuận tiện18. Người biết chữ Hán không biết chữ Tây Hạ, hoặc biết chữ Tây Hạ mà không biết chữ Hán đều có thể học được ngôn ngữ còn lại nhờ vào cuốn sách này19. Trong lịch sử, Lý Nguyên Hạo từng ra lệnh tất cả chính lệnh, công văn, giấy tờ đều phải sử dụng chữ Tây Hạ. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để thúc đẩy phổ cập một ngôn ngữ mới. Những người muốn làm quan, buộc phải học tiếng Tây Hạ trong thời gian ngắn nhất. Năm 1039, năm thứ hai sau khi thành lập nước Tây Hạ, các cơ quan giáo dục chuyên dạy chữ Tây Hạ đã được thành lập, trong đó có Phiên học viện. Người sáng lập chữ Tây Hạ là Dã Lợi Nhân Vinh trở thành người phụ trách đầu tiên của Phiên học viện. Nhiệm vụ của học viện này là đào tạo ra những người tinh thông cả chữ Hán lẫn chữ Tây Hạ, đồng thời tiến hành dịch sách chữ Hán ra chữ Tây Hạ. Việc dịch thuật cũng là một trong những phương thức tốt nhất để thúc đẩy truyền bá văn hóa. Như vậy, Nguyên Hạo đã sử dụng ba con đường chính để phổ cập ngôn ngữ mới cho người Tây Hạ: Dạy học, hành chính và dịch thuật và in ấn. Nhân vật Triệu Hành Đức đã được “đo ni đóng giày” để khớp với những điều kiện lịch sử này, trở thành một mắt xích quan trọng trong việc phổ biến và bảo tồn ngôn ngữ Tây Hạ, đồng thời nhờ cơ duyên trời định, góp phần lưu giữ di sản kinh Phật chùa Đại Vân, cũng là một phần di sản của thế giới này. Hành Đức quay đầu nhìn lại, chỉ thấy những con lạc đà chất đầy các kiện hàng to nhỏ lặng lẽ nối đuôi nhau dưới ánh trăng trắng bạc. Nghĩ tới việc tất cả những thứ trong các kiện hàng to nhỏ ấy đều là kinh sách, Hành Đức không khỏi cảm thấy đoàn lạc đà sau lưng chàng 18 Cuốn sách tổng cộng 37 trang, gồm 414 mục chữ, phân làm 9 loại lớn, nội dung bao gồm từ vựng liên quan đến bầu trời, mặt trời mặt trăng và các vì sao – nhật nguyệt tinh tú, sự biến hóa của giới tự nhiên, núi non sông biển, khoáng sản, thực vật và động vật, quân tử, tiểu nhân, các bộ phận cơ thể người và hoạt động của con người. Loại cuối cùng chiếm đến nửa cuốn sách, bao gồm cách xưng hô giữa thân bằng quyến thuộc, hoạt động Phật sự, kiến trúc nhà cửa, đồ dùng hàng ngày, trang sức – y phục, công cụ canh điền làm nông, cơ cấu chính phủ, trình tự tố tụng, biểu diễn nhạc khí, đồ ăn uống, đồ cưỡi ngựa, đồ dùng cho hôn sự... Cuốn sách này là một tài liệu quan trọng để nghiên cứu ngôn ngữ, chữ viết Tây Hạ và hiểu về xã hội Tây Hạ, cũng là loại sách công cụ đơn giản tiện lợi nhất dành cho người mới học tiếng Tây Hạ, là “chìa khóa” duy nhất có thể mở kho báu văn hiến Tây Hạ. 19 Năm 1909, học giả Nga Aleksey Ivanovich Ivanov đã dựa trên tài liệu này để viết bài báo khoa học có tên Nguyên cứu ngôn ngữ Tây Hạ, nhờ đó nền văn minh này mới bắt đầu được biết tới. Aleksey Ivanovich Ivanov cũng là nhà khoa học Nga đầu tiên chú ý tới những thứ văn vật Tây Hạ được mang về từ Khara – Khoto, đặt nền móng cho sự ra đời của Tây Hạ học. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phan Thu Vân 17 vô cùng đặc biệt. Sáu mươi con lạc đà to lớn đang tải kinh sách, tiến bước dưới ánh trăng ngà, thật khiến người ta xúc động, dù rằng đa số người ở đây đều không biết bên trong hàng hóa có những gì. Hàng Đức không khỏi cảm thấy chàng lăn lộn chốn biên thùy suốt bao năm qua, có lẽ chính là vì đêm nay. (Inoue, 2015, p.156) Inoue Yasushi viết tiểu thuyết lịch sử, nhưng trong một số chi tiết quan trọng, ông vẫn sẵn sàng “phớt lờ” lịch sử, giống như ông đã cố tình “đánh tráo” nhân vật lịch sử Cốt Lặc Mậu Tài với nhân vật hư cấu Triệu Hành Đức để nhấn mạnh hơn được niềm đam mê văn tự, và rộng hơn là văn hóa – văn minh của nhân vật. Cùng năm 1959, sau khi Inoue Yasushi cho ra đời tác phẩm Sói xám, nhà văn, nhà phê bình Shōhei Ōoka (大冈升平) đã chất vấn phương pháp sáng tác của Sói xám và các tác phẩm trước, cho rằng tiểu thuyết lịch sử phải dựa trên sự thật lịch sử chứ không phải dựa vào sáng tác của tác giả để sửa đổi lịch sử. Nhân đó, Inoue Yasushi lần đầu tiên giải thích quan điểm về tiểu thuyết lịch sử của mình: Tiểu thuyết lịch sử trước tiên phải là tiểu thuyết chứ không phải lịch sử, không thể đánh đồng sự thực lịch sử và tiểu thuyết lịch sử. Tiểu thuyết lịch sử chỉ cần là tiểu thuyết, thì không thể không thêm những lí giải của tác giả vào giữa những sự thực lịch sử. Mỗi con người từng tồn tại trong lịch sử chắc đều có lúc nhìn lại để thấy mình chẳng khác nào một con lạc đà, lưng chất đầy những thứ tích lũy được của cả cuộc đời, lặng lẽ đi xuyên sa mạc dưới ánh trăng, tìm một chỗ cất giấu để truyền lại cho thế hệ sau. Đích đến cuối cùng của Đôn Hoàng, không phải là tái hiện lịch sử, mà dùng lịch sử như một “ngụ ngôn” nhằm diễn đạt những tư tưởng sâu sắc hơn về con người, về nhân loại. 5. Kết luận Tây Hạ, một “quốc gia thần bí”, một quốc gia chìm khuất đang dần được khơi gợi lại trong lịch sử hiện đại, đã đưa đến chất liệu sáng tác thú vị và khả tín, đồng thời tạo nên không gian rộng lớn vô biên cho trí tưởng tượng. Tiểu thuyết lịch sử của Inoue Yasushi đã cân bằng được cả hai khía cạnh này, qua đó gửi gắm những thông điệp đặc sắc của tác giả về cá tính dân tộc, cũng như giá trị trường tồn của văn minh. Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Hải Ba 陈海波. (2016). Tây Hạ giản sử 西夏简史. NXB Dân chủ và Kiến thiết 民主与建设出版社. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 5-18 18 Inoue Yasushi 井上靖. Lưu Mộ Sa 刘慕沙 dịch. (2015). Đôn Hoàng 敦煌. NXB Văn nghệ tháng 10 Bắc Kinh 北京十月文艺出版社. THE HISTORY OF WESTERN XIA EMPIRE AND INOUE YASUSHI'S HISTORICAL NOVEL TONKO Phan Thu Van Ho Chi Minh City University of Education * Corresponding author: Phan Thu Van – Email: vanpth@hcmue.edu.vn Received: 21/3/2019; Revised: 29/3/2019; Accepted: 20/4/2019 ABSTRACT This study introduces the history of Western Xia empire (Xixia) and explores the reason why Inoue Yasushi's historical novel Tonko (1959) is built on the context of a country that has been forgotten in history. Keywords: Inoue Yasushi, Tonko, historical novel, Western Xia empire (Xixia)'s history.
File đính kèm:
- lich_su_tay_ha_va_tieu_thuyet_don_hoang_cua_inoue_yasushi.pdf