Sử dụng điển cố, điển tích trong thơ Trịnh Hoài Đức

TÓM TẮT

Sử dụng điển tích, điển cố là một trong những thư pháp quen thuộc của thơ ca trung

đại. Cũng như nhiều nhà thơ Việt Nam khác, Trịnh Hoài Đức sử dụng khá thành công hình

thức nghệ thuật này. Trong tác phẩm Gia Định tam thập cảnh, ông đã sử dụng nhiều điển

tích, điển cố có nguồn gốc từ Trung Quốc. Điều đó đã góp phần làm cho tác phẩm thêm

giàu hình ảnh, hàm súc và cao nhã.

pdf5 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Sử dụng điển cố, điển tích trong thơ Trịnh Hoài Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
g 
sáng tạo và tính độc lập của mình về tư 
tưởng, nghệ thuật trong sáng tác, đặc biệt 
là nghệ thuật sử dụng điển cố. 
2. Trịnh Hoài Đức (1765 – 1825) tự 
Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai, là một nhà thơ, 
nhà văn và là một sử gia nổi tiếng của 
Việt Nam trong thế kỉ XVIII. Quê gốc của 
ông ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông 
nội của Trịnh Hoài Đức làm quan dưới 
triều Minh, sau khi triều Minh sụp đổ, 
ông đưa cả gia đình sang Việt Nam cư 
ngụ tại dinh Trấn Biên (nay là Biên Hoà, 
Tỉnh Đồng Nai). Trịnh Hoài Đức học 
rộng tài cao, đỗ đạt làm quan, là một công 
thần của triều Nguyễn, đã giúp cho vua 
Gia Long rất nhiều về các phương diện 
ngoại giao, chính trị và kinh tế. Bộ Gia 
Định thành thông chí là một công trình có 
giá trị cao về lịch sử, địa lí và văn hoá của 
miền Nam bộ. Nội dung tập sách ghi chép 
đầy đủ và tỉ mỉ về núi sông, khí hậu, việc 
thành lập các trấn, thành trì, cũng như về 
phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt 
của người dân Nam Bộ. 
Riêng Gia Định tam thập cảnh trong 
Gia Định thành không khí, tác giả Trịnh 
Hoài Đức sử dụng ba mươi sáu điển cố 
trong 18/30 bài thơ. Đó là các bài: Gia 
Định kim thành, Hoa Phong cổ luỹ Mai 
khâu túc hạc, Liên chiểu miên âu, Phù Gia 
điếu nguyệt, Lâu Viên giác liệp Điển cố 
xuất hiện với tần suất khá nhiều trong Gia 
Định tam thập cảnh, chủ yếu đề cập tới 
những nhân vật nổi tiếng, các nội dung 
trích từ Kinh thi và các tích xưa như: Lâm 
Bô - ẩn sĩ đời Tống, Nghiêm Lăng thời 
Đông Hán, bà Hậu phi - vợ vua Văn 
Vương nhà Hán, Ngũ Đinh - vị thần thời 
khai thiên lập địa, vua Phục Hy và Hoàng 
Đế - thời cổ của Trung Hoa, nhà thơ Khuất 
Nguyên, Thiệu Bình đời Tống 
Dựa vào điển cố, có những lúc tác giả 
đưa người đọc miên man bên dòng suy tư 
về những chuyện trong quá khứ, về một 
tình bạn thuở hàn vi như Nghiêm Quang và 
Hán Quang Vũ chẳng hạn: 
Tuý ngoạ thương giang tầm vãng sự, 
Nghiêm Lăng tằng thị bố y giao. 
(Phù Gia điếu nguyệt) 
(Say nằm nơi dòng sông lạnh mà ôn lại 
việc đã qua, 
Nghiêm Lăng xưa từng là bạn áo vải). 
Cũng có lúc tác giả lại mang niềm 
thương cảm đến cho người đọc cũng từ 
những nhân vật, những con người của quá 
 29 
khứ. Chẳng hạn trong bài Quang Hoá hồ 
già, chỉ một hồi kèn vang lên nhưng đã 
thúc giục nhà thơ trở về với biết bao kí ức. 
Tiếng kèn nối liền tình hữu nghị thắm thiết 
giữa hai đất nước Việt – Miên 
(Campuchia). Tiếng kèn làm lay động đến 
cả không gian, làm cho mây thu cũng ngập 
ngừng bay. Nơi miền biên ải xa xôi ấy, 
người lính chợt buồn theo cỏ mới, để rồi 
như thấu hiểu cái chết uất ức của Lí Tướng, 
cái thần trong khúc đàn ai oán của Chiêu 
Quân mà nhập điệu cùng nhau. Bài thơ 
tưởng chừng như một lời chia sẻ nỗi buồn 
với những người ở tận phương trời Trung 
Hoa nhưng thật ra là lời an ủi, cảm thông 
với vất vả, thiệt thòi của những người lính 
đang canh gác nơi miền biên ải của nước 
Việt thân yêu 
Đặc biệt Liên chiểu miên âu có đến 4 
điển cố gồm: phù tung (theo Thi nghĩa sớ), 
điển vong cơ (trong điển âu lộ vong cơ, 
điển cựu minh (trong điển âu minh), thu 
tang thổ (mượn ý ở bài Xi hiệu trong Kinh 
thi). Nếu vong cơ trong điển “âu lộ vong 
cơ” được hiểu theo nghĩa bạn với con âu, 
con cò mà quên việc đời (tức chỉ người ở 
ẩn) và cựu minh do điển “âu minh” cũng 
chỉ người ở ẩn chốn mây nước như có ước 
hẹn làm bạn với chim âu thì đích thực bài 
thơ chính là lời kí thác tâm sự của tác giả. 
Cái tài của nhà thơ ở chỗ, ông viết về một 
hình ảnh bình thường nhưng đằng sau nó là 
một sức công phá to lớn. Dẫu có quy ẩn 
hay không thì người hiền sĩ ấy luôn giữ 
phẩm giá và nhân cách trong sạch của 
mình. Liên chiểu miên âu vừa có cái trang 
nhã, vừa mang chất phong lưu thoát tục 
của người hiền sĩ là vậy: 
Âm âm hạm đạm thủy trung tiêu, 
Dục bãi sa âu liễm ngọc kiều () 
Vong cơ nhàn khách chẩm hương miêu. 
(Hoa sen vươn cao lên trong nước, bóng 
râm mát, 
Chim le le tắm xong thu lông ngọc 
lại () 
Quên đời, khách nhàn gối đầu vào búp 
thơm). 
Bốn bài thơ khác có đến 3 điển cố. 
Trong đó, bài Gia Định kim thành có: Kim 
thành (do chữ Kim thành thang trì), cửu 
ngũ long phi (là hào 95 trong quẻ Càn 
sách Chu Dịch, hào từ là Long phi tại 
thiên), tam thiên hổ bái (do chữ hổ bôn 
tam thiên); Trong bài Thuỳ Vân quất phố 
có: Đắc nhĩ lương nô lũ bất hiềm (do điển 
Lí Xung trồng quít trong Tương Dương 
kí), Trung phẫn (chỉ nhà thơ Khuất 
Nguyên), Hiếu tâm trường cảm bội hương 
điềm (do tích số 13 trong Nhị thập tứ 
hiếu); Trong bài Mĩ Tho dạ vũ có: Trạc 
anh (dựa vào Ngư phủ từ của Khuất 
Nguyên), Hòe thị (theo sách Tam phụ 
hoàng đồ), Tang Lâm (dựa vào tích đời 
Thành Thang nhà Thương) Những điển 
cố có mặt trong Gia Định tam thập cảnh 
nhiều nhất là điển cố về các nhân vật nổi 
tiếng, các tích về việc xây dựng đất nước, 
về nền thái bình thịnh trị Đó là tâm 
trạng của người vừa tham gia chiến tranh 
vừa tự hào với chiến công đạt được, đồng 
thời được thừa hưởng những ân phúc lớn 
lao của triều đình ban tặng. Vì vậy, Gia 
Định tam thập cảnh lúc nào cũng mang 
âm hưởng của tinh thần lạc quan, của 
người thành đạt trong cuộc đời. Hơn cả, 
đó là lòng yêu cuộc sống, biết sống vì mọi 
người, điều đó đã tạo cho nhà thơ tâm 
trạng an vui như thế. 
Cách sử dụng điển cố của Trịnh Hoài 
Đức không gây cho người đọc cảm giác 
khó hiểu, xa vời mà ngược lại. Bởi nhà thơ 
diễn đạt chúng một cách tự nhiên, thoải 
mái, không khô khan trần trụi, cũng không 
quá trau chuốt, vừa đủ tạo cho người đọc 
 30 
sự kích thích liên tưởng. Chính những 
ngôn ngữ gián tiếp này biểu đạt một cách 
sâu sắc giá trị nội dung tư tưởng của tác 
giả. Chẳng hạn bài thơ Quang Hoá Hồ già: 
Lí tướng ai ngâm đồng nhập điệu, 
Minh phi oán khúc nhược lưu thần. 
(Cùng nhập điệu với tiếng ngâm buồn 
của Lí Quảng, 
Có cái thần của khúc đàn ai oán Chiêu 
Quân). 
Điển cố đã khơi gợi lại một câu 
chuyện, đưa quá khứ hiện diện lên trang 
thơ. Điển cố như một loại hình ngôn ngữ 
gián tiếp với hai lần giá trị biểu trưng: đó là 
những từ ngữ không biểu đạt hàm ý ngay 
trong bản thân từ mà thay thế cho một câu 
chuyện, một sự tích. Một lần nữa, những 
câu chuyện, sự tích ấy lại chuyển tải một 
nội dung ý nghĩa nhất định và nội dung ý 
nghĩa ấy mới là cái đích hướng tới của các 
tác giả. Đây là hai cấp độ ý nghĩa của điển 
cố, trong đó cấp độ thứ hai thường gặp 
trong văn học hơn cả. Tác giả sử dụng 
chúng nhằm để diễn đạt nội dung chứ nó 
không hẳn khơi gợi nguồn cảm hứng. Vì từ 
hình thức sự vật, người ta nhìn thấy ngụ ý 
bên trong. Điển cố luôn mang hai nghĩa, 
nghĩa đen và nghĩa bóng. Xuyên qua lớp 
nghĩa đen, đến lớp nghĩa bên trong mới 
thực sự tìm thấy bản chất của vấn đề. Nếu 
khéo sử dụng điển cố thì những chữ ngắn 
gọn hàm chứa ý nghĩa sâu xa là phương 
tiện diễn đạt tốt nhất, giúp lời, ý thêm đậm 
đà, lí thú. Chọn điển cố hay có thể làm tăng 
cái đẹp, hàm súc trong lời thơ, nhanh 
chóng đạt hiệu quả “ngôn hữu tận nhi ý vô 
cùng” (lời hết nhưng ý không cùng) [1]. 
Chẳng hạn, khi ca ngợi triều đại thịnh 
vượng, nhà thơ dựa vào điển thuỳ củng nhi 
thiên hạ trị (ông vua ngồi một chỗ mà thiên 
hạ bình trị) trong Kinh thi. Muốn nói lên 
khí tiết cao nhã, trong sạch, tác giả mượn 
điển tích Lâm Bô - ẩn sĩ đời Tống, người 
không cầu danh lợi để tự khẳng định bản 
thân: 
Mộng lí kí bằng Lâm xử sĩ, 
Mạc lai u hác nhiễu khiên triền. 
(Trong mộng gửi nương xử sĩ họ Lâm, 
Đừng đến chốn thanh u mà quấy nhiễu 
mãi). 
Điển cố trong Gia Định tam thập cảnh 
được sử dụng để tăng cường lượng thông 
tin biểu đạt, tính hàm súc cho bài thơ. 
Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc 
thể hiện giá trị biểu cảm của câu thơ. Qua 
những tích đó, sức truyền cảm, tính hàm 
súc của bài thơ càng tăng lên mạnh mẽ. Vì 
chúng trước hết được bắt nguồn từ trong 
sách vở thánh hiền nhưng khi vào thơ 
Trịnh Hoài Đức, được ông tái hiện lại một 
cách gần gũi với hiện thực đương thời, làm 
cho người đọc dễ nắm bắt, dễ thông thuộc 
hơn như: 
Vong cơ nhàn khách chẩm hương 
miêu. 
(Quên đời, khách nhàn gối đầu vào búp 
thơm) 
Hoặc: 
Cựu minh do đãi trục lai triều. 
(Hẹn cũ còn chờ nước triều lên) 
Cả vong cơ lẫn cựu minh đều chỉ khí 
tiết của người nho sĩ, vì không thích nhập 
thế, họ tìm về chốn mây nước để ở ẩn, để 
quên đời, để làm bạn thanh sạch với chim 
âu. Muốn nói rõ ý định của mình, tác giả 
thật khó giải bày cho cặn kẽ. Nhưng khi 
khái quát hai điển cố trên, tác giả đã diễn 
đạt một cách trọn vẹn tâm tư của mình mà 
lời thơ vẫn thanh nhã, tinh tế. Vì thế, Liên 
chiểu miên âu nói về chim le nhưng thực ra 
là để nói về con người, triết lí chiều sâu 
trong thơ Trịnh Hoài Đức luôn làm người 
đọc phải tự vấn là thế. Điển cố chính là 
“trợ thủ đắc lực để lời được nhẹ nhàng, ý 
 31 
được thanh tao, nghiêm túc”[2]. 
3. Việc vận dụng hệ thống điển cố 
trong thơ Trịnh Hoài Đức vừa thể hiện 
được đặc trưng hình thức của thơ ca trung 
đại, vừa là nét độc đáo trong lối thể hiện 
bút pháp nghệ thuật của nhà thơ. Điều đó 
chứng tỏ, nhà thơ phải có vốn văn hoá 
uyên bác mới có thể sử dụng một cách hiệu 
quả điển cố để tăng cường khả năng biểu 
đạt của nó, phù hợp với kiểu tư duy hình 
tượng, lối suy nghĩ sâu sắc, thâm thuý, sự 
ưa chuộng, bộc lộ cái thần, cái cốt lõi, nói 
ít hiểu nhiều của con người Việt Nam thời 
trung đại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lixêvic. I. X (2000), Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc (Trần Đình Sử dịch), Nxb. 
Giáo dục, Hà Nội. 
2. Đoàn Ánh Loan (2003), Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố, Nxb. Đại học Quốc gia 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
3. Nguyễn Lộc (1990), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, 
Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 
4. Phương Lựu (2006), Tập 1 - Tuyển tập, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 
5. Huỳnh Minh (2001), Gia Định xưa, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 
6. Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại, Nxb. Giáo dục, 
Hà Nội. 
7. Nhiều tác giả (2002), Nam Bộ đất và người, Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí 
Minh, Nxb. Trẻ. 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_dien_co_dien_tich_trong_tho_trinh_hoai_duc.pdf