Quan điểm hệ thống động trong dạy học Ngữ văn

Bài viết phân tích cơ sở và vai trò của việc vận dụng quan điểm hệ thống

động - một quan điểm dạy học tích cực, gắn với giao tiếp - trong dạy học Ngữ

văn. Từ đó, góp thêm một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc lĩnh hội, phân tích

và đánh giá từ ngữ trong hoạt động giao tiếp nói riêng và trong dạy học Ngữ

văn nói chung.

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Quan điểm hệ thống động trong dạy học Ngữ văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
việc, giáo viên 
đánh giá được đặc điểm nhận 
thức, mức độ lĩnh hội tri thức, 
khả năng thành thạo của học 
sinh như sẵn sàng chấp nhận 
ý kiến của người khác, đưa ra 
ý kiến mới, khả năng tìm kiếm 
thông tin.
Trong dạy học, giáo viên 
cần theo dõi tất cả các học 
sinh trong lớp. Tuy nhiên, đối 
với những học sinh có những 
nét đặc biệt về cách học hay 
kết quả học tập thì cần có sự 
quan tâm hơn và tìm ra những 
nguyên nhân của những mặt 
hạn chế để giúp các em khắc 
phục.
2.3.2. Sử dụng câu hỏi, bài 
tập để kiểm tra đánh giá học 
sinh trong quá trình học tập
Đặt câu hỏi cho học sinh 
trong quá trình dạy học nhằm 
mục đích lôi cuốn học sinh vào 
bài học, giúp học sinh tư duy 
và diễn đạt bằng lời những 
suy nghĩ của mình một cách 
khoa học, đồng thời giúp học 
sinh tự đánh giá được mức độ 
lĩnh hội tri thức. Các câu trả lời 
của học sinh sẽ cho giáo viên 
những thông tin cần thiết về 
từng học sinh và tập thể lớp để 
điều chỉnh giảng dạy và giúp 
học sinh khắc phục những 
thiếu sót. 
Trong dạy học Lịch sử ở 
trường phổ thông, có rất nhiều 
loại câu hỏi, bài tập để kiểm tra 
đánh giá học sinh:
- Các câu hỏi, bài tập tái 
hiện được sử dụng trong dạy 
học Lịch sử gợi lại những kiến 
thức đã học để tiếp thu kiến 
thức mới hoặc làm cơ sở cho 
việc khái quát hoá, hệ thống 
hoá kiến thức.
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 13
S
Ố
 0
4
 N
Ă
M
 2
0
18- Các câu hỏi, bài tập phân 
tích trong dạy học Lịch sử 
nhằm chia tách sự kiện, hiện 
tượng lịch sử thành các khía 
cạnh nhỏ, vấn đề nhỏ với các 
dấu hiệu và thuộc tính chung 
của chúng và các mối quan hệ 
của chúng theo một hướng 
nhất định.
- Câu hỏi, bài tập khái 
quát là các câu hỏi, bài tập rút 
ra những nét chung của các 
sự kiện, rút ra đặc điểm và các 
kết luận, nhận xét về quá trình 
lịch sử.
- Câu hỏi, bài tập so sánh, 
đối chiếu là loại câu hỏi, bài 
tập so sánh để rút ra cái chung 
và cái riêng, giống và khác 
nhau, tiêu biểu và đặc thù các 
sự kiện, thời kỳ lịch sử.
Tùy theo từng đối tượng 
học sinh, nội dung bài học mà 
giáo viên lựa chọn loại câu hỏi, 
bài tập phù hợp để kiểm tra 
đánh giá được mức độ tiếp 
nhận kiến thức của học sinh 
từ đó có cách điều chỉnh cho 
thích hợp.
Ví dụ, khi dạy bài 17: Nước 
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 
sau ngày 2-9-1945 đến trước 
ngày 19-12-1946 (Sgk Lịch 
sử 12, chương trình Chuẩn), 
ở mục I- Tình hình nước ta sau 
cách mạng tháng Tám năm 
1945, trong quá trình trình bày 
về tình hình nước ta sau cách 
mạng tháng Tám 1945, giáo 
viên đặt câu hỏi: Vì sao sau 
Cách mạng tháng Tám 1945, 
nước ta có 90% dân số bị mù 
chữ?. Trả lời câu hỏi này đòi hỏi 
học sinh phải liên hệ với kiến 
thức đã học trước đó. Qua việc 
học sinh trả lời câu hỏi, giáo 
viên đánh giá được mức độ 
nắm kiến thức của học sinh, 
từ đó điều chỉnh quá trình dạy 
của mình cho phù hợp. 
Kiểm tra đánh giá việc 
thực hiện các bài tập về nhà.
Thông qua việc giao bài 
tập về nhà và kiểm tra việc 
học sinh thực hiện bài tập 
như thế nào, giáo viên sẽ có 
được nhiều thông tin về kết 
quả cũng như thái độ học tập 
của học sinh. Khi giáo bài tập 
về nhà, giáo viên cần thiết kế 
và suy nghĩ cẩn thận, không 
nên giao bài tập một cách vội 
vã, có sự giải thích đối với các 
bài tập, cần lường trước những 
khó khăn của học sinh đối với 
các bài tập được giao.
Bài tập về nhà phải chú ý 
rèn luyện khả năng vận dụng 
kiến thức, thể hiện vai trò tự 
lực của học sinh. Vì thế bài tập 
không nên quá đơn giản, chỉ 
sao chép lại tài liệu mà nó đi 
vào chiều sâu kiến thức, đòi 
hỏi học sinh phải suy nghĩ, vận 
dụng, liên hệ giữa các đơn vị 
kiến thức. Bài tập có thể được 
ra dưới dạng một câu hỏi tổng 
hợp. Giáo viên cần đầu tư công 
sức để thiết kế các bài tập thật 
hấp dẫn. Những loại bài tập 
này cần mang tính tổng hợp 
cao, nội dung được biến đổi 
để tạo trở ngại nhất định trong 
việc tìm kiếm câu trả lời
Khi học xong bài bài 17: 
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng 
hòa từ sau ngày 2-9-1945 
đến trước ngày 19-12-1946 
(Sgk Lịch sử 12, chương trình 
Chuẩn), giáo viên ra bài tập về 
nhà cho học sinh như sau: Lập 
niên biểu các sự kiện phản ánh 
chủ trương và biện pháp đấu 
tranh của Đảng, chính phủ và 
Chủ tịch Hồ Chí Minh để chống 
thù trong giặc ngoài ở hai thời 
kì (2 - 9 - 1945 đến trước 6-3-
1946 và từ 6-3-1946 đến trước 
19-12-1946 theo các nội dung:
- Chủ trương đó là gì?
- Việc thực hiện chủ trương 
đó ra sao?
- Vì sao Đảng và Chủ tịch 
Hồ Chí Minh lại chọn chủ trương 
đó?
Kiểm tra đánh giá theo 
hướng phát triển năng lực 
của học sinh cần tăng cường 
các bài tập bằng câu hỏi rèn 
luyện kỹ năng thực hành bộ 
môn như: Lập niên biểu, vẽ sơ 
đồ, đồ thị, bản đồ diễn biến 
các phong trào cách mạng. 
Ngoài ra, nên tạo điều kiện 
cho học sinh làm việc với SGK 
(nghiên cứu trước) bằng các 
câu hỏi, bài tập yêu cầu tóm 
tắt nội dung, lập dàn ý các bài 
trong SGK sẽ học. Tập vẽ sơ 
đồ, biểu đồ nghiên cứu và tìm 
hiểu các câu hỏi trong SGK. 
Việc yêu cầu học sinh làm việc 
với SGK cần phải tạo hứng thú 
để các em tìm các tư liệu bổ 
sung (sưu tầm tranh ảnh, các 
mẫu chuyện, số liệu...) hay tìm 
thêm các sử liệu địa phương 
có liên quan.
2.3.3. Làm bài kiểm tra 
ngắn
Các bài kiểm tra ngắn như 
kiểm tra 15 phút thường cung 
cấp những căn cứ tốt để giáo 
viên theo dõi và đánh giá sự 
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN14
T
Ạ
P
 C
H
Í 
K
H
O
A
 H
Ọ
C
 C
Ô
N
G
 N
G
H
Ệ
 V
À
 M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G tiến bộ của học sinh, giúp giáo 
viên đánh giá học sinh đầy đủ 
hơn, kịp thời khuyến khích họ 
nỗ lực học tập. Các bài kiểm tra 
ngắn thường soạn nhanh và ít 
tốn thời gian, đồng thời giúp 
giáo viên phân tích những 
điểm mạnh, điểm yếu của học 
sinh, giúp học sinh tự đánh giá 
để bản thân thấy được sự cần 
thiết cố gắng trong học tập. 
Các bài kiểm tra ngắn giúp 
giáo viên thu được các phản 
hồi nhanh chóng từ học sinh, 
từ đó cải tiến kịp thời việc 
giảng dạy.
Khi học xong tiết 1, bài 17: 
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng 
hòa từ sau ngày 2-9-1945 
đến trước ngày 19-12-1946 
(Sgk Lịch sử 12, chương trình 
Chuẩn), giáo viên cho học sinh 
làm bài kiểm tra 15 phút với 
câu hỏi như sau: Em có nhận 
xét gì về chủ trương của Đảng 
trong việc giải quyết những khó 
khăn của tình hình nước ta sau 
cách mạng tháng Tám 1945?. 
Với câu hỏi này, học sinh trình 
bày ý kiến của mình thông qua 
những kiến thức đã được học. 
Trả lời câu hỏi, năng lực đánh 
giá sự kiện lịch sử của học sinh 
sẽ được rèn luyện. 
2.3.4. Tổ chức cho học sinh 
tự đánh giá và đánh giá theo 
nhóm
Giáo viên cho học sinh tự 
đánh giá để các em thấy được 
điểm mạnh, điểm yếu của 
mình, tự nhận thấy sự tiến bộ 
của mình để có động lực phấn 
đấu. Tự đánh giá của học sinh 
tiến hành thông qua việc học 
sinh tự đánh giá các bài tập 
hoàn thành tại lớp, tự đánh 
giá bài tập mà mình đã hoàn 
thành sau khi thông qua thảo 
luận trong nhóm. Cách đánh 
giá này không chỉ hình thành 
cho học sinh năng lực tự đánh 
giá mà còn giúp cho giáo viên 
đánh giá được sự tiến bộ của 
học sinh nhanh chóng và có 
hiệu quả. 
 Trên đây là đề xuất một 
số biện pháp kiểm tra đánh 
giá quá trình học tập của học 
sinh theo hướng phát triển 
năng lực. Ngoài ra, tùy điều 
kiện giáo viên có thể sử dụng 
nhiều biện pháp và công cụ 
kiểm tra khác ví dụ như kiểm 
tra các hoạt động thực hành 
của học sinh trong quá trình 
học tập, lập hồ sơ học tập của 
học sinh...để rèn luyện và phát 
triển các năng lực tương ứng.
3. Kết luận
Giáo dục phổ thông 
nước ta đang thực hiện bước 
chuyển từ chương trình giáo 
dục tiếp cận nội dung sang 
tiếp cận năng lực của người 
học. Để đảm bảo được điều 
đó, chúng ta đang từng bước 
chuyển từ phương pháp dạy 
học theo lối “truyền thụ kiến 
thức một chiều” sang dạy cách 
học, cách vận dụng kiến thức, 
rèn luyện kĩ năng, hình thành 
năng lực và phẩm chất, đồng 
thời thực hiện chuyển cách 
đánh giá kết quả giáo dục từ 
nặng về kiểm tra trí nhớ sang 
kiểm tra, đánh giá năng lực 
vận dụng kiến thức giải quyết 
vấn đề, phát triển năng lực của 
người học. 
Chú trọng kiểm tra, đánh 
giá quá trình là một nội dung 
trong đổi mới kiểm tra, đánh 
giá theo hướng phát triển 
năng lực của học sinh trong 
dạy học Lịch sử hiện nay. 
Thông qua kiểm tra, đánh giá 
quá trình giáo viên có thể biết 
được mức độ học sinh lĩnh 
hội kiến thức đạt được so với 
mục tiêu mình đặt ra trong 
giảng dạy, tạo điều kiện cho 
giáo viên nắm vững hơn tình 
hình học tập của học sinh, 
từ đó điều chỉnh lại cách dạy 
của mình để hoàn thiện hơn. 
Với ý nghĩa đó, kiểm tra, đánh 
giá quá trình được xem như 
là một phương pháp dạy học 
tích cực./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo 
(2014), Tài liệu tập huấn dạy học và 
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo 
định hướng phát triển năng lực học 
sinh môn lịch sử cấp THPT, Vụ Giáo dục 
trung học - Chương trình phát triển 
giáo dục trung học, Hà Nội.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo 
(2014), Chương trình tổng thể giáo dục 
phổ thông, Hà Nội.
 [3]. Nguyễn Thị Côi (2011), 
Các con đường, biện pháp nâng cao 
hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ 
thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[4]. Trần Trung Dũng (2014), 
“Tổ chức hoạt động dạy học ở trường 
trung học phổ thông theo định 
hướng phát triển năng lực học sinh”, 
Tạp chí Khoa học và Giáo dục,(số 
106), tr 7-9. 
[5]. Trần Văn Hiếu (2013), Giáo 
trình đánh giá trong giáo dục, NXB 
Đại học Huế. 
[6]. Đặng Văn Hồ (2011), Tập 
bài giảng chuyên đề Kiểm tra - đánh 
giá trong dạy học Lịch sử ở trường 
trung học phổ thông, Trường Đại học 
Sư phạm, Đại học Huế.
[7]. Nguyễn Công Khanh 
(2013), “Xây dựng khung năng lực 
trong chương trình giáo dục phổ 
thông sau năm 2015”, Tạp chí Khoa 
học và Giáo dục, (số 95), tr 1-4, 8.
[8]. Nguyễn Công Khanh (Chủ 
biên), Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung 
(2014), Kiểm tra đánh giá trong giáo 
dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_he_thong_dong_trong_day_hoc_ngu_van.pdf