Khảo sát hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong một số cấu trúc điều kiện tiếng Việt

Theo Searle, khái niệm hành vi ngôn ngữ gián tiếp được hiểu là một hành động tại lời

(illocutionary act) được thực hiện một cách gián tiếp qua việc thực hiện một hành động tại lời

khác [7,168]. Hay nói như Nguyễn Thiện Giáp, đó là “hành động ngôn từ được thực hiện ở

những phát ngôn có quan hệ gián tiếp giữa một chức năng và một cấu trúc” [5,55], phân biệt

với hành động ngôn từ trực tiếp (khi có quan hệ trực tiếp giữa một chức năng và một cấu

trúc).

Cấu trúc điều kiện là một trong những cấu trúc mà ngữ nghĩa và ngữ pháp của nó tỏ ra

thích hợp trong việc thực hiện hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Trong hội thoại, thông qua ngữ

cảnh và tình huống giao tiếp, một phát ngôn điều kiện trần thuật hoặc một phát ngôn điều

kiện nghi vấn có thể được chuyển đổi thành một hành vi gián tiếp mà ở đó hành vi “cố hữu”

của nó đã bị chuyển đổi sang một hành vi khác

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Khảo sát hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong một số cấu trúc điều kiện tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 nhau vì đều biểu hiện lời khuyên. Câu (a) là một lời khuyên trực 
tiếp, là một câu ngôn hành; câu (b) cũng là một lời khuyên nhưng là hệ quả rút ra từ cấu trúc 
mệnh đề của câu nói và cả tình huống, nghĩa là một hành động ngôn từ gián tiếp. Trong 
trường hợp “tôi có tiền” hoặc tôi có điều kiện như anh (“tôi là anh”), tôi sẽ mua căn nhà đó, 
nghĩa là người nói đã thiết lập một tiền đề: theo tôi, đó là căn nhà đáng mua. Khi người nói tự 
đặt mình vào tình huống như thế, người nghe sẽ rút ra kết luận: mình có điều kiện để mua, thế 
thì tại sao mình không mua? Dĩ nhiên, trong trường hợp này cái kết luận “nên mua” là kết 
luận của người nghe chứ không phải của người nói. (Trong một số tình huống nhất định, cái 
trường hợp cụ thể được nêu ra có thể rơi vào một nhân vật khác, chẳng hạn: “nếu là anh 
Nam”, “nếu tôi là người có thu nhập thấp” v.v.). 
3.4. Hành vi gián tiếp cảnh báo, hăm dọa, răn đe 
Xét hai phát ngôn sau: 
(22) a. Nếu mày làm thế nữa tao sẽ đánh chết. 
b. Nếu mày nói dối thì đừng có trách. 
Trong câu (a) người nói thông báo một khả năng xấu sẽ xảy ra cho người nghe, trong trường 
hợp người nghe vẫn / tiếp tục “làm thế”. Câu (b) cũng tương tự, có điều khác là khả năng xấu 
đó không được diễn đạt cụ thể mà chỉ là một hàm ý: người ta trách ai đó khi ai đó làm điều 
gây hại cho mình; “đừng có trách” hàm ý rằng tôi sẽ gây hại cho anh trong trường hợp anh 
nói dối. Hai câu trên đều có hiệu lực gián tiếp là răn đe (a), và hăm dọa (b). 
 Đôi khi ý định cảnh báo, răn đe, hăm dọa được thực hiện thông qua một quan hệ phức tạp 
hơn rất nhiều giữa người nói và người nghe. Chẳng hạn đoạn đối thoại sau: 
(23) – Thế nào Hương? 
 7 
– Anh ấy chả có việc gì ở đây, để anh ấy đi thôi. 
Vẫn tưởng chỉ là nỗi giận dỗi của Hương khiến cô xử sự như thế. Chị quyết định: 
– Kệ mày, tao giữ nó lại đã, có chuyện. 
– Nếu chị định đuổi em đi thì tùy chị. 
Nhân vật Hương đưa ra “tối hậu thư” như thế là dựa vào một quan hệ mà cả hai người 
(Hương và chị) đều chấp nhận: “chị” quyết không đuổi Hương, cho nên Hương đã đặt “chị” 
trước sự chọn lựa: hoặc “để anh ấy đi thôi” hoặc làm theo ý “chị” (“giữ nó lại”), và làm theo 
ý “chị” thì cũng cầm bằng “chị đuổi em”. Cuối cùng, hành vi gián tiếp mà Hương vừa thực 
hiện chính là dọa “chị” là sẽ bỏ đi nếu “anh ấy” ở lại. 
3.5. Hành vi gián tiếp giải thích, biện minh, cảm ơn 
Người nói có thể thực hiện hành vi gián tiếp là biện minh cho một hành động quá khứ, vì 
hành động đó nếu không diễn ra (giả định phản sự thật) thì hậu quả sẽ còn xấu hơn. Ví dụ: 
(24) A: Tại sao làm ẩu vậy? 
B: Nếu không thế thì không kịp giờ. 
Ở đây, người nói mặc nhiên thừa nhận sự “làm ẩu” của mình nhưng biện minh nó bằng một 
nhận định cho rằng điều đó là cần thiết (vì không muốn trễ giờ). Điều thú vị là đảo ngược 
quan hệ tiền đề – hệ quả của câu trên thì hiệu lực gián tiếp vẫn được bảo toàn: 
 C: Nếu không sợ trễ giờ thì tôi đã chẳng làm thế. 
Một ví dụ khác: 
(25) A: Mẹ không mua áo à? 
B: Nếu rẻ thì mẹ đã mua rồi. 
Logic như sau: [“rẻ”  “mua”], [không rẻ  không mua], tình huống thực tế cho biết rằng 
mẹ không mua áo như vậy có nghĩa là áo không rẻ. Và đó chính là lý do làm cơ sở tạo thành 
hành vi gián tiếp biện minh, giải thích. 
Cấu trúc điều kiện NẾU...THÌ... có khả năng được sử dụng nhằm thực hiện nhiều hành vi 
ngôn ngữ khác nữa. Chẳng hạn, nó có thể thực hiện hành vi cảm ơn qua hiển ngôn là cho biết 
một sự không hay có thể xảy ra trong quá khứ nhưng đã không xảy ra, nhờ một điều kiện nào 
đấy: 
(26) a. Nếu không có anh thì tôi bị bọn mafia cắt cổ rồi. 
b. Nếu không có số tiền này, thật tôi không biết làm sao. 
Nói lên điều kiện giúp mình thoát hiểm có liên quan đến người đối thoại, người nói đã gián 
tiếp cảm ơn người đối thoại, kể cả trong trường hợp sự “giúp đỡ” của người đó là ngẫu nhiên. 
4. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp của cấu trúc điều kiện phi giả định 
Ngữ nghĩa chủ yếu của các câu điều kiện phi giả định là biểu hiện một sự thật mang tính 
hiển nhiên, môt hệ quả mang tính logic, những sự kiện có tính quy luật được lặp đi lặp lại 
nhiều lần. Trong hội thoại, không ít trường hợp người nói phát ngôn một điều có nội dung 
hiển nhiên đến mức nếu hiểu đó là một hành vi trần thuật hay truyền đạt thì phát ngôn đó trở 
nên thiếu tính thông tin. Trong những trường hợp đó hành vi ngôn ngữ gián tiếp chính là lý 
do chủ yếu và duy nhất mà người tham gia hội thoại hướng đến (Gần với hiện tượng trùng 
ngôn – tautologic, xem thêm [1,120]). 
Ví dụ, trước một tập thể mất đoàn kết, người lãnh đạo nói: 
(27) Có đoàn kết mới có sức mạnh. 
 8 
Việc gì người lãnh đạo phải đưa ra một nhận định hiển nhiên như vậy nếu không phải là 
muốn khẳng định lại mối quan hệ giữa “đoàn kết” và “sức mạnh”, để từ đó gián tiếp khuyên 
nhủ mọi người không nên chia rẽ? 
Cũng như khi người bà nói với cháu: 
(28) a. Ra nắng thì sẽ bị cảm đấy. 
b. Lười biếng thì sẽ không bao giờ thành công đâu. 
thì đó không phải chỉ đơn thuần là một hành vi truyền đạt mà (khi truyền đạt như thế) còn là 
hành vi khuyên răn “đừng ra nắng”, “đừng lười biếng”. 
 Ngoài ra, dưới hình thức phi giả định, cấu trúc điều kiện còn đắc dụng khi người nói 
muốn tránh áp đặt ý muốn của mình lên người đối thoại. Chẳng hạn, khi phải trả lời bạn mình 
về việc có nên kết hôn với cô gái nào đó không thì thay vì nói: 
(29) a. Anh không nên kết hôn với cô ấy vì cô ấy là người hướng ngoại. 
người ta có thể nói: 
b. Phụ nữ mà hướng ngoại thì khó mà mang hạnh phúc đến cho chồng lắm. 
Cấu trúc phi giả định đúc kết một quy luật có tính khái quát như thế được dùng để can ngăn 
một cách gián tiếp mà người đối thoại nhận ra theo chuỗi suy luận: “nếu một phụ nữ mà 
hướng ngoại...”, “cô ấy là một phụ nữ hướng ngoại”, “cô ấy không mang lại hạnh phúc”  
“không nên lấy cô ấy”. Có một điều cần chú ý là người nói không hề cho rằng cô gái ấy là 
một người hướng ngoại, nhưng giữa hai người đã có một tiền đề ngầm ẩn là cô gái ấy là một 
phụ nữ hướng ngoại (tình huống giao tiếp: đang nói về chủ đề “cô ấy”, và ngữ pháp của câu: 
“phụ nữ” là một danh từ bất định) cho nên người nghe đương nhiên nhận ra hàm ý của phát 
ngôn, dẫn đến suy luận như trên. Trong khi đó, người nói cũng không vi phạm quy tắc ứng 
xử (áp đặt ý muốn cho người nghe), hành vi gián tiếp dùng với cấu trúc điều kiện giúp giữ thể 
diện cho người đối thoại. 
 Thật ra, khả năng hình thành hành vi gián tiếp như vừa nói không chỉ thể hiện ở loại câu 
điều kiện phi giả định mà còn có thể bắt gặp ở loại câu khác. Điều cốt lõi là bộ phận sau thì 
(hệ quả) diễn đạt một kết quả xấu trong điều kiện đã nêu ra trước đó. Ví dụ: 
(30) a. Nếu ngày mai học sinh nào không đến thì sẽ bị phạt. 
b. Nếu anh không đến thì ông ta không tha cho anh đâu. 
Tuy nhiên, hành vi ngôn ngữ gián tiếp tỏ ra thích hợp và phổ dụng ở loại câu phi giả định 
hơn, do tính chất hiển nhiên trong quan hệ nghĩa giữa tiền đề và hệ quả. 
* 
* * 
KẾT LUẬN 
 Nói đến hành vi ngôn ngữ gián tiếp nghĩa là nói đến sử dụng ngôn ngữ trong một tình 
huống giao tiếp cụ thể. Khi một cấu trúc mang chức năng được khuôn mẫu hóa hoặc cố định 
hóa thì cũng đồng thời mất đi tính chất gián tiếp của nó, nói theo Cao Xuân Hạo thì chỉ có lực 
ngôn trung trực tiếp. Trong tiếng Việt, có nhiều mô thức nhằm thể hiện hành vi gián tiếp 
được sử dụng lặp đi lặp lại như là những kết cấu khung ổn định. Tuy nhiên, những kết cấu 
này vẫn nhờ vào tình huống mà bộc lộ hiệu lực gián tiếp của nó, cho nên không thể xem là có 
nghĩa “nguyên văn”. 
 9 
Qua những ghi nhận ban đầu về các hành vi gián tiếp có thể có của câu điều kiện như trên, 
ta có thể thấy các hành vi gián tiếp của câu điều kiện gần như bao quát các hành vi ngôn ngữ, 
đặc biệt tập trung nhiều ở các lớp hành vi ứng xử (cảm ơn, khen ngợi, phê phán, trách móc, 
thách thức) và ở hành vi bày tỏ (khẳng định, phủ định, bác bỏ, trả lời, giải thích). 
Các nhận xét mà chúng tôi đã nêu lên trong bài viết này chỉ là những suy nghĩ bước đầu về 
khía cạnh ngữ dụng học của câu điều kiện. Vì các cơ chế chọn lọc và lĩnh hội hành vi ngôn 
ngữ gián tiếp hiện nay vẫn còn chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo cho nên vẫn còn 
nhiều vấn đề còn cần phải tìm hiểu thêm, chẳng hạn như một phát ngôn có thể có nhiều “lớp” 
hành vi ngôn ngữ gián tiếp đồng thời hay không, quá trình lĩnh hội hiệu lực gián tiếp của 
những phát ngôn có nhiều “lớp” hành vi gián tiếp như thế diễn ra như thế nào v.v.. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH: 
1. Cao Xuân Hạo. 1991. Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng, T1, NXB Khoa học xã 
hội. 
2. Cao Xuân Hạo. 1999. Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, NXB Giáo dục 
3. Đỗ Hữu Châu. 2001. Đại cương ngôn ngữ học, T2, NXB Giáo dục. 
4. Nguyễn Đức Dân. 1980. Ngữ dụng học, NXB Giáo dục. 
5. Nguyễn Thiện Giáp. 2000. Dụng học Việt ngữ, NXB ĐHQG Hà Nội. 
6. Nguyễn Thị Việt Thanh. 1999. Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, NXB Giáo dục. 
7. Searle John R. 1975. Indirect Speech Acts, trong Philosophy of Language, A.P. Martinich 
(ed.), Oxford University Press, 1996. 
8. Searle John R. 1979. A Taxonomy of Illocutionary Acts, trong Philosophy of Language, 
A.P. Martinich (ed.), Oxford University Press, 1996. 
9. Tôn Nữ Mỹ Nhật, Bước đầu tìm hiểu các đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa trong hành vi yêu 
cầu của người Việt, Ngôn ngữ, 1999, số 8 
INDIRECT SPEECH ACTS IN VIETNAMESE CONDITIONALS 
Conditional sentences are a type of special structure, at least logical. Their essential 
meaning is based on relationship between protasis and consequent. Whenever there is an 
utterance of conditional, in a particular context or speech situation, we have an indirect 
speech act. This phenomenon can be explained via the deducing from protasis to consequent 
and communicative situation. 
In this paper, we have introduced some of indirect speech acts made by conditional 
structures. However, because of the paper’s limited length, we have only mentioned 
structures that are marked by conditional operators such as GIÁ (MÀ); NHỠ (LỠ)...THÌ; 
NẾU...THÌ. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_hanh_vi_ngon_ngu_gian_tiep_trong_mot_so_cau_truc_di.pdf
Tài liệu liên quan