Bài thuyết trình Cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Victor Hugo và một tiểu thuyết của ông mang tên "Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà Paris"

Victor Hugo là nhà thơ, nhà viết tiểu thuyết, nhà viết kịch danh tiếng nhất của nước Pháp, là nhân vật dẫn đầu phong trào lãng mạn (the romantic movement) của nền Văn Chương Pháp. Các tác phẩm của ông gồm 45 cuốn với hai cuốn tiểu thuyết được toàn Thế Giới biết đến, là cuốn "Nhà Thờ Đức Bà" (Notre Dame de Paris, 1831) và cuốn "Các Kẻ Khốn Cùng" (Les Misérables, 1862), với hai nhân vật trong chuyện là anh gù Quasidomo trong cuốn tiểu thuyết trước và Jean Valjean trong cuốn sau.

 

pptx42 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài thuyết trình Cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Victor Hugo và một tiểu thuyết của ông mang tên "Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà Paris", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ưng vào tháng 2 năm 1851 đã xẩy ra một cuộc đảo chính và Louis Napoléon đã hủy bỏ chế độ cộng hòa, thành lập Đế Chế Thứ Hai (the Second Empire) và trở nên Vua Napoléon III 
Do thất bại trong cuộc tập hợp các công nhân của thành phố Paris biểu tình chống lại nhà vua mới, Victor Hugo phải cải trang thành một công nhân và trốn qua đất Bỉ. 
Ngày 17 tháng 7 năm 1851, Victor Hugo đã trình bày trước Quốc Hội Pháp một bài đả kích ông hoàng Louis Napoléon. Ông đã giận dữ tuyên bố rằng "Chúng ta đã có Napoléon Đại Đế, phải chăng chúng ta cần có Napoléon Bé Nhỏ " (Napoléon le Petit). Lời nói "Napoléon Bé Nhỏ" đã là một câu hô hào chống lại Vua Napoléon III trong 19 năm. 
c- Giai đoạn lưu vong (1851-1870). 
Sau khi nhà vua này đã dẹp tan được mọi chống đối, lệnh truy nã Victor Hugo được ký vào ngày 3 tháng 12-1851 khiến cho ông phải chạy qua nước Bỉ rồi các hoạt động chính trị của ông đã khiến cho chính quyền Bỉ đã phải yêu cầu ông ra đi. Victor Hugo chạy qua nước Anh, đầu tiên cư ngụ trên đảo Jersey thuộc vùng biển Channel từ năm 1852 tới năm 1855. Victor Hugo đã dùng các bài viết đầu tiên của thời kỳ lưu vong vào việc châm biếm và kết tội Vua Napoléon Bé Nhỏ, mô tả nhà vua này là kẻ cắp, kẻ hèn nhát và bạo chúa. 
Thời gian gần 20 năm sống lưu vong này là thời kỳ sáng tác phong phú nhất của Victor Hugo. Ông đã làm các lời thơ châm biếm trong các tập thơ "Napoléon Bé Nhỏ" (Napoléon le petit, 1852), "Trừng Phạt" (Les Chatiments, 1853) và đây là một trong các tập thơ chỉ trích mạnh mẽ nhất của ngôn ngữ Pháp. Trong thời gian sống lưu vong trên đảo Guernsey, Victor Hugo đã dùng văn chương mô tả các sự thật sâu xa nhất mà ông đã trải qua 
d- Trở về nước Pháp . 
Trong 19 năm, Victor Hugo đã báo trước sự sụp đổ của chế độ độc tài của Vua Napoléon III và cảnh cáo về những tai họa theo sau. Năm 1870, Vua Napoléon III đầu hàng tại Sédan vì nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ và từ nay tới lượt "Vua Napoléon Bé Nhỏ" bị đưa đi lưu vong. Victor Hugo trở về thành phố Paris trong tiếng chào mừng trên đường phố, trước khách sạn mọi người đều hô to câu "Victor Hugo muôn năm". 
Nhưng Văn Hào Hugo đã không an hưởng được hòa bình. Thành phố Paris còn bị quân đội Phổ vây hãm và Victor Hugo đã kêu gọi người Đức nên thiết lập lại hòa bình giữa hai nước Pháp và Đức bởi vì Đế Chế Thứ Hai đã sụp đổ. Ông viết: "Hãy xóa biên giới. Giòng sông Rhine nên được dùng cho mọi người. Chúng ta hãy ở trong một liên bang, Liên Bang của châu Au . . . Hãy duy trì hòa bình quốc tế. Bây giờ hãy bắt tay với nhau và hãy giúp đỡ lẫn nhau". Nhưng mặc dù các lời kêu gọi thống thiết của Văn Hào, vẫn còn các hận thù giữa người Pháp và người Đức, vẫn còn sự chia rẽ giữa phái tả và phái hữu tại nước Pháp, một chính quyền ổn định chỉ là một ảo tưởng. 
Văn Hào Victor Hugo được bầu làm đại biểu của Quốc Hội Pháp vào năm 1871 nhưng sau một tháng, ông đã từ chức. Victor Hugo đã tình nguyện rời khỏi nước Pháp một cách cay đắng và trở về đảo Guernsey vào năm 1872 và từ đây, ông đã trải qua nhiều năm hướng nhìn về Tổ Quốc. Năm 1873, Victor Hugo trở lại thành phố Paris và được bầu vào Thượng Viện (the Senate). Ông luôn luôn chống lại các hình thức độc tài mới, chẳng hạn như ngăn trở các tham vọng của Thống Chế Mac Mahon. 
  Vào năm 1768, bà vợ Adèle của Văn Hào Hugo qua đời , để lại cho ông nỗi buồn vô hạn, rồi sau đó là hai cái tang của hai người con trai, chết vào năm 1871 và 1873. Năm 1882 tới lượt cô Juliette Drouet qua đời , cô là thư ký và cũng là người tình, người bạn đồng hành trung thành của Văn Hào Hugo. Cùng vào năm 1882, lễ thượng thọ 80 của Văn Hào được nước Pháp tổ chức long trọng với Đại Lộ d'Eylau được đổi thành Đại Lộ Victor Hugo và Văn Hào được ca ngợi như một vị anh h ùng quốc gia. 
  Sức khỏe của Victor Hugo suy yếu dần. Vào mùa hè năm 1883, Văn Hào đã để lại những điều dặn dò, được coi như lời di chúc: - Tôi cho các kẻ nghèo 50,000 quan. - Tôi ước mong được mang tới nghĩa trang trong quan tài của người nghèo khó. - Tôi từ chối các lời cầu nguyện của tất cả nhà thờ. - Tôi tin tưởng nơi Thượng Đế.  
  Victor Hugo từ trần vào ngày 22 tháng 5 năm 1885 . 
Mặc dù ước vọng của ông là được chôn cất trong hoàn cảnh của kẻ nghèo, chiếc quan tài của ông được đặt tại Khải Hoàn Môn (Arc de Triomph) với 12 nhà thơ lớn đứng kế bên, có nhiều kỵ binh cầm đuốc xếp hàng chung quanh và tang lễ được cử hành long trọng như một quốc lễ để tôn kính nhà văn vĩ đại nhất của nước Pháp. Vào ngày tang lễ, dân chúng đứng xếp hàng dài từ Khải Hoàn Môn tới Công Trường Concorde. Văn Hào Victor Hugo được chôn trong Điện Panthéon, nơi an nghỉ của các vĩ nhân của nước Pháp. 
Khi được hỏi ai là nhà thơ lớn nhất của nước Pháp, Văn Hào André Gide đã trả lời: "Vẫn là Victor Hugo". Victor Hugo có thể bị chỉ trích về sự nông cạn của tâm hồn tác giả và sự tầm thường của các nhân vật trong chuyện, nhưng tầm vóc tài năng của ông về văn chương, bao gồm cả kịch nghệ và thơ phú, thật là bao la, không có ai sánh kịp trong lịch sử văn học kể từ thời Shakespeare và Goethe. Mặc dù không phải là nhà tư tưởng sâu sắc, Victor Hugo vẫn là nhà văn chân thành, hiến mình cho "Chân, Thiện, Mỹ" và ông là Văn Hào được dân chúng Pháp yêu chuộng nhất.  
Về Kịch Nghệ, Victor Hugo là người phát ngôn của trường phái Lãng Mạn, ông đã lên án sự cứng dắn về ngôn ngữ và hình thức của trường phái Cổ Điển, chỉ quen dùng đề tài là các vua chúa Hy Lạp hay các anh hùng La Mã. Victor Hugo đề nghị dùng lịch sử cận đại với nhân vật trong các vở kịch có thể là một người tư sản, một tên cướp nhưng vẫn mang vẻ cao thượng trên kịch trường và như vậy đã chuyển hướng Kịch Nghệ về đường lối Hiện Thực. 
Về phương diện tiểu thuyết, Victor Hugo đã đề cập tới các vấn đề luân lý với các nhân vật trong truyện làm các hành động đơn giản nhưng không thể quên được. Cuốn truyện "Nhà Thờ Đức Bà" là một tiểu thuyết lịch sử, với thời điểm là các năm 1400 tại thành phố Paris. Cuốn tiểu thuyết "Chín Mươi Ba" nói về các biến cố của cuộc Cách Mạng Pháp, còn cuốn "Các Kẻ Khốn Cùng" được đặt vào trong khung cảnh của nước Pháp cùng thời đại với nhà văn, với nhân vật Jean Valjean phấn đấu để có thể thực hiện một đời sống hữu ích mặc dù các thành kiến của một xã hội tàn ác. 
Những tác phẩm chính: 
Poésie lyrique:      Odes et ballades (1826),      Les Orientales (1829),      Les feuilles d'automne (1831) ( Lá Thu )      Les chants du crépuscule (1835) ( những bài hát của hoàng hôn )       Les voix intérieures (1837),      Les rayons et les ombres (1840),      Les contemplations (1856),      Les chansons des rues et des bois (1865)      L'année terrible (1871),      L'art d'être grand-père (1877),      Les quatre vents de l'esprit (1881) 
  Sách của Victor Hugo trên NET: 
L'Ane (1881)  L'année terrible (1871)  L'art d'être grand-père (1877)  Odes et Ballades  Bug-Jargal (1825)  Les contemplations, tome premier  Les contemplations, tome second  Les feuilles d'automne (1831)  A propos de William Shakespeare  La légende des siècles, première série - tome premier  La légende des siècles, tome second (1859)  Notre Dame de Paris   
SAU ĐÂY CHÚNG TA SẼ ĐẾN VỚI CuỐN TiỂU THUYẾT ‘ THẰNG GÙ NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS ” 
 Ra đời tác phẩm 
Tác phẩm ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở thủ đô Paris ( Pháp ) đã đến với Victor Hugo vào năm 1828. Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. 
Ông muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. Chính cảm hứng bi quan này đã đem đến cho tác phẩm vẻ lớn lao và hoang dại. Tác phẩm xuất bản được chia làm 11 quyển. 
Tóm Tắt Tiểu Thuyết 
Giữa một không gian nhà thờ uy nghiêm và sừng sững, giữa một Paris lãng mạn, cổ kính, trầm lắng và đắm say, đã diễn ra một câu chuyện nghiệt ngã giữa những con người, khi mà ranh giới giữa tình yêu và sự thù hận chỉ là một sợi tơ rất mỏng manh. Họ có quyền lựa chọn, nhưng lại không thể lựa chọn được điều gì là đúng, điều gì là sai, bởi lý trí không đủ mạnh để tỉnh táo quyết định. Chỉ có trái tim - trái tim đôi khi vì yêu, vì hận mà mù quáng vô cùng. 
Quasimodo là một thằng gù xấu xí, mồ côi khốn khổ được người ta đưa về nhà thờ nuôi dưỡng và trở thành người đánh chuông cho nhà thờ. Một thằng gù sống hoang dại, trơ lỳ, tưởng như trái tim đã bị đánh cắp, tưởng rằng không còn điều gì có thể đánh động nổi trái tim ấy nữa. 
Vậy mà thằng gù xấu xa đó đã biết yêu, yêu một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt. Hắn yêu nàng Esmerald, trong khi nàng lại sợ sệt cái hình dạng xấu xí của hắn. Nàng thiếu nữ Bohemien xinh đẹp ấy đã đem lòng yêu một con người khác . 
Mối tình ấy là một mối tình cầm lặng, tuyệt vọng. Nhưng chính mối tình ấy là sự cứu rỗi vô cùng với tâm hồn Quasimodo, để hắn biết yêu, biết khóc, biết hận thù, và đi đến tận cùng của những cảm xúc loài người. 
Tình yêu chính là nguyên nhân của tất cả những điều mà Quasimodo đã làm. Hắn chấp nhận đánh đổi tất cả những gì đã tồn tại trước đây để có được những khoảnh khắc sống thật với tình yêu của mình. Và đó là con đường mà hắn lựa chọn từ đầu cho tới khi kết thúc tác phẩm. 
Khi hắn đã dám giết chết người đã cưu mang hắn từ nhỏ, để giải thoát cho nàng Esmerald, và cũng tự giây phút ấy, hắn kết thúc cuộc sống của mình. 
Tác phẩm của Victor Hugo kết thúc, cũng là khi mọi mâu thuẫn, bi kịch được giải thoát – giải thoát bằng những cái chết đau đớn, để những con đường Pari còn vương mãi những tiếng khóc, những tiếng oán hờn, và những cơn gió buồn đến xác xơ lòng người. 
Một Pari trở lại yên ổn đến đau đớn! Một tình yêu mãnh liệt và vỡ tan... 
Nhóm thực hiện: 
1. Lê Thành Huy 
2. Nguyễn Thị Bích Huyền 
3. Chu Văn Huy 
4. Hoàng Thị Hiến 
5. Nguyễn thị Cẩm Hương 
6. Trần Thiếu Hằng 
7. Nguyễn Thị Ánh Huệ 

File đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_cuoc_doi_su_nghiep_cua_nha_van_victor_hugo.pptx