Tưởng nhớ thầy: Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, một nho sĩ khoa học gia

LTS: Bài viết này đã đăng trên Tạp chí Hợp lưu (Caliorniam, Hoa Kỳ) số 30, tháng

8-9/1996. Lời tòa soạn của Hợp lưu cho biết: "Bài viết dưới đây có lẽ nằm trong một

cuốn sách, tác giả trích ra một phần nhỏ, cho phép chúng tôi sử dụng. Dù vậy, do số

trang có hạn, chúng tôi mạn phép lược thêm vài đoạn nữa, để trọng tâm của bài viết

bật rõ hơn. Rất mong tác giả lượng thứ". Tác giả bài viết - GS Trần Ngọc Ninh - tốt

nghiệp Thạc sĩ Y khoa tại Pháp năm 1961. Ông không chỉ là một chuyên gia Y khoa

hàng đầu của miền Nam trước 1975, mà còn là một nhà nghiên cứu về văn hóa, văn

minh, ngôn ngữ và văn học Việt Nam, với nhiều công trình biên khảo có giá trị. Cuốn

Tố Như và Đoạn trường tân thanh của ông vừa được Nxb Thế giới và Trung tâm

Nghiên cứu Quốc học in lại vào năm 2015. Rõ ràng, cái cốt cách "Nho sĩ khoa học gia"

của GS Hoàng Xuân Hãn đã được nhiều lớp học trò của ông học tập, kế thừa và tỏa

sáng, làm rạng danh cho trí thức Việt một thời. Nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất của GS

Hoàng Xuân Hãn (1996-2016), mời bạn đọc cùng dõi theo những hồi ức sống động

của GS Trần Ngọc Ninh về người thầy của mình: La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn

pdf17 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tưởng nhớ thầy: Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, một nho sĩ khoa học gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
uốn, thầy vẫn có thể 
giảng rộng ra một chút, vừa phần để học sinh có một tầm nhìn bao quát hơn, vừa 
phần để mỗi học sinh tin tưởng thêm rằng mình có một kiến thức vững vàng, khả 
dĩ đối phó được với những khó khăn của bài thi. Cuối năm thì thầy cho học ôn lại 
bằng những bài toán, nhặt như người ta xóc thẻ hay bốc thăm, nghĩa là không định 
trước, và khi giải đáp thì hỏi cả lớp xem có nhận thức được điểm gì quan trọng, 
dính dáng đến một luận điểm (théorème) nào không; cái luận điểm ấy diễn ra như 
thế nào. Vì không căn cứ vào bài nên tự nhiên thầy đã giảng lấn sang kỷ hà phân 
tích (Géométrie Analytique) lúc nào không biết.
Như tôi đã trình bầy ở một đoạn trên, kỷ hà phân tích là một phân bộ của toán 
học cao cấp đặc biệt và là cái cầu chính để vào lọt cửa Trường Bách khoa Pháp quốc. 
Phân bộ này là một phương pháp mãnh liệt để giải quyết nhiều phần của khoa học 
hiện đại. Lần dầu tiên tôi thấy thầy Hãn gián tiếp nhưng một cách minh bạch phê 
142 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
bình chương trình toán ở Tú tài Hai như đã được phát triển bởi Brachet. Sau này, 
khi thầy làm Tổng trưởng Bộ Giáo dục của chính phủ đầu tiên của Việt Nam độc 
lập, chính phủ Trần Trọng Kim, chương trình toán học sẽ có thêm kỷ hà phân tích 
và toán xác suất (probabilités), nhưng cái mầm đầu đã lộ ra từ niên học 1940-41.
Ngược đường Trường Thi
Rời khỏi Trường Bưởi, tôi lên học đại học. Trường Đại học Đông Dương 
(Université de l’Indochine) ở trên một đường thuộc phố Tây có tên là phố Bobillot, 
ở đầu kia của thành phố với Trường Bưởi. Hồ Tây, với đền Trấn Quốc là một trung 
tâm huyền thoại và một địa điểm lịch sử của Việt Nam, với những truyền kỳ để lại 
từ khi tên nước là Văn Lang và Âu Lạc. Còn phố Bobillot thì ở ngoài thành Thăng 
Long với bốn Cửa Ô, xa cách ba mươi sáu phố phường của nơi nghìn năm văn vật. 
Trường Bưởi, bất chấp sự hiện diện của người Pháp, là một trung tâm văn hóa Việt 
Nam. Trường Đại học Đông Dương là một cái lò đúc người, với mục đích là tạo ra 
được một số tri thức bản xứ biết kính nể và thần phục văn hóa Pháp.
Nhưng có một cái mạch nối chạy dài bên lề của khu buôn bán, bắt đầu từ Văn 
Miếu tức Quốc Tử Giám lên Cửa Nam, rồi thành đường Trường Thi, lên đến Hồ 
Gươm thì đổi tên là đường Trường Tiền, đi thẳng vào khu phố Tây lên đến đường 
Bobillot của trường đại học.
Trường Thi xưa là nơi các sĩ tử Bắc Hà tụ tập để thi Hương và thi Hội. Đất 
này lúc ấy còn gọi là Phủ Doãn và ở bìa thành Thăng Long. Sau khi bãi bỏ các 
việc thi cử bằng chữ Hán theo Nho, thì Trường Thi cũng bỏ hoang. Tây lập một 
nhà thương của thành phố cho dân bản xứ ở đó. Hội thánh Carmel cũng xây một tu 
viện trông thẳng sang nhà thương. Lúc đầu, các nữ tu Carmel cũng có trông nom 
các bệnh nhân trước cửa và luôn luôn túc trực để rửa tội cho những người sắp chết. 
Người bệnh vào nhà thương chết nhiều lắm.
Trường Tiền là nơi đúc tiền của nhà vua. Tây sang thì bỏ việc đúc tiền và các 
bà nội trợ không được đem xủng xẻng những “quan tiền tốt” nữa. Tiền là do Tây 
in, giao cho Ngân hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine) phát hành.
Quốc Tử Giám bỏ hoang. Chỗ ngày xưa các học trò đến để bình văn, vua Lê 
chúa Trịnh mở hội tại đó; đến đời tôi đi học, vì nhà ở ngay trước cửa Giám nên chủ 
nhật ngày hè, tôi thường trèo tường vào với một quyển truyện Pháp văn, và dưới 
bóng các cây cổ thụ giồng từ đời Lý, cưỡi cổ một con rùa, lưng dựa vào một tấm 
bia đá khắc tên các vị khoa bảng đời Lê, tôi miệt mài với những mảnh đời ướt át, 
phong lưu hay mã thượng anh hùng của các tác gia ngoại quốc. Nhưng từ khi lên 
học toán ở lớp thầy Hãn trở đi thì thôi, không còn thì giờ nào mà vào làm bạn với 
đá với cây Long Giám được.
Lên học ở đại học, trong mấy năm tôi không đi về phía Trường Bưởi nữa, và 
cũng không được gặp thầy Hãn. Nghe người này người khác kể lại, thì sau ngày 
Nhật ném hai quả bom ở gần Bạch Mai, các trường trung học trong thành phố đã 
được lệnh di tản, và Trường Bưởi đã về Thanh Hóa. Ở Thanh, các học trò của thầy 
143Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
vẫn được nghe thầy giảng toán nhưng lại được biết thêm về một thầy Hãn nữa. 
Những ngày chủ nhật, thầy một mình đi thăm các di tích trong vùng, nhất là chùa 
chiền; về sau thầy dắt cả học trò đi theo, với cả giấy bút. Các hành động của thầy, 
thấy có giảng, nhưng phần nhiều các học trò giỏi toán và không hiểu thầy khi rời 
địa hạt toán học, thầy leo đồi, leo núi, rẽ lau vạch bụi để tìm một tấm bia, một lằn 
gạch rồi dán giấy lên để tô lại những chữ Nho đã mòn với nắng mưa. Các trò xin 
làm giúp thì thầy lại dạy cách vỗ giấy thế nào, bôi chì thế nào.
Đây là những tài liệu sử học, phần lớn là về đời nhà Lý, và như là về Lý 
Thường Kiệt. Học trò được nghe thầy nói chuyện về Lý Thường Kiệt, “một anh 
hùng dân tộc bậc nhất trong lịch sử nước ta”, mới biết rằng về sử học, thầy còn biết 
nhiều hơn giáo sư dạy lịch sử, và tuy vẫn nói bằng một giọng trầm trầm ít thay đổi, 
nhưng không ai không hiểu rằng thầy mong tất cả tuổi trẻ có học phải thấy cái sự 
nghiệp rất lớn của một võ tướng Việt Nam và phải cảm phục “lòng dũng cảm, trí 
quật cường” có “một cội rễ rất xa xăm của dân tộc.”
Một khám phá nữa về những bia tìm thấy ở các chùa là xen lẫn với chữ Hán, 
lại có, khi một khi vài chữ lạ, chỉ có thể là những chữ Nôm khi mới chập chững 
thành hình. Phải chăng đây là dấu tích của thủa khai sinh ra một quốc âm tự?
Tôi không được biết trực tiếp những hoạt động mới này của thầy. Thời kỳ này 
là một giai đoạn tang thương của đất nước, và cũng là một khoảng thời gian khổ 
nhất trong đời tôi, nhờ vậy mà tôi thành người. Trận đói Ất Dậu đang sửa soạn ở 
Phủ Lý, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, ở đây người ta không được ngửi mùi 
lúa nữa, là vì đồng ruộng phải trồng đay để quân Nhật có cellulose mà làm thuốc 
súng, chất nổ. Nhưng người ta cũng hãy còn gạo tồn kho và thóc giống. Nhà nghèo 
bắt đầu phải gánh con nhỏ đi bán hay bỏ ở chợ để đỡ miệng ăn. Nhà giàu thì phải 
lo phòng thủ khi có tích gạo phòng đói. Chưa nhiều người chết đói. Đời sống ở Hà 
Nội đã ngột ngạt khó khăn. Nhà tôi phải dọn về quê, chỉ có rau má trừ bữa. Còn 
tôi vẫn cứ cố đi cái xe đạp bánh đặc từ nhà cũ lên trường và đến bệnh viện. Không 
kể lại làm gì những cảnh thương tâm bên lề đường, dưới gốc cây, trong lỗ cống 
của thành phố. Mỗi ngày mình thấy mình hãy còn sống và nhiều khi thấy lạ rằng 
mình còn sống. Có một thời gian tôi bỏ học đi lên miền trung du, được ăn, được 
làm việc. Về Hà Nội, viết báo, viết phóng sự, viết truyện khoa học giả tưởng,và 
viết chuyện tiếu lâm để cười những lố lăng của những thứ người mới trong xã hội; 
cũng có ăn, có khi còn được hai ba chục, đi bộ về làng ở Hà Đông để giúp nhà rồi 
lại vội vã ra ngoài tỉnh. Khi đến được nhà thương thì nhà thương nuôi, cho ăn, cho 
ngủ. Tôi không có thì giờ, cũng không có đầu óc để nghĩ đến chuyện khác. Cho 
đến khi Nhật truất Pháp, rồi Việt Minh cướp chính quyền, rồi Tây trở về, rồi chiến 
tranh Việt Pháp bùng nổ. Bắt đầu từ lúc ấy, tôi mới tạm ổn định lại. Bị Pháp giam 
ở Sở Mật thám rồi nhốt ở Hỏa Lò Hà Nội hơn ba tháng, tôi mới được tĩnh tâm để 
tự xét. Ở tù ra, tôi trở lại Nhà thương Phủ Doãn trên đường Trường Thi và ở đấy 
làm sinh viên nội trú, mổ bệnh nhân và đọc sách, không làm gì nữa. Và tôi lại được 
thấy lại thầy Hãn.
144 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
Tôi sẽ kể về thầy trong chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục (và Mỹ thuật) của 
chính phủ Trần Trọng Kim, và nói qua về thầy trong hội nghị Đà Lạt sau. Danh từ 
Khoa học cũng để lại, chưa nói đến.
Lúc này, từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 đến năm 1951, ông bà Hoàng Xuân 
Hãn ở tại dược phòng của bà trên đường Trường Thi gần Cửa Nam. Sát cạnh dược 
phòng là nhà ông bà Nguyễn Mạnh Hà. Trước cửa dược phòng, bên kia đường, là 
hiệu bán sách Pháp của bác sĩ Phạm Khắc Quảng, một người anh em họ với ông 
Hãn và là một người đàn anh của tôi ở trường Y khoa mà tôi kính trọng và khá thân 
hồi ấy. Cả ba ông được gọi là nhóm Chùm chăn, vì cương quyết không cộng tác 
với Pháp ở Việt Nam và cũng nhất định không ra ngoài vùng kháng chiến.
Từ trước theo học thầy ở Bưởi, thầy là một người thân với tôi. 
Sau đó ít lâu thì vì xa cách, với tất cả những trôi nổi của cuộc đời trong một 
thời loạn lạc, tôi mất thầy. 
Đột nhiên sau đó, thầy lại trở lại trên dòng đời của tôi: Không còn là một giáo 
sư nữa mà là một người chính trị. Không phải là người chính trị vì thầy ra tham 
chính, mà vì thầy từ chối chính trị. Và thầy đã từ chối chính trị vì trong bản chất, 
trong nội tâm, thầy Hoàng Xuân Hãn là một Nho sĩ. Một Nho sĩ khoa học gia. 
 T N N
CHÚ THÍCH
(1) Valéry P., lntroduction à la Méthode de Léonard de Vinci, 1894.
(2) Ở Lyon cũng có một lớp Dự bị cho Trường Cao đẳng Sư phạm đặt ở Lycée du Park (Trường 
Trung học Công viên). Các sinh viên gọi lớp này là Khagne.
(3) L. Althusser vào lớp của Trần Đức Thảo sau khi đã đỗ Thạc sĩ Triết; một điều ấy đủ tỏ ra 
rằng Trần Đức Thảo là một giáo sư giảng tư tưởng riêng của ông và có nhiều nhà trí thức đi 
theo. Lúc vào dạy ở Sư phạm, Trần Đức Thảo đã gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. 
(4) Sĩ các hữu chí: Kẻ sĩ mỗi người một chí; lời Nghiêm Quang từ chối không chịu ra giúp Hán 
Vũ Đế.
 Mục-dã là đất nhà Thương. Chu Vũ Vương đánh vua Trụ ở Mục-dã, lập nghiệp nhà Chu đời 
cổ ở Trung Hoa. Khương Tử Nha là tướng.
 Lô-sơn là nơi Đào Tiềm về ẩn để tránh không ra làm quan.
(5) Hệ thống bằng cấp cao học của Pháp thực ra còn phức tạp hơn nữa. Từng cao nhất là 
Collège de France, Trường Pháp Quốc, không phát bằng và không cho phép ai được nói là 
cựu sinh viên của trường. Dưới là các Trường Lớn, cũng không có bằng nhưng được quốc 
gia công nhận. Đại học thuộc hệ thống gọi là Hàn lâm (Académique) chỉ dạy Triết lý, Văn 
học, Khoa học và Y học. Bằng cấp quốc gia Bộ Giáo dục phát, có Cử nhân (License) và Tiến 
sĩ (Doctorat d'Etat) (Y khoa bỏ cấp Cử nhân), Agrégation (Thạc sĩ) là một bằng để dạy học.
(6) Có sách nói là nghe thấy một tiếng chuông vàng.

File đính kèm:

  • pdftuong_nho_thay_giao_su_hoang_xuan_han_mot_nho_si_khoa_hoc_gi.pdf
Tài liệu liên quan