Hình tượng con người miền núi trong tiểu thuyết của Triều Ân

TÓM TẮT

Qua việc khảo sát 3 tiểu thuyết của Triều Ân là: Nắng vàng bản Dao (1992), Nơi ấy biên thuỳ

(1994), Dặm ngàn rong ruổi (2000), người viết đã chỉ ra những hình tượng nhân vật tiêu biểu như:

những con người miền núi vượt qua bức tường phong kiến lạc hậu; những con người bị tha hoá

đạo đức trong vòng xoáy của cơ chế thị trường và những con người hướng thiện giầu lòng nhân ái.

Qua những hình tượng nhân vật sinh động, độc đáo và mang hơi thở cuộc sống của người dân tộc

thiểu số miền núi phía Bắc, người đọc có thể thấy được cách khám phá con người, nhìn nhận cuộc

đời cũng như tâm hồn nhà văn.

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Hình tượng con người miền núi trong tiểu thuyết của Triều Ân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
thịt vì 
được ăn uống tốt.... Nó phải là người nhà thì 
mới tận tâm với việc buôn bán, mới không ăn 
cắp bớt tiền hàng”. Chính vì thế, Ngọc dã 
tâm tác động Lìn bỏ chồng lấy hắn. Một mũi 
tên trúng hai đích, vừa được vợ mà cũng có 
người giúp việc đắc lực không mất một đồng 
nào, lời lãi tăng cao. Điều đó cho thấy, Hồng 
Ngọc không chỉ thâm hiểm mà còn rất khôn 
ngoan, thủ đoạn, mang bản chất con buôn. 
Suy nghĩ “có tiền là có tất cả” đã biến Ngọc 
cũng như những người hám lợi khác mù 
quáng một cách vô lương tâm. 
Nhà văn Vi Hồng miêu tả những nhân vật 
phản diện, xấu xa luôn gắn với tư duy dân 
gian. Từ cách đặt tên nhân vật như: Ngô 
Khang Sa, Mã Thả An, Lăng Thị Thu 
Lả...đến cách đặt tên địa danh, bản mường: 
Nặm Đút, Nước Hang Rơi, Nặm Tốc Rù...đều 
đậm chất dân gian. Trái lại, Triều Ân dường 
như lại thoát li khỏi tư duy dân gian, cách kể 
và tả có phần hiện đại hơn. Điều đó thể hiện 
ngay từ tên tác phẩm như: Dặm ngàn rong 
ruổi, Nơi ấy biên thùy, Nắng vàng bản Dao; 
tên xã: Bắc Thôn, Quang Minh, Hòa An, 
Trùng Khánh...; cho tới tên người khá hiện 
đại: Hồng Ngọc, Dương Kim... Vì vậy, tác 
phẩm của ông đậm chất hiện thực hơn – một 
hiện thực sống động của cuộc sống con người 
miền núi những năm 90 của thế kỉ XX. 
Nhìn chung, thông qua nhân vật Tháo, Lìn, 
Hồng Ngọc... ta thấy được sự xuống cấp về 
lối sống, đạo đức của một bộ phận người dân 
ở nơi núi rừng hẻo lánh. Sở dĩ, họ trở thành 
những con người như vậy là do bị tác động 
bởi cơ chế thị trường, bởi thế lực đồng tiền. 
Những việc làm vô đạo đức của họ cuối cùng 
cũng phải trả giá. Đồng thời, qua các nhân vật 
này nhà văn cũng muốn cảnh tỉnh những 
người có lối sống, việc làm không đúng đắn 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Cao Thị Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 39 - 45 
 44
trong xã hội hiện đại: Giá trị vật chất chỉ tồn 
tại vững bền khi đó là những thành quả do mồ 
hôi công sức mình làm ra. 
Những con người hướng thiện, giàu lòng 
nhân ái 
Tình yêu thương giữa người với người là một 
tình cảm thiêng liêng cao đẹp. Với con người 
miền núi, tình cảm ấy được thể hiện rất bình dị, 
mộc mạc trong cuộc sống hàng ngày của họ. 
Nhân vật Nông Bạch Kim trong tiểu thuyết 
Nắng vàng bản Dao là hiệu trưởng trường 
phổ thông cơ sở xã Quang Minh - “trung tâm 
khoa học” duy nhất của vùng quê miền núi xa 
xôi này. Là một hiệu trưởng tâm huyết, trách 
nhiệm anh mong muốn ánh sáng văn hóa soi 
rọi đến từng nếp sống sinh hoạt, từng nhận 
thức của người dân. Anh thực hiện chủ trương 
chính sách của Đảng ủy xã: “Nhà nhà đều 
xây dựng ba chuồng: chuồng trâu bò, chuồng 
lợn, chuồng tiêu”, và chỉ đạo cho các cán bộ 
giáo viên thực hiện. Cùng là dân tộc Tày, anh 
rất hiểu và thông cảm đối với hoàn cảnh của 
Lan, anh đối xử, quan tâm tới cô như một 
người em gái. Khi đồng nghiệp gặp nhiều bất 
hạnh: chồng chết, con chết.. anh cũng băn 
khoăn, suy nghĩ và thương cảm. Rõ ràng, 
Bạch Kim không chỉ là một thầy giáo mẫu 
mực mà còn là một người có tấm lòng nhân ái 
bao dung, coi nỗi đau của người khác như nỗi 
đau của chính mình. 
Thuần trong tiểu thuyết Dặm ngàn rong ruổi 
lại là một thầy thuốc hết lòng cứu chữa bệnh 
cho mọi người. Ở nhân vật này, bất cứ ai tiếp 
xúc đều cảm nhận ông là con người có “tinh 
thần tận tụy vì bệnh nhân”, nhiệt tình, không 
ngại gian khó. Ông đi khắp nơi tìm các vị 
thuốc chữa bệnh, đỉnh núi cao vời vợi tưởng 
chừng như chưa bao giờ có dấu chân người 
ông cũng leo tới để “hái ít lá hồng sí sẻn làm 
thuốc bổ”. Đối với người thầy thuốc, quan 
trọng hơn cả là tấm lòng và lương tâm, trách 
nhiệm. Chính vì vậy, ông Thuần luôn luôn 
tâm huyết với nghề nghiệp, đối với ai, hoàn 
cảnh như thế nào ông cũng tận tình chữa bệnh 
tới khi khỏi. Những bệnh nhân đó là: bà Phúc 
nhân hậu, cô Lìn có tiếng khinh người, “cướp 
chồng” của em gái, chị Bướm, hay cả những 
người đau ốm qua đường mà ông không quen. 
Không ngại đường xa, Thuần tới chữa bệnh 
cho Lưu – cô gái bản Bua xinh đẹp nhưng bị 
bệnh hắc lào toàn thân. Vì bệnh tật nên người 
yêu đã bỏ cô đi lấy vợ, đến bây giờ ngoài ba 
mươi mà cô vẫn chưa có chồng. Lương y 
Thuần tìm mọi cách chữa bệnh cho cô: đắp 
mủ “giang sa”, thậm chí “cưỡi ngựa về thung 
lũng gặp y sĩ xã” xin nhau thai làm thuốc. 
Cuối cùng, hạnh phúc mỉm cười với hai 
người, Lưu đã khỏi bệnh và lương y được kết 
duyên với chính bệnh nhân của mình. 
Cùng với lương y Thuần, bác sĩ Phương 
cũng là một tấm gương say mê nghề nghiệp, 
nghiên cứu khoa học để tìm cách chữa bệnh 
cho mọi người. Nếu như Thuần là thầy 
thuốc Đông y “rong ruổi” chữa bệnh khắp 
các vùng núi cao, thì Phương miệt mài với 
công trình khoa học, chữa bệnh cho mọi 
người bằng thuốc Tây y. Anh lên tận ngọn 
suối trên bản Luộc lấy mẫu nước để đem về 
phân tích, tìm ra căn nguyên bệnh bướu cổ 
cho người dân nơi đây. Đá dưới suối trơn, 
anh trượt chân ngã gãy tay nhưng chai nước 
để phân tích thì vẫn còn nguyên “Thấy chai 
nước múc từ ngọn suối còn nguyên vẹn, 
Phương nở nụ cười. Nhưng tiếp theo anh lại 
nhăn nhó vì cơn đau”. Có thể nói, Thuần và 
Phương là những tấm gương mẫu mực 
“lương y như từ mẫu”, có tình yêu thương 
con người, lòng nhân đạo sâu sắc, sẵn sàng 
hi sinh vì nghề nghiệp, vì bệnh nhân. 
Khác với những nhân vật trí thức như thầy giáo 
Kim, bác sĩ Phương, Hạng Thị Phón lại là cô 
gái Tày thuộc tầng lớp bình dân, nhưng là nhân 
vật lí tưởng mang những tư tưởng nhân văn, 
triết lí “ở hiền gặp lành”. Cô là em gái cùng mẹ 
khác cha với Lìn, nhưng cô khác hẳn người chị 
gái của mình, từ hình dáng:“người tầm thước, 
đậm đà như cha, nét mày như hai lá trúc xuôi 
về cuối mắt như mẹ; trông người phúc hậu”. 
Phón được nhiều người quí mến, bạn bè khâm 
phục. Phón yêu Lương, một tình yêu chân thành 
giản dị nhưng lúc nào cô cũng nghĩ tới mọi 
người trong gia đình. Khi Lương ngỏ lời xây 
dựng gia đình, Phón chân thành tâm sự những 
nỗi lòng băn khoăn thầm kín của mình: “Nếu 
lấy nhau, anh phải thông cảm cho hoàn cảnh 
của em, chị gái em góa chồng, đàn em còn nhỏ, 
anh sẽ là trụ cột, phải làm “rể nạp tế” (gửi rể 
có thời hạn) khi các em khôn lớn thì hai chúng 
mình mới được đi ở riêng hoặc đi ở nơi khác”. 
Cô luôn nghĩ cho người khác một cách thật lòng 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Cao Thị Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 39 - 45 
 45
mà không hề toan tính cho mình. Phón giống 
như cô Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám” 
luôn bị người chị em cùng dòng máu ghen ghét, 
hãm hại. Những lá thư gửi về cho chồng đều bị 
Lìn bóc ra đọc và đốt hết, nói những lời bịa đặt 
khiến tình cảm vợ chồng Phón rạn nứt. Rồi bị 
chị gái tranh chồng, bỏ rơi khi gặp nạn, đến khi 
gặp lại cô cũng không hề than trách. Nhưng vì 
ăn ở hiền lành nên cô đã gặp may mắn, được 
sum họp cùng gia đình thân yêu của mình. 
Có thể nói, những nhân vật hướng thiện, có 
tấm lòng nhân ái xuất hiện khá nhiều trong 
tiểu thuyết của Triều Ân. Ngoài những nhân 
vật điển hình như: Bạch Kim, Thuần, 
Phương, Phón còn có nhiều nhân vật tốt bụng 
khác như: cô giáo Nải nhiệt tình, tận tụy giúp 
đỡ đồng nghiệp; bà Ngọc Thị Lơ đức hạnh, 
mẹ con bà Phúc nhân hậu... Tất cả những con 
người này đã góp phần tạo nên một thế giới 
nhân vật lành mạnh, hướng thiện, phản ánh 
được những phẩm chất tốt đẹp của con người, 
cũng như giá trị nhân văn cao cả trong đời 
của sống cộng đồng các dân tộc thiểu số luôn 
được bảo tồn, duy dưỡng và phát triển. Phải 
chăng đây cũng là thông điệp mà nhà văn 
Triều Ân muốn gửi gắm đến bạn đọc ? 
Văn xuôi các dân tộc thiểu số ngày càng phát 
triển và được khẳng định trong đời sống văn 
học Việt Nam. Các tiểu thuyết của Triều Ân 
ra đời vào thời kì văn xuôi dân tộc thiểu số nở 
rộ mạnh mẽ, những năm 80 – 90 của thế kỉ 
XX. Đây là thời kì chuyển từ cơ chế quan liêu 
bao cấp sang cơ chế thị trường. Cơ cấu kinh 
tế miền núi có nhiều biến động, quan hệ đạo 
đức giữa người với người phần nào bị xuống 
cấp. Thông qua hệ thống nhân vật đa dạng và 
phong phú với nhiều tầng lớp người thuộc 
nhiều ngành nghề khác nhau nhà văn muốn ca 
ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người miền 
núi trong thời đại mới. Cái mới bao giờ cũng 
chiến thắng cái cũ, cái tốt bao giờ cũng được 
tôn vinh và cái ác luôn bị lên án, triệt tiêu. 
Đồng thời, nhà văn cũng bác bỏ những hủ tục, 
lên án những tàn dư của xã hội phong kiến 
còn sót lại và phản ánh một hiện trạng khá 
phổ biến đó là sự lầm lạc về lối sống, suy 
nghĩ, tính cách... của một bộ phận người dân 
miền núi trong thời buổi cơ chế thị trường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1], [2] Bích Thu, bài: “Bản sắc dân tộc trong tiểu 
thuyết của Triều Ân”, in trong Triều Ân tác giả tác 
phẩm, Hồng Thanh (tuyển chọn), Nxb Văn hóa 
dân tộc, 2009, tr.55, 57. 
[3]. Nguyễn Văn Long, bài: “Triều Ân – cây bút 
văn xuôi đặc sắc dân tộc Tày”, in trong Triều Ân 
tác giả tác phẩm, Hồng Thanh (tuyển chọn), Nxb 
Văn hóa dân tộc, 2009, tr.34. 
[4]. Triều Ân, Tuyển tập thơ văn Triều Ân, Nxb 
Văn học, Hà Nội (tất cả dẫn chứng dẫn trong bài 
đều tham khảo từ tài liệu này),(2006). 
[5]. Lâm Tiến, Văn học và miền núi, Nxb Văn hóa 
dân tộc, 2002. 
SUMMARY 
THE SYMBOL OF MOUNTAINOUS PEOPLE IN TRIEU AN’S NOVELS 
Cao Thi Hao*, Duong Trung Tin 
College of Education - TNU 
Through examining three novels of Trieu An including “Nang vang ban Dao” (1992), “Nơi ay 
bien thuy” (1994), “Dam ngan rong ruoi” (2000) , the writer has pointed out the iconic characters 
as typical: mountain people through walls feudal backwardness; the alienation people are ethical 
whirlpool of market mechanisms and the rich man good direction humanity. Through vivid 
imagery character, unique and breath life of ethnic minorities in the North, the reader can see how 
people discover, view life as well as spiritual writers . 
Key words: Novel of Trieu An, Ethnic minority literature. 
*
 Email: caohaokv@yahoo.com 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfhinh_tuong_con_nguoi_mien_nui_trong_tieu_thuyet_cua_trieu_an.pdf