Truyền dạy làn điệu hát Then Tày trong môi trường giáo dục ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp truyền dạy làn điệu hát Then Tày trong môi trường
giáo dục nhằm bảo tồn giá trị ngôn ngữ, văn học và giá trị văn hoá ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái
Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết để phân
tích, tổng hợp tài liệu về đặc điểm ngôn ngữ, văn học và văn hoá của lời Then Tày; phương pháp
điều tra khảo sát và thực nghiệm sư phạm sử dụng để nghiên cứu thực trạng và giải pháp truyền
dạy làn điệu hát Then trong môi trường giáo dục. Kết quả: Khái quát về làn điệu hát Then Tày,
nêu thực trạng và đề xuất một số hình thức truyền dạy hát Then trong môi trường giáo dục ở
huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Kết luận: Truyền dạy làn điệu hát Then trong môi trường
giáo dục là cần thiết và hiệu quả, mang lại giá trị vững bền cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị
ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam
người không thể nào quên . Dưới mái trường chung vui học tập Để mai này, xây đắp quê hương Tình đoàn kết bên nhau mãi mãi Ơn Đảng, Bác ghi mãi đời đời” [3, tr. 2] Như vậy, hát Then kim có một vị trí nhất định trong đời sống văn hóa của người dân huyện Định Hóa. Để bảo tồn ngôn ngữ, giá trị văn học truyền thống, giá trị văn hóa của dân tộc Tày, hát Then rất cần được truyền dạy trong môi trường giáo dục. 2. Thực trạng truyền dạy làn điệu hát Then Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên Việc truyền dạy hát Then Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên mới chỉ được chính quyền tổ chức một vài lần theo các dự án bảo tồn văn hóa, chưa trở thành nhu cầu và yêu cầu bắt buộc trong giáo dục và đời sống văn hóa của địa phương. Loại Then cổ thường là Then nghi thức nên phạm vi truyền dạy không rộng chỉ có những thầy Then, thầy Pụt, thầy Tào mới truyền dạy lại những lời Then này. Với bản chất Then cổ là then nghi lễ nên ít khi được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, không phổ biến với mọi người dân. Then kim thì phổ biến hơn với mọi người dân nhưng cũng chỉ ở được diễn xướng ở một phạm vi nhất định. Trong môi trường cộng đồng, thôn bản, Then Tày được Sở Văn hoá tỉnh Thái Nguyên triển khai dự án cấp kinh phí cho người dân thích hát đến nhà văn hóa học hát và diễn xướng hát Then. Ở xã Quy Kỳ, trưởng thôn đồng thời là nghệ nhân Hoàng Quốc Tính đứng lên thành lập Câu lạc bộ “Hát Then - Đàn Tính”; xã Phúc Chu có nghệ nhân Lưu Xuân Lai chủ nhiệm Câu lạc bộ; xã Bình Yên - thầy Ma Quốc Tiến chủ nhiệm Câu lạc bộ, Với tinh thần hăng say học tập, để lưu giữ những giá trị văn hoá dân tộc và giải trí nhiều người đã học thuộc rất nhiều bài hát cả Then cổ và Then kim, đánh đàn Tính cũng rất giỏi và tham dự nhiều cuộc thi của xã, huyện, tỉnh và đạt được nhiều giải cao. Tuy nhiên, các Câu lạc bộ dần dần giảm đáng kể số người tham gia vì hết kinh phí hỗ trợ cho người tham gia. Mỗi dự án chỉ thường diễn ra trong 15 buổi, Nguyễn Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 143 - 149 Email: jst@tnu.edu.vn 148 khi hết kinh phí các Câu lạc bộ dần giải thể, dù biết rằng trong nhân dân rất nhiều người muốn đi học để lưu giữ những giá trị văn hoá dân tộc. Cho nên, cần phải có những chính sách, giải pháp hiệu quả hơn để việc bảo tồn hát Then được bền vững và phát triển. Trong môi trường nhà trường, được sự quan tâm của Sở văn hoá tỉnh Thái Nguyên, chính quyền huyện Định Hóa, Trường THCS Nội trú Định Hóa đã xây dựng các lớp hát Then. Thầy Ma Quốc Tiến - Giáo viên tổng phụ trách Đội và cô Nguyễn Thuỳ Giang - Giáo viên Văn, Bí thư Chi đoàn giáo viên thành lập các Câu lạc bộ, lớp học hát Then. Số học sinh tham gia rất đông được chia làm hai lớp đầy đủ các lứa tuổi từ lớp 6 đến lớp 9. Mỗi lớp được các thầy cô dạy một tuần hai buổi ngoại khoá. Với sự dạy bảo nhiệt tình của thầy Ma Quốc Tiến và nghệ nhân Lưu Xuân Lai, nhiều em đủ tự tin thi văn nghệ của Tỉnh và biểu diễn ở nhiều nơi, đã góp phần lưu truyền và giới thiệu làn điệu hát Then đến mọi người. Theo số lượng khảo sát, chúng tôi thấy trên toàn huyện Định Hoá chỉ có trường Phổ thông dân tộc THCS Nội trú Định Hoá là đưa hát Then Tày vào nhà trường trong chương trình ngoại khoá. Đại đa số các trường trong huyện chưa có định hướng phát triển văn hoá văn nghệ của dân tộc Tày, chưa có dự án đầu tư của cấp trên trong việc bảo tồn hát Then trong trường học, dù biết rằng rất nhiều em yêu thích loại hình văn hoá này, muốn học, để lưu giữ ngôn ngữ bản sắc riêng của dân tộc mình nhưng lại không có điều kiện để học tập. Trong môi trường gia đình, truyền dạy ngôn ngữ Tày nói chung và hát Then Tày nói riêng không được nhiều hộ gia đình quan tâm. Người Tày có ý nghĩ là xã hội càng ngày càng phát triển cần chuyển ngôn ngữ Tày dần sang ngôn ngữ Kinh cho nên từ nhỏ các em không được tiếp xúc với tiếng Tày, chỉ có khoảng 13% học sinh biết tiếng Tày còn lại đều không được học tiếng Tày. Qua đó cho thấy Hát Then chưa được người dân ý thức rõ trách nhiệm bảo tồn để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Nhưng nay số lượng gia đình truyền dạy là rất ít dù người lớn trong gia đình biết nhưng cũng không truyền lại cho các em. Khi khảo sát chúng tôi thấy, chỉ có gia đình nghệ nhân Hoàng Quốc Tính thôn Tồng Củm, xã Quy Kỳ, huyện Định Hoá mới truyền dạy cho hai con của mình là em Hoàng Đông Anh và Hoàng Thu Phương (học lớp 11a3 trường THPT Định Hoá). Hai em học hát và trình diễn rất tốt, em Phương đã 12 lần được mời đi trình diễn cho các đoàn nghiên cứu về hát Then Tày. Trên thực tế chúng tôi thấy, hát Then Tày được truyền dạy trong môi trường gia đình là rất hiệu quả nhưng hình thức này chưa được chính quyền quan tâm và tổ chức hiệu quả. 3. Truyền dạy làn điệu hát Then trong môi trường giáo dục nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở huyện Định Hoá - Thái Nguyên. Ngôn ngữ dân tộc Tày ở huyện Định Hoá đang có nguy cơ mai một vì hiện nay thế hệ trẻ không còn sử dụng ngôn ngữ Tày trong giao tiếp hàng ngày. Vì ngôn ngữ là yếu tố cơ bản cấu thành nên những giá trị văn hoá, bản sắc riêng của một tộc Người. Làn điệu hát Then đã hội tụ các giá trị về ngôn ngữ, văn học, âm nhạc nghệ thuật nhưng có lẽ văn học mang dấu ấn đậm nét nhất, từ kết cấu đến thể loại, đề tài, chủ đề tư tưởng. Tất cả được tác giả dân gian sáng tác chắt lọc và gọt giũa để có những bài Then mang đậm giá trị nhân văn. Hát Then có vai trò to lớn trong việc bảo tồn giá trị văn hoá, giá trị ngôn ngữ và giá trị văn học Tày. Như vậy, chúng tôi đề xuất ba giải pháp tương ứng với ba môi trường giáo dục nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Định Hoá như sau: Thứ nhất là trong môi trường giáo dục gia đình dòng tộc: Đây là môi trường đầu tiên, gieo mầm niềm yêu thích hát Then. Mỗi gia đình, dòng tộc dù biết ít hay nhiều về hát Then phải học và truyền lại cho các thế hệ con cháu để con cháu có trách nhiệm lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Nguyễn Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 143 - 149 Email: jst@tnu.edu.vn 149 Nếu trong môi trường gia đình và dòng tộc mà thực hiện tốt việc truyền dạy hát Then thì văn hoá dân gian này không bao giờ mất đi. Ngay trong gia đình, mỗi người cần có ý thức lưu giữ ngôn ngữ Tày bằng cách sưu tầm những bài hát Then của ông cha để lại hoặc địa phương mình có, sáng tác và dịch lại bản Nôm Tày hoặc tiếng Tày sang tiếng Việt để truyền dạy cho con cháu tiếp thu bằng hai ngôn ngữ, vừa đảm bảo được ngôn ngữ dân tộc vừa phát triển được ngôn ngữ phổ thông. Mỗi tuần cần có hát giao lưu giữa các gia đình trong xóm, mỗi gia đình cần có nhiều thế hệ tham gia diễn xướng hát Then. Các tổ chức chính quyền của thôn xã huyện cần tổ chức thực hiện, kiểm tra, tổng kết, đánh giá và trao thưởng kịp thời. Địa phương phải coi hoạt động truyền dạy như một nhiệm vụ bắt buộc trong công tác xây dựng đời sống văn hóa của gia đình, một tiêu chí đánh giá gia đình văn hóa nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thứ hai là trong môi trường giáo dục nhà trường: môi trường nhà trường sẽ là nơi các em trau dồi, rèn luyện, mở rộng, nghiên cứu sâu những làn điệu hát Then Tày đồng thời mở rộng vốn ngôn ngữ vốn văn hoá, văn học đặc sắc của dân tộc Tày. Bởi ở Trường có môi trường học tập, phương pháp dạy học khoa học, nghệ nhân, giáo viên có kinh nghiệm nên học sinh có thể tiếp thu hiệu quả hơn. Then Tày cần được đưa vào chương trình Giáo dục địa phương theo chương trình phổ thông mới để học sinh được học bài bản và ý thức được giá trị của việc học hát Then để phát triển ngôn ngữ Tày và giá trị văn học truyền thống. Mỗi tuần, mỗi tháng nhà trường tổ chức các kì thi diễn xướng để phát hiện ra các em có năng lực tốt để có chương trình đào tạo chuyên sâu hơn. Thứ ba là trong môi trường làng bản, xã hội: mỗi người dân là dân tộc Tày luôn phải có ý thức tham gia làn điệu hát Then Tày một mặt để bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc mình mặt khác lưu giữ cái riêng của dân tộc mình. Làng, bản cần có những chính sách và chiến lược lâu dài để hát Then được tổ chức thường xuyên hơn khi hết dự án của Sở văn hoá Tỉnh. Trưởng thôn, chủ tịch các xã cần đầu tư hơn thời gian, công sức trong việc thành lập Câu lạc bộ để hát Then hoạt động thường xuyên đồng thời có kiểm tra, đánh giá, khen thưởng kịp thời học sinh có thành tích xuất sắc trong việc học tập và trau dồi làn điệu hát Then. Thường xuyên tổ chức diễn xướng giữa các Câu lạc bộ, các xã với nhau để học hỏi, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm học tập. Khuyến khích nghệ nhân, người hát Then sáng tác, cảm thụ, nghiên cứu, đăng tải những bài Then mới để lưu truyền cho mọi người biết đến. Như vậy với ba giải pháp trên mong rằng sẽ đem lại sức sống lâu bền cho ngôn ngữ, văn hoá, văn học Tày nói chung và loại hình hát Then Tày nói riêng. Để làm được điều đó cần có sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, của Sở văn hoá tỉnh Thái Nguyên, của làng xã mà nhất là ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của người Tày ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Triều Ân, Then Tày - Những khúc hát, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2012. [2]. Trần Trí Dõi, Thực trạng sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số vấn đề đặt ra cho giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường ở Việt Bắc, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006. [3]. Tài liệu sưu tầm hát, Then Tày ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên (chưa xuất bản), 2019. [4]. Nguyễn Văn Lộc, Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc, Nxb Đại học Thái Nguyên, 2010. [5]. Lê Ngọc Thắng, Lê Bá Nam, Bản sắc văn hóa các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1994. Email: jst@tnu.edu.vn 150
File đính kèm:
- truyen_day_lan_dieu_hat_then_tay_trong_moi_truong_giao_duc_o.pdf