Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tóm tắt
Bài viết này tập trung làm rõ khái niệm chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện rõ ở ba nhóm tiêu
chí khác nhau, đó là tiêu chí phản ánh tình trạng thể lực; tiêu chí phản ánh trình độ học vấn, chuyên
môn kỹ thuật; và tiêu chí phản ánh phẩm chất đạo đức. Đây là những nhóm tiêu chí đang được dùng phổ
biến cho công tác quản trị nhận sự ở các ngân hàng thương mại trên thế giới. Dựa vào ba nhóm tiêu chí
này, nhóm tác giả cũng phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở 18 ngân hàng có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra những đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực
ở các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây là cơ sở thực tiễn để các cơ quan quản
lý nhà nước và các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đề ra các giải pháp phù hợp cho
ngành ngân hàng
gân hàng cũng có những phẩm chất đạo đức chưa thật sự tốt. Nhìn chung, trong những năm gần đây, hoạt động của không chỉ riêng nhóm ngân hàng này, mà toàn ngành ngân hàng tại Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện những điểm xấu, cho thấy sự đi xuống của đạo đức nghề nghiệp cán bộ ngân hàng. Chính tình hình về tội phạm trong hoạt động tín dụng ngân hàng đã có những xâm hại nghiêm trọng đến các mối quan hệ xã hội, các chính sách kinh tế tài chính của Việt Nam, đồng thời làm suy giảm uy tín của ngành ngân hàng Việt Nam trên thị trường thế giới; đặc biệt là đối với cổ đông nước ngoài khi họ nhận thấy sự không an toàn và đáng tin cậy khi đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam. 5. Kết luận Theo kết quả khảo sát cho thấy, cơ cấu nhân lực trong nhóm ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng và ngành ngân hàng Việt Nam nói chung đều tương đối trẻ, tức có độ tuổi dưới 30. Cơ cấu của nguồn nhân lực trong độ tuổi từ 22 đến 25 tuổi chiếm tỷ lệ khoảng 78,04% trong tổng số 173 kết quả khảo sát. Đây được xem là độ tuổi của nhóm nhân lực được tiếp thu nhiều kiến thức mới, có nhiều cơ hội trong việc hoàn thiện và phát triển bản thân, đồng thời cũng có những tham vọng, hoài bão lớn trong việc phát triển sự nghiệp, và mang lại những hướng phát triển, những chiến lược phát triển táo bạo cho ngân hàng trong sự cạnh tranh khốc liệt của ngành trên thị trường trong nước lẫn thế giới. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng đang sở hữu những nhân lực có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng. Đa số nhóm nhân lực này thuộc độ tuổi trung niên trở lên, tức trên 40 tuổi. Xem xét các báo cáo được công bố của 18 NHTMCP Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì nhóm độ tuổi này đa phần thuộc nhóm quản lý, họ có nhiều kinh nghiệm, thâm niên trong ngành ngân hàng. Chính vì vậy, ngành ngân hàng phát triển như hiện nay một phần nhờ vào nhóm nhân lực này. Nhóm nhân lực độ tuổi trên 40 này sẽ truyền dạy những kinh nghiệm về quản lý, về cách hoạt động để đảm bảo vượt khủng hoảng một cách vững chắc cho nhóm nhân lực trẻ của ngành, để 20 đến 30 năm sau, nhóm nhân lực trẻ này sẽ kế nhiệm và phát huy những kinh nghiệm đó. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực trong nhóm ngân hàng này tương đối tốt và ổn định qua các năm, tức trình độ học vấn của các nhân viên khi vào làm trong nhóm ngân hàng này đều phải đạt mức “Đại học”, và hầu hết được đào tạo ngành kinh tế nói chung. Theo khảo sát được tiến hành đối với nguồn nhân lực thuộc nhóm ngân hàng này, có 121 người chiếm khoảng 69,94% tổng số người được khảo sát có trình độ học vấn là “Đại học”. Điều này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của nhóm ngân hàng này tương đối tốt, đáp ứng được yêu cầu về kiến thức kinh tế nền tảng, tạo bước đệm cho việc hoàn thành các công việc được giao và phát triển kiến thức, kỹ năng trong suốt thời gian làm việc. Không những thế, nguồn nhân lực cấp cao của nhóm ngân hàng này đã đạt được trình độ chuyên môn nhất định, phù hợp và đáp ứng tốt yêu cầu của nhân viên cấp quản lý trong ngân hàng. Theo thống kê từ các báo cáo được công bố của nhóm 18 NHTMCP Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài, các thành viên trong Ban Điều hành, quản lý ngân hàng hầu hết đều được đào tạo chuyên ngành Tài chính Ngân hàng hoặc Quản trị Kinh doanh tại các trường đại học lớn trong nước chuyên đào tạo lĩnh vực kinh tế, hoặc được đào tạo tại các trường đại học nước ngoài với các bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ. Việc đào tạo ở nước ngoài đã giúp cho nhóm nhân sự cấp cao này tiếp nhận những kinh nghiệm quốc tế trong việc điều hành hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, nhóm nhân sự này còn tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn chuyên về các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc cũng như kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn của mình, từ đó áp dụng Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 47 Số 14, tháng 6/2014 47 vào điều hành ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, nhóm nhân lực này có kinh nghiệm nhiều năm, thường trên 15 năm trong ngành ngân hàng nên họ có những hướng đi chắc chắn và đúng đắn cho sự phát triển của ngân hàng, nhất là khi ngành ngân hàng trên thế giới đang gặp những khó khăn và thử thách. Như vậy, trong những năm qua, chất lượng nguồn nhân lực thuộc nhóm ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trước tình hình ngành nói riêng và tình hình kinh tế thế giới nói chung có những biến chuyển khắc nghiệt. Những thành tựu này cho thấy một tương lai mới cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam với những bước đi khẳng định sự vững chắc của ngành này tại Việt Nam khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Biểu đồ 5. Thống kê số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm tác giả Theo thống kê của bảng khảo sát, ta thấy đa số là những nhân viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công tác đạt mức từ một đến hai năm, chiếm 49,71% tổng số 173 người được khảo sát, tương đương với 86 người. Kế đó là số người được khảo sát có kinh nghiệm làm việc dưới một năm, đạt mức 66 người, tương đương với tỷ lệ khoảng 38,15% tổng số 173 đối tượng khảo sát. Điều này cho thấy, nguồn nhân lực của nhóm ngân hàng này tương đối trẻ, song họ chưa quan tâm đến việc tích lũy thêm các kinh nghiệm cần thiết khi tham gia vào ngành nghề này. Các đối tượng có số năm kinh nghiệm dưới một năm cho đến hai năm; hầu hết họ chỉ mới vào làm trong nhóm ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu được một khoảng thời gian ngắn, và trước đó họ chưa từng tham gia hay tích lũy những kinh nghiệm nào có liên quan. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực của ngành này chưa thật sự đáp ứng đúng và đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng, khi nguồn nhân lực hiện đang thiếu hụt về kiến thức chuyên môn, và khi tuyển dụng mới các ngân hàng đều phải tốn các khoản chi phí và thời gian để đào tạo các nghiệp vụ cần thiết cho hoạt động của ngân hàng. Tham khảo nghiên cứu của Đại học Tài chính - Marketing thực hiện vào tháng 5 năm 2012 đối với nguồn nhân lực toàn ngành ngân hàng tại Việt Nam, thực trạng cho thấy khoảng 70% nhân viên ngân hàng là đáp ứng yêu cầu công việc, 30% phải đào tạo lại về các nghiệp vụ ngân hàng. Mặt khác, khoảng 20 - 30% nhân viên tín dụng chưa nắm rõ quy trình thực hiện, thiếu các kiến thức pháp lý cần thiết cho việc tạo lập các hồ sơ tín dụng, phân tích tài chính cũng như quản lý và xử lý nợ. Ngoài ra, khoảng 50 - 60% nhân viên ngân hàng yếu các kỹ năng giao tiếp và tổ chức công việc (Mai Phương 2012). Điều này đồng nghĩa với việc hiện nay nguồn nhân lực ngành ngân hàng đang dần xuất hiện những điểm yếu về chất lượng, tức chất lượng không tăng kịp số lượng; việc này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng hiện tại và tương lai. Không chỉ riêng đối với cấp bậc nhân viên trong ngân hàng mà ngay cả các quản lý cấp trung và cấp cao trong ngành ngân hàng hiện nay vẫn còn thiếu kiến thức về quản lý, thiếu kinh nghiệm trong việc điều hành một hệ thống hoạt động xuyên suốt như thế nào. Mặt khác, theo số liệu thống kê trong số 173 người thuộc phạm vi khảo sát, chỉ có 24 người đã hoặc đang tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về các nghiệp vụ, kỹ năng làm việc liên quan đến lĩnh vực ngân hàng tại các trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Ngân hàng. Con số này chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số những đối tượng được khảo sát, điều này cho thấy một thực trạng rằng hầu hết các nhân viên thuộc nhóm ngân hàng này đều chỉ tham gia các khóa tập huấn, đào tạo tại ngân hàng trong suốt thời gian công tác, mà chưa thật sự quan tâm đến việc bổ sung thêm những kiến thức chuyên môn sâu hoặc kỹ năng làm việc liên quan đến lĩnh vực mình đang công tác. Chính vì vậy, hiện nay, nguồn nhân lực tại các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có những thiếu hụt, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng, đặc biệt là yêu cầu của các cổ đông nước ngoài tham gia vào điều hành, quản lý ngân hàng. Tóm lại, nhóm ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mặc dù có những thành tựu Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên48 Số 14, tháng 6/2014 48 Tài liệu tham khảo Bộ Y tế. 1997. Quyết định số 1613/BYT-QĐ về việc ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe, để khám tuyển, khám định kỳ” cho người lao động, có hiệu lực từ ngày 15/08/1997. BTCI & Hay Group. 2012. Tổng thuật tham luận Hội thảo khu vực “Phát triển vốn nhân lực ngành ngân hàng tài chính”. Đơn vị tổ chức BTCI, trang 07 - 15. L.H. 2011. Nguồn nhân lực Việt Nam ngày càng tụt hậu, xem 13.02.2013 < Home/LaoDong/daidoanket.vn/Nguon-nhan-luc-Viet-Nam-ngay-cang-tut-hau/6624007.epi> Mai Phương. 2012. Nguồn nhân lực ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu, xem 18.02.2013 < petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/nguon-nhan-luc-ngan-hang-chua-dap-ung-yeu-cau.html> Phùng, Tuấn. 2012. Phát triển vốn nhân lực ngành ngân hàng - tài chính, xem 18.02.2013<http:// www.baomoi.com/Home/TaiChinh/tapchitaichinh.vn/Phat-trien-von-nhan-luc-nganh-ngan-hang--tai- chinh/9511881.epi> Stephen Choo. 2012. Manpower Development Trends - In collaboration with BTCI, BTCI, Hay Group, trang 02 - 05. WB .2012. World Development Indicators 2012, WB, trang 49. WHO. 2006. Constitution of the World Health Organization - Basic Documents, Forty-fifth edition. Supplement, trang 01. nhất định trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế và tài chính những năm gần đây, chất lượng nguồn nhân lực của nhóm ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế về mặt kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc; và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng đó là sự suy thoái của đạo đức nghề nghiệp trong nguồn nhân lực đang hoạt động tại các ngân hàng.
File đính kèm:
- thuc_trang_chat_luong_nguon_nhan_luc_trong_cac_ngan_hang_co.pdf