Quan điểm của R.Forgaty về tích hợp và cách vận dụng dạy học tích hợp Ngữ văn - Lịch sử theo định hướng giáo dục phổ thông mới

Tóm tắt: Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của R.Forgaty về tích hợp, lí luận của việc

tích hợp tri thức khoa học liên ngành văn sử, bài viết tìm cách nhận thức và mô tả lại các

phương thức tích hợp, tương quan nội bộ giữa các phân môn Ngữ văn với các phân

ngành trong khoa học lịch sử nhằm góp phần vào định hướng dạy học phát triển năng lực

của người học, việc xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra có tích hợp các nội

dung tri thức liên môn và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên phổ thông.

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Quan điểm của R.Forgaty về tích hợp và cách vận dụng dạy học tích hợp Ngữ văn - Lịch sử theo định hướng giáo dục phổ thông mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 
cầu trong SGK. 
+ Bước 2: Giáo viên dẫn dắt để HS dần dần hình thành kiến thức và kĩ năng 
+ Bước 3: Luyện tập thực hành để củng cố, mở rộng kiến thức và kĩ năng. Bài luyện 
tập thường sử dụng các ngữ liệu khác, đa dạng hơn ngữ liệu ban đầu, hoặc đặt ra những 
yêu cầu luyện tập phong phú hơn. Với loại bài luyện tập, GV cần gợi dẫn để HS nhớ lại 
các kiến thức, kĩ năng đã được học ở các bài trước, đồng thời nâng cao thêm một bước 
nhận thức và năng lực sử dụng. 
- Dạy học tích hợp đáp ứng được yêu cầu thực tiễn 
2.3.2. Lựa chọn nội dung tích hợp phải hợp lý, tự nhiên, tránh gượng ép 
- Nội dung tích hợp của ba phần trong môn Ngữ văn (Văn học,Tiếng Việt, Làm văn) là 
rất phong phú, có thể tích hợp trong từng thời điểm (một tiết học, một bài học). Đối với 
những kiến thức cũ, GV gợi mở, so sánh, đối chiếu với kiến thức mới, giúp HS vận dụng 
cái đã biết để xử lí cái chưa biết, qua đó, khơi gợi tinh thần khám phá, ham học hỏi của HS. 
- Sau khi chọn được đơn vị kiến thức có thể tích hợp ở bài học, tiết học cụ thể GV 
chọn phạm vi và mức độ tích hợp thích hợp. Chương trình Ngữ văn mới yêu cầu tích hợp 
cao hơn chương trình hiện hành: 
+ Yêu cầu tích hợp không chỉ ở kiến thức mà còn ở kỹ năng thực hành, vận dụng 
thông qua 4 kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết. 
+ Tích hợp cao giữa đọc và viết: Bố trí, sắp xếp các loại văn bản một cách tương thích, 
phù hợp giữa đọc - hiểu theo thể loại văn học và viết các kiểu văn bản thông dụng tạo điều 
kiện tăng cường tính tích hợp. Cụ thể phần đọc - hiểu, dạy các thể loại như truyện, tiểu 
thuyết, thơ, kịch, hồi ký, bút ký, tùy bút, tản văn, thì phần viết cũng có yêu cầu tạo lập 
110 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
các kiểu văn bản mang tính văn học như tập làm thơ, viết truyện (văn kể chuyện và miêu 
tả), chuyển thể kịch bản, viết nhật ký, tản văn, ghi chép, 
+ Yêu cầu tích hợp các tri thức và kỹ năng liên môn, liên ngành, liên lĩnh vực, những 
vấn đề mang tính thời sự, có tầm quan trọng và ý nghĩa mang tính dân tộc và toàn cầu. 
Chương trình Ngữ văn mới yêu cầu tích hợp không chỉ ở nội dung dạy và học mà còn tích 
hợp trong cả phương pháp, cách thức dạy học và kiểm tra, đánh giá: trong dạy đọc có yêu 
cầu viết; trong dạy viết gắn với kết quả dạy đọc; dạy nói và nghe củng cố cho dạy đọc và 
viế,t Cuối cùng kiểm tra đánh giá cũng cần chú ý yêu cầu tích hợp: kiểm tra kết quả đọc 
thông qua viết bài và ngược lại thông qua viết mà kiểm tra năng lực đọc - hiểu; cũng thông 
qua kiểm tra mà đánh giá được kiến thức về tiếng Việt, văn học, văn hóa; khả năng vận 
dụng, thực hành của người học. 
Vận dụng lý thuyết tích hợp của R.Forgaty, chúng tôi đưa ra định hướng tích hợp 
trong dạy học Ngữ văn - Lịch sử như sau: 
Dạng 1: Trong khuôn khổ các môn học riêng rẽ 
Xây dựng các bài học tích hợp theo chủ đề nội môn, ví dụ trong môn Ngữ văn sẽ có 
các chủ đề sau phù hợp với chương trình học của từng cấp lớp như: Văn hóa - văn học dân 
gian, Truyện trung đại, Thơ trữ tình sau 1975, thơ tứ tuyệt, thơ Nôm Đường luật, Truyện 
ngắn hiện thực phê phán 1930 - 1945, Truyện hiện đại Việt Nam, Thơ lục bát Việt Nam, 
Văn bản thuyết minh, Văn bản thông tin, Văn chính luận trung đại, Văn chính luận xã hội, 
Cảm thụ văn học qua việc phân tích ngôn từ nghệ thuật, 
Trong môn Lịch sử sẽ xây dựng được nhiều chủ đề như: Cuộc sống con người thời kì 
đồ đá - đồ đồng, Các triều đại phong kiến Việt Nam, Văn hóa thời Lý - Trần, Quốc gia Đại 
Việt, Lịch sử các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Lịch sử các nền văn minh trên 
thế giới, 
Dạng 2: Tích hợp xuyên môn 
Tổ chức các tiết học tích hợp xuyên môn Ngữ văn - Lịch sử trong các bài học Luyện 
nói, Luyện viết văn bản thông tin, Chương trình địa phương, Ngoại khóa chuyên môn, Văn 
hóa lịch sử - văn học thời Lý Trần, Lịch sử và văn học chống Pháp, Lịch sử và văn học thời 
chống Mỹ, Những vấn đề thời đại trong môn khoa học xã hội. Hơn nữa, nếu vận dụng dạy 
học Ngữ văn theo các mô hình mới với các chiến thuật đọc hiểu - văn bản nói chung như 
Vòng tròn thảo luận văn chương, Hội thảo đọc, CLB Đọc sách, Dạy học dựa trên sự phản 
hồi của người đọc, thì cơ hội cho tích hợp xuyên môn được mở rộng. 
Dạng 3: Bằng và thông qua việc học 
Với việc tích hợp được diễn ra bên trong người học, gần như không có sự can thiệp 
bên ngoài, hiệu ứng đem lại từ tích hợp quả thật tuyệt vời. Một tác phẩm văn học ra đời có 
lịch sử sinh thành của nó, có sinh mệnh riêng của nó, mà ở đó không thể thiếu dấu vết của 
lịch sử. Song song với các sự kiện lịch sử, có biết bao những tác phẩm nghệ thuật để đời, 
lấy nguồn cảm hứng từ những câu chuyện có thật, từ nguyên mẫu. Và cảm hứng lịch sử 
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020 111 
luôn là một nguồn cảm hứng đem lại cho kho tàng văn học những tác phẩm lớn, tác phẩm 
vĩ đại của một thời mà dành cho mọi thời, như 6 tác phẩm bắt buộc phải có mặt trong SGK 
chương trình phổ thông mới: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện 
Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập. Phương pháp nối mạng tạo ra nhiều 
kích thước và hướng trọng điểm, cũng giống như động não, nó cung cấp nhiều ý tưởng và 
cách thức phát hiện. Nó tạo nên một thói quen tư duy, huy động tri thức nền, người học 
biết kiến tạo tri thức mới, dựa trên những gì thu thập được từ sự đọc, sự học. 
Xu hướng tích hợp này rất dễ nhận thấy qua các bài học trong hệ thống SGK của Mỹ, 
Úc. Chẳng hạn, trong SGK môn Đọc - hiểu Nghệ thuật ngôn ngữ của Mỹ (A 
reading/Language Arts Program) [7], người biên soạn xây dựng chủ đề tích hợp như sau: 
- Khá nhiều văn bản thông tin trong SGK, các văn bản học về lịch sử, địa lý, văn hóa, 
văn học. Nội dung văn bản thiên về giải quyết những vấn đề của cuộc sống, mang hơi thở 
của cuộc sống hiện tại, những vấn đề đưa ra cần được giải quyết, những thông tin đầy sức 
chứa, đầy sự gợi mở và sáng tạo. 
- Tích hợp nhiều kĩ năng trong một đơn vị bài học, xen kẽ nhiều bài đọc văn là bài học 
luyện viết, mỗi bài có những hoạt động được thiết kế phù hợp với nội dung bài; 
- Phiếu học tập (mô hình phiếu) được thiết kế ngay trong SGK; 
- Dạy kĩ năng viết rất thú vị, hướng dẫn các kĩ năng viết (Writer’s Checklist, Focus, 
Organization, Support, Conventions); 
Chẳng hạn một bài học cụ thể với chủ đề tích hợp: “Adapting to Survive” (Sự thích 
nghi để tồn tại) bao gồm 4 bài học: 
- “Sự sống ở Alaska” (“Living in Alaska”), tác giả: Marsha Adams 
- “Dạo chơi trên sa mạc” (“A walk in the Desert”). Tác giả Rebecca L.Johnson 
- Thể thơ Cinquains được viết bởi Polly Perterson (5 dòng, mỗi dòng theo thứ tự là 2-
4-6-8-2 âm tiết) giới thiệu chùm viết về chủ đề loài vật (để so sánh với các loài vật ở sa 
mạc trong mục Kết nối và so sánh (Connect and Compare) 
- Viết về một loài động vật [7] 
Hoạt động đọc văn sẽ bắt đầu từ một văn bản về địa lý, sinh học, lịch sử; tiếp đến là 
tìm hiểu một truyện ngắn; sau đó là đọc chùm thơ về động vật (con ếch xanh, con thiên nga 
trắng, con rắn lục); sau đó là hoạt động viết văn với các hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ để rèn các 
kĩ năng viết. Từ các bài học tích hợp này, HS thực sự được phát triển kĩ năng đọc - hiểu, kĩ 
năng giao tiếp, kĩ năng xã hội; phát triển năng lực đọc - hiểu, năng lực nghệ thuật, năng lực 
tư duy, rèn óc tư duy phê phán, năng lực tự học, sáng tạo. 
Việc dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp các môn khoa học xã hội như thế cần 
được sớm thực hiện trong chương trình phổ thông mới. Đây là ý tưởng mà chúng tôi sẽ đề 
cập đến trong một bài viết khác, có tính thực tiễn cao hơn, khi bộ SGK Ngữ văn mới chính 
thức được lựa chọn và ban hành. 
112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Nếu chúng ta ví mỗi môn học là một cánh cửa, thì sự tự học giống như việc tìm cách 
mở một cánh cửa, mở được cánh cửa tri thức này sẽ dẫn ta đến những cánh cửa tri thức 
khác, tri thức và những kĩ năng xã hội sẽ hòa quyện dẫn đến sự thay đổi bên trong chủ thể 
học tập, theo quy luật lượng đổi dẫn đến chất sẽ đổi. Đây chính là bản chất của tích hợp 
trong dạy học. 
3. KẾT LUẬN 
 Bài viết chia sẻ, luận giải, cách vận dụng quan điểm của R.Forgaty về tích hợp vào 
dạy học Ngữ văn - Lịch sử theo định hướng giáo dục phổ thông mới; Tóm lược ý nghĩa 
của việc dạy học tích hợp, các dạng tích hợp khác nhau, và đa dạng hóa, không đơn 
giản hóa việc tích hợp để có thể phát huy được năng lực của người học. Người viết 
mong muốn đưa ra được những dẫn giải cũng như những ý tưởng dạy học tích hợp hai 
môn khoa học xã hội có điểm xuất phát rất gần nhau là Ngữ văn và Lịch sử. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng 
lực ở nhà trường, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 
2. Fogarty (1991), Ten ways to integrate curriculum. Educational Leadership. 49(2), pp61-65. 
3. Bộ GD&ĐT( 2010), Đánh giá chương trình giáo dục hiện hành - Hướng tới phát triển bền 
vững. Tài liệu tập huấn. 
4. Bộ GD&ĐT (2014), Dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT (dùng cho CBQL, GV 
THCS, THPT). CT ĐBCLGD trường học, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
5. Đỗ Ngọc Thống (2011), Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam, 
Nxb. Giáo dục Việt Nam. 
INTERGRATION FROM R.FORGATY’S STANDPOINT AND 
HOW IT IS USED TO INTEGRATE LITERATURE AND HISTORY 
IN TEACHING PROCESS: A NEW ORIENTATION 
OF GENERAL EDUCATION 
Abstract: On the basis of studying the view of Forgaty on the integration, theoretician of 
integration of interdisciplinary scientific knowledge, the article aims to perceive and re-
describe integration methods, correlation between the Literature sub-disciplines with the 
sub-disciplines in historical science to contribute to the orientation of developing the 
competence of learners, the development of the training program under standard 
outputwith the integration of interdisciplinary knowledge and improving the quality of 
general teachers. 
Keywords: integration, orientation of general education, Literature, interdisciplinary 
integration, cross-disciplinary integration, networking self-learning 

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_cua_r_forgaty_ve_tich_hop_va_cach_van_dung_day_hoc.pdf