Dấu ấn hiện đại trong tác phẩm "Nôn nóng" của giả Bình Ao

TÓM TẮT

Giả Bình Ao là một trong những nhà văn tên tuổi của nền văn học đương đại Trung Hoa.

Các sáng tác của ông để lại tiếng vang trên văn đàn như Phế đô, Cuộc tình, Hoài niệm

sói Nôn nóng cũng không phải là ngoại lệ. Trong tác phẩm này, dấu ấn hậu hiện đại

được thể hiện rõ nét qua kết cấu mở, gấp khúc, lồng ghép hay thủ pháp "lạ hóa". Hy vọng

bài viết của chúng tôi sẽ góp phần khắng định thêm giá trị của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng

của nhà văn Giả Bình Ao.

pdf10 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Dấu ấn hiện đại trong tác phẩm "Nôn nóng" của giả Bình Ao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
i thời gian 
đảo tuyến, đa chiều, nhân vật giấu mình sau những cuộc đối thoại rời rạc hoặc sau những 
khoảng lặng không lời. Đặc biệt việc sử dụng yếu tố huyền thoại, kỳ ảo để xây dựng kết cấu là 
đặc điểm riêng, độc đáo đã tạo nên phong cách tiểu thuyết Giả Bình Ao, giúp ông thể hiện các 
mối liên hệ chiều sâu giữa các hiện tượng, sự kiện của đời sống. 
Tiểu thuyết viết về những sự kiện xảy ra vào những năm bốn mươi cho đến những năm 
cuối thế kỷ XX, các sự kiện diễn ra nhưng không theo một trục thời gian cố định. Kim Cẩu 
được sinh ra vào những năm năm mươi, năm mười sáu tuổi đi lính, và sau năm năm trở về quê 
hương. Nhưng nhà văn Giả Bình Ao lại không viết tiếp cuộc đời của Kim Cẩu, ông lại để nhân 
vật của mình quay về thời gian Kim Cẩu chuẩn bị nhập ngũ, trong cái đêm Tiểu Thủy làm bánh 
chẻo để tiễn Kim Cẩu lên đường bình an. Sự luyến tiếc khắc khoải như không muốn rời xa 
nhau, e thẹn, tình trong như đãSau đó miêu tả đám cưới của Tiểu Thủy với những tủi hổ, đớn 
đau. Rồi nhà văn tiếp tục miêu tả cuộc sống khi Kim Cẩu đi thuyền, Tiểu Thủy phụ giúp ông 
ngoại của mình Thời gian đứt khúc, ngắt đoạn, nhưng không vì thế mà rời rạc. Kết cấu gấp 
khúc tạo độ dày thời gian cho tác phẩm, thể hiện một hiện thực rối loạn, nhiều biến cố diễn ra, 
không gây nhàm chán cho người đọc. Những khoảng thời gian nối tiếp, xen kẽ nhau là những 
khoảng trống để độc giả chiêm nghiệm và suy nghĩ về những sự kiện trong tác phẩm. 
5. Thủ pháp “lạ hóa” 
Tác phẩm nghệ thuật không phải là một phép cộng những thủ pháp rời rạc mà là một 
tập hợp những thủ pháp, trong đó có những thủ pháp chủ đạo, theo quy luật nội tại của tác phẩm 
mà với nó toàn bộ chất liệu đều được tổ chức lại nhằm đạt tính văn học. Tính văn học ở đây 
không phải là điều gì khác mà là thủ pháp “lạ hóa” ngôn ngữ và tổ chức chất liệu. Các nhà hình 
thức luận cho rằng văn học là một thế giới độc lập, có những quy luật nội tại riêng biệt. Nghệ 
thuật có giá trị tự thân, nó như một thủ pháp nhằm lạ hóa, đổi mới cách nhìn, tăng cường sự 
mẫn cảm ngôn ngữ ở độc giả nhờ những thủ pháp làm xáo trộn các hình thức cảm nhận quen 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016) 
33 
thuộc và máy móc của họ. Theo sự phát hiện của Skhlovsky, đại văn hào L.Tolstoy thường 
miêu tả sự vật không như tên gọi sẵn có của nó mà như mới nhìn thấy nó lần đầu. Vì thế cách 
diễn đạt của L. Tolstoy thường mới lạ hấp dẫn. Việc tìm kiếm một hình thức diễn đạt mới cho 
tác phẩm nghệ thuật rõ ràng là một nhu cầu của bất kỳ nhà văn nào, ngay cả những người nghèo 
nàn nhất về chữ nghĩa. 
Giả Bình Ao quan niệm rằng: “ Sáng tác tiểu thuyết mà theo khuôn mẫu là điều thất bại 
có thể thấy trước. Cốt lõi nhất của nhà văn là sáng tạo và mưu cầu thay đổi. lặp lại chính mình là 
bi kịch và về căn bản sẽ không tồn tại, sẽ làm cho độc giả nhàm chán. Vì vậy mà tôi, cho đến 
nay vẫn luôn tìm kiếm sự đột phá cho các tác phẩm của chính mình ”[1,tr.31]. Chính vì điều đó 
nên khi đọc tác phẩm của Giả Bình Ao, chúng ta dễ dàng nhận thấy được những thủ pháp nghệ 
thuật độc đáo, đưa người đọc đi từ cái lạ này đến cái lạ khác, nhưng chủ yếu là từ những điều 
bình dị, ngay cả những điều kiêng kỵ ít đưa vào văn học nhà văn cũng mạnh dạn đưa vào để mổ 
xẻ một cách tinh tế và phân tích một cách hợp lý. Tiểu thuyết Nôn nóng lấy bối cảnh xã hội 
Thương Châu là một địa danh không có thực trên bản đồ, đây chỉ là một Thương Châu trong trái 
tim của tác giả muốn gửi gắm đến cho độc giả mà thôi. Nhà văn “bày đặt” những điểm lạ trên 
một cái khung nền quen thuộc. Hay nói cách khác, nhà văn đang sử dụng thủ pháp “lạ hóa” hiện 
thực. Một bối cảnh hiện thực nhưng cũng thật u linh, âm u, linh thiêng nhưng lại chứa đựng đầy 
biến động của cuộc sống. Mượn hình ảnh Thương Châu để nêu lên một thực trạng hỗn tạp, vô 
chính phủ của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Với tác phẩm, không chỉ đơn thuần là miêu tả 
hiện thực mà còn phải cảm thụ bằng cảm giác. Cuốn tiểu thuyết này với những chi tiết lạ xuất 
phát từ những sự kiện, đồ vật đời thường trong cuộc sống. Khác với tiểu thuyết Tứ thập nhất 
pháo của Mạc Ngôn với những chi tiết lạ hoang đường như nhân vật La Tiểu Thông hiểu và biết 
nói chuyện với thịt thì trong Nôn nóng, các chi tiết đó lại gần gũi với đời sống thường ngày. Hệ 
thống nhân vật được miêu tả một cách khái quát, nhà văn đặt cho nhân vật của mình những cái 
tên gần gũi với người dân như nhân vật Trung Hoa như: Kim Cẩu, Tiểu Thủy, Điền Trung 
Chính đó là những nhân vật được hư cấu từ những con người thực trong đời sống hằng ngày. 
Nhân vật Kim Cẩu đại diện cho tầng lớp thanh niên thời đại mới xuất hiện một cách kỳ lạ, kỳ lạ 
đến mức người dân cho là quỷ ám vào. Nhưng đó lại là điều lôi cuốn và gây sự tò mò cho độc 
giả, một số người xuất thân không bình thường tất sẽ làm nên những việc bất bình thường. Hệ 
thống nhân vật không phải là những nhân vật toàn vẹn, hoàn hảo. Họ có điểm tốt, cũng có 
khuyết điểm gây ra những bất hạnh cho chính họ và những người khác sau này. Ví như Tiểu 
Thủy, bất hạnh của Tiểu Thủy lại là do nàng quá lương thiện, bao dung và bị động trong tình 
yêu. Cái lạ này sẽ làm sự nghiêm túc bị phá vỡ, qua đó dụng ý đả kích của tác giả càng tăng cao. 
Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong tiểu thuyết Nôn nóng đã tạo ra những cảm xúc 
xa lạ, kỳ quái gây sự hiếu kỳ cho độc giả. Chim “chó coi núi”, một loài chim linh thiêng, tiếng 
kêu của nó “chó cắn, tiếng gầm như báo, dồn dập không dứt”[1,tr.20]. Hay chuyện Hàn Văn Cử 
gặp đôi chó biết nói tiếng người, Bạch Hương Hương, ông thợ rèn mặt rỗ chết và nhập hồn trở 
về trong xác người đàn bà hàng xóm của ông tađể nói lên cuộc sống của họ nơi âm phủ và 
ước nguyện của họ. Chính những ẩn ức, những nỗi niềm được pha thêm chất kỳ ảo đã đem lại 
Dấu ấn hiện đại trong tác phẩm Nôn Nóng của Giả Bình Ao 
34 
tiếng nói mới mẻ cho hiện thực vốn đã quá quen thuộc. Cái kỳ ảo trong mỗi chi tiết, hình ảnh 
được thăng hoa, thể hiện quan niệm nghệ thuật trong một thế giới đa chiều. 
Thủ pháp lạ hóa ngoài tổ chức chất liệu còn tồn tại ở ngôn ngữ. Có thể tìm thấy vô số 
cách diễn đạt dí dỏm, thâm sâu, hấp dẫn trong nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn đương đại với thủ 
pháp so sánh, ví von, giễu nhại, nghịch ngữ. Đáng chú ý là sự tìm kiếm cách thể hiện mới cho 
các kiểu lời văn trần thuật, lời đối thoại tức là bình diện rất cơ bản của ngôn ngữ từ tiểu 
thuyết. Trước hết là sự đổi mới lời dẫn trong các đoạn đối thoại. Thông thường lời dẫn đối thoại 
trong truyện là một cấu trúc chủ vị đầy đủ kèm với một số từ, ngữ chỉ trạng thái của nhân vật 
tham gia đối thoại. Nhưng trong tiểu thuyết Nôn nóng tác giả đã giản lược đi một cách tối đa để 
chỉ còn lại một cấu trúc chủ vị ngắn nhất có thể: 
“Kim Cẩu hỏi: Đi đâu bây giờ? 
Phúc Vận đáp: Đi hiệu thợ rèn Bạch Thạch Trại. 
Kim Cẩu nói: Mình cùng đi!”[1,tr.25] 
Qua mẩu đối thoại trên, người đọc không thể biết tâm trạng của nhân vật trước khi nói 
như thế nào. Ngoài ra, trong tác phẩm, nhà văn còn linh hoạt sử dụng những điểm tích, những 
câu ca dao, dân ca xen kẽ trong đời sống thường ngày: “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà 
trống”[1,tr.122], “Ai ơi chớ có làm quan, làm quan lắm kẻ biến sang thành hèn”[1,tr.254], 
“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”[1,tr.315]và những điển tích về vua Lý Trị Thanh, chuyện 
Nhạc Phi gặp nạn. Và những bài hò kéo thuyền trên sông Châu: “ Sông Châu uốn lượn quanh 
quanh/Ào ào sóng nước chênh vênh con thuyền? Thác ghềnh, ghềnh thác liên miên? Không 
vững tay lái đừng lên Châu Hà”[1,tr.747] 
Một đặc điểm khác về ngôn ngữ trong Nôn nóng là sự xuất hiện khá nhiều từ ngữ thông 
tục. Giả Bình Ao kết nhập lớp từ ngữ thông tục ở một giới hạn cho phép, không làm ảnh hưởng 
tính thẩm mỹ của tác phẩm văn chương. Ông còn tạo ấn tượng ở những đoạn miêu tả chuyện ân 
ái của con người và ở những chuyện tưởng như “ngàn năm trước, ngàn năm sau vẫn thế” ấy , 
Giả Bình Ao đã có những cách diễn đạt khác lạ, bất ngờ. Như vậy với thủ pháp lạ hóa, Giả Bình 
Ao đã đem lại cho tác phẩm sự ly kỳ hấp dẫn. Cùng với hiện thực, thủ pháp lạ hóa cũng góp 
phần thể hiện tư tưởng và tài năng của nhà văn. Cái tốt, cái xấu đan xen nhau, quá khứ và hiện 
tại, kỳ ảo và hiện thực cái nọ nối tiếp cái kia tạo nên sự hoàn chỉnh của tác phẩm. 
Nôn nóng là bộ tiểu thuyết có nội dung sâu sắc và ý nghĩa, đồng thời có nét độc đáo về 
nghệ thuật hậu hiện đại từ kết cấu tác phẩm cho đến thủ pháp, ngôn ngữ, giong điệu... Bộ tiểu 
thuyết một lần nữa khẳng định quan niệm thẩm mỹ mang dấu ấn cá nhân đậm nét của Giả Bình 
Ao trên văn đàn Trung Quốc đương đại. Khẳng định vị trí của nhà văn Giả Bình Ao trong lòng 
độc giả trong nước cũng như trên thế giới. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016) 
35 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Giả Bình Ao (1980). Nôn nóng, Vũ Công Hoan dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội. 
[2]. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2000). Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[3]. Lê Huy Tiêu (2003). Thế giới nghệ thuật trongg tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Tạp chí Văn học, số 4, 
trang 16-24. 
[4]. Trương Quýnh (1998). Năm mươi năm văn học Trung Quốc mới, Tạp chí Văn học, số 9. 
[5]. Trần Đình Sử (2003). Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Huế. 
[6]. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2012). Lí luận văn học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
THE HALLMARK OF POSTMODERNISM IN JIA PINGWA'S TURBULENCE 
Do Thu Thuy 
Department of Literature and Linguistics, Hue University College of Sciences 
Email: dothuy.dhkh@gmail.com 
ABSTRACT 
Jia Pingwa is one of the biggest names in contemporary Chinese literature. His works are 
renowned in world literature such as Deserted City, Missing Wolves, of which. Turbulence 
(Fuzao) won the Pegasus prize in 1991. In the novel Turbulence, postmodern hallmark was 
shown by folding, integration, open structure, and "defamiliarization". We hope that this 
article will contribute to confirm the value of this famous fiction. 
Keywords: Jia Pingwa, postmodernism, China. 

File đính kèm:

  • pdfdau_an_hien_dai_trong_tac_pham_non_nong_cua_gia_binh_ao.pdf