Đổi mới hoạt động xuất bản tạp chí khoa học ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Tóm tắt: Trong những năm qua, công tác xuất bản tạp chí khoa học nhằm phổ biến các kết quả

nghiên cứu của các cá nhân, tập thể các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

đã đáp ứng thực tế phát triển khoa học nói chung, khoa học xã hội nói riêng, góp phần làm cho

khoa học xã hội phục vụ ngày một tốt hơn sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tuy vậy,

hoạt động xuất bản tạp chí khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam còn nhiều hạn

chế, chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế trong xuất bản tạp chí, đặc biệt trong bối cảnh hội

nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Để đổi mới hoạt động xuất bản tạp chí

khoa học ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cần có những giải pháp thích hợp.

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đổi mới hoạt động xuất bản tạp chí khoa học ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; tăng cường 
sự phối hợp giữa nhà trường với các đơn vị 
làm công tác xuất bản nhằm đảm bảo về 
chất lượng, số lượng để đáp ứng yêu cầu 
của ngành xuất bản nói chung, xuất bản 
điện tử nói riêng. Hàng năm, Viện Hàn lâm 
Khoa học xã hội Việt Nam nên mở những 
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn xuất 
bản tạp chí khoa học cho các cán bộ làm tạp 
chí, đặc biệt các cán bộ trẻ nhằm nâng cao 
trình độ biên tập. Tăng cường công tác đào 
tạo cán bộ tạp chí khoa học, đặc biệt đội 
ngũ biên tập viên nhằm nâng cao trình độ 
chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ báo chí 
trong xuất bản tạp chí. 
4. Đổi mới công tác quảng bá và phát 
hành tạp chí. 
Hiện nay, các tạp chí thuộc Viện Hàn lâm 
mới chỉ phát hành theo lối truyền thống qua 
các kênh: Công ty phát hành báo chí Trung 
ương, bán lẻ tại các nhà sách, gửi trao đổi, 
biếu tặng và bán lẻ... Trong bối cảnh cuộc 
Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay cần 
phải chú ý đến phát hành qua mạng. Hướng 
phát hành này sẽ giải quyết được tính cấp 
thiết, rút ngắn khoảng cách địa lý. Các tạp 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 - 2019 
 138
chí thuộc Viện Hàn lâm cũng cần có các ấn 
phẩm tạp chí điện tử cho phù hợp với xu thế 
hiện nay. Xuất bản điện tử trước hết là nền 
tảng để xây dựng cơ sở dữ liệu số chung 
của hệ thống tạp chí khoa học xã hội thuộc 
Viện Hàn lâm, từ đó có điều kiện phát hành 
theo các kênh của các nhà xuất bản quốc tế, 
qua các trang mạng xã hội sử dụng ứng 
dụng thương mại điện tử, mở rộng hợp tác, 
giao lưu, liên kết, quảng bá, tiếp cận bạn 
đọc ở khắp nơi trên thế giới. Bất cập có thể 
nhìn thấy hiện nay là thiếu một cơ chế phối 
hợp chung do Viện Hàn lâm chỉ đạo, trong 
khi nhiều tạp chí vẫn có xu hướng lo ngại 
việc xuất bản bản điện tử sẽ tác động tiêu 
cực đến khả năng phát hành bản giấy. Các 
tạp chí khoa học có website riêng hoặc hệ 
thống trực tuyến trong quản lý xuất bản tạp 
chí. Các thông tin trên website được cập 
nhật giống như bản in của tạp chí giấy. 
5. Xuất bản tạp chí khoa học điện tử 
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự 
kết hợp các công nghệ và thông tin số hóa, 
internet kết nối vạn vật trí thông minh nhân 
tạo, công nghệ robot in 3D... đã và đang tạo 
ra thay đổi đột biến trong toàn bộ công tác 
xuất bản, trong đó có bước nhảy vọt về tốc 
độ sản xuất, chia sẻ và lan tỏa xuất bản 
phẩm. Trong tình hình đó, xuất bản không 
“lụi tàn” mà trái lại sẽ ngày càng phát triển 
trong nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, công 
nghệ in trên giấy truyền thống đang chia sẻ 
và trong vòng nửa thế kỷ tới, dần bị chiếm 
lĩnh bởi công nghệ xuất bản điện tử với sự 
xuất hiện sách điện tử và các thiết bị đọc 
điện tử. Ngành xuất bản từ môi trường thực 
tế bị giới hạn về không gian và thời gian 
dần chuyển sang môi trường internet, di 
động, môi trường công nghệ số được phát 
huy “toàn lực”, không bị phụ thuộc vào các 
yếu tố, điều kiện sản xuất và phát hành 
truyền thống, để ấn phẩm đến được tay độc 
giả nhanh nhất, nhiều nhất, tiện ích nhất. 
Các giao dịch mua bán, chuyển nhượng 
sách và bản quyền trên toàn cầu ít bị giới 
hạn bởi các yếu tố khách quan, chủ quan... 
Những thay đổi này đem lại nhiều cơ hội và 
tiền đề thuận lợi cho sự phát triển nhanh và 
mạnh mẽ của ngành công nghiệp xuất bản. 
Song, nó cũng tạo áp lực lớn buộc các chủ 
thể của ngành phải thay đổi về tư duy, cách 
thức làm việc trong các hoạt động xuất bản, 
in và phát hành của mình. Trong bối cảnh 
Cách mạng công nghiệp 4.0, những nhà 
xuất bản truyền thống nếu không thích 
nghi, bắt kịp tốc độ phát triển của khoa học 
công nghệ, không kịp thời ứng dụng những 
thành tựu khoa học công nghệ cùng những 
lợi thế của xu hướng xuất bản số, xuất bản 
điện tử vào quy trình xuất bản, không có đủ 
điều kiện về nguồn vốn, trang thiết bị hiện 
đại, sẽ trở nên yếu thế trong cuộc cạnh 
tranh quyết liệt của thị trường. Chính vì 
vậy, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt 
Nam cần cho phép một số tạp chí lớn trong 
Viện được xuất bản tạp chí điện tử. 
6. Tăng cường kinh phí cho hoạt động 
xuất bản tạp chí 
Tăng cường đầu tư tài chính cho công tác 
xuất bản tạp chí khoa học, bao gồm: (1) đầu 
tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tập 
trung hạ tầng thông tin và đội ngũ nhân 
viên kỹ thuật đảm bảo bộ máy tạp chí và 
toàn bộ quy trình xuất bản tạp chí được vận 
Kiều Quỳnh Anh 
 139
hành có hiệu quả trong bối cảnh cuộc Cách 
mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Đây là điều 
quan trọng thiết yếu, bởi quy trình xuất bản 
tạp chí từ khi bản thảo được gửi đến tạp chí 
đến khi được công bố trên tạp chí đều do cơ 
quan tạp chí thực hiện trực tuyến; (2) duy 
trì và phát triển đội ngũ chuyên gia, các nhà 
khoa học tham gia Hội đồng Biên tập; phản 
biện kín bài báo; (3) đảm bảo cho các tạp 
chí có thể sử dụng dịch vụ xuất bản trực 
tuyến tại các nhà xuất bản lớn trên thế giới. 
Ví dụ tham gia xuất bản trực tuyến với 
Elsevier –Nhà xuất bản lớn nhất trên thế 
giới hiện nay; hay với Nhà xuất bản 
Springer - Nature hiện đang sở hữu hoặc 
đồng sở hữu khoảng 2.500 tạp chí khoa học 
chuyên ngành bằng tiếng Anh và 200 ấn 
bản tiếng Đức và cổng thông tin tra cứu 
SpringerLink. 
7. Kết luận 
Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng 
trên nhiều mặt, trong đó có hội nhập xuất 
bản tạp chí. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội 
Việt Nam không thể nằm ngoài quỹ đạo hội 
nhập xuất bản tạp chí. Để có thể hội nhập 
thành công, các tạp chí cần thực hiện những 
giải pháp đổi mới hoạt động xuất bản tạp 
chí theo tiêu chuẩn quốc tế. 
Tuy nhiên, các tạp chí không nhất thiết 
giống nhau hoàn toàn nhưng cũng không 
nên khác biệt nhiều. Hơn nữa, các tạp chí 
cần thống nhất một hình thức trình bày cơ 
bản chung theo một trong những tạp chí 
được xếp hạng trong danh mục các tạp chí 
thuộc hệ thống Scopus hoặc ISI. Hình thức 
của tạp chí tuy không quan trọng bằng nội 
dung nhưng thể hiện tính chuyên nghiệp 
của tạp chí khoa học, giúp các tác giả lưu ý 
và cẩn trọng hơn về nội dung, giúp người 
đọc dễ hiểu. Để thực hiện chủ trương đẩy 
mạnh hoạt động của các tạp chí theo hướng 
hội nhập quốc tế, phấn đấu để các tạp chí 
của Viện Hàn lâm nhanh chóng được xếp 
hạng trong danh mục các tạp chí thuộc hệ 
thống Scopus hoặc ISI, các tạp chí của Viện 
Hàn lâm cần phải thực hiện đổi mới hoạt 
động xuất bản tạp chí. 
Hiện nay, ở Việt Nam nói chung, Viện 
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói 
riêng, chưa có bộ tiêu chí đánh giá chất 
lượng xuất bản các tạp chí khoa học theo 
hướng hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng 
công nghiệp 4.0. Công bố khoa học đang 
được sử dụng như là thước đo đánh giá các 
giảng viên, nhà khoa học và cơ sở giáo dục 
đại học trên nhiều lĩnh vực nhưng bản thân 
nó, ở đây là các tạp chí, lại chưa có các tiêu 
chí chuẩn mực làm thước đo. Chính vì vậy, 
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 
cần sớm xây dựng, ban hành bộ tiêu chí 
đánh giá chất lượng xuất bản tạp chí khoa 
học. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong 
quản lý, đổi mới hoạt động xuất bản tạp chí 
tại Viện Hàn lâm. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng 
Cộng sản Việt Nam (2004), Nội dung toàn văn 
Chỉ thị 42-CT/TW nâng cao chất lượng toàn 
diện hoạt động xuất bản, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Văn Khang (2006), “Về bản dự thảo 
Quy định cách viết, cách đọc tên riêng nước 
ngoài trong các văn bản quản lí nhà nước”, 
Tạp chí Ngôn ngữ Đời sống, số 6 (128). 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 - 2019 
 140
[3] Nguyễn Khắc Khanh (2006), “Hoạt động xuất 
bản trong bối cảnh bùng nổ truyền thông”, Tạp 
chí Văn hóa nghệ thuật. 
 [4] Tạ Cao Minh (2012), “Bài báo khoa học, ISI 
và một số “thước đo” đánh giá nhà khoa học”, 
Tạp chí Tự động hóa ngày nay, số 134. 
[5] Kim Ngọc (2016), “Tiêu chuẩn quốc tế của tạp 
chí khoa học và việc áp dụng tại Việt Nam”, 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8. 
[6] Trần Văn Nhung (2016), “Một vài thông tin về 
mã số chuẩn quốc tế cho tạp chí và sách, về sự 
phân loại tạp chí khoa học và cách trình bày 
một bài báo trong tạp chí khoa học”, Tài liệu 
hướng dẫn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức 
danh giáo sư, phó giáo sư năm 2016, Nxb. 
Bách khoa, Hà Nội. 
[7] Trần Văn Nhung, Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Đức 
Huy (2018), Nâng cao chất lượng tạp chí khoa 
học của Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc 
tế. 
[8] Nhiều tác giả (2014), Xã hội hoá hoạt động 
xuất bản: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, 
Nxb. Chính trị quốc gia. 
[9] Nhiều tác giả (2015), Một số văn bản chỉ đạo 
và quản lý của Đảng, Nhà nước đối với hoạt 
động xuất bản, Nxb.Văn học. 
[10] Đỗ Thị Quyên (2017), “Vấn đề bản quyền tác 
giả trong hoạt động xuất bản hiện nay”, Tạp 
chí Văn hóa nghệ thuật, số 391. 
[11] Nguyễn Thị Thuỳ (2014), Để xây dựng một tạp 
chí khoa học đẳng cấp quốc tế. 
[12] Trương Thị Văn (2006), “Quản lí nhà nước 
trong hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay”, 
Tạp chí Giáo dục lý luận, số 12. 
[13] Sinh Vũ (2013), VNU và Elsevier: Hợp tác 
xuất bản tạp chí nghiên cứu Việt Nam, Hà Nội. 
[14] Ngô Văn Vũ (2012), Nâng cao chất lượng Tạp 
chí Khoa học xã hội Việt nam theo tiêu chuẩn 
quốc tế, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Hàn lâm 
Khoa học xã hội Việt Nam. 
[15] Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 
(2019), Các tạp chí KHXH và công tác xuất 
bản trong Cách mạng 4.0 và hội nhập quốc tế, 
Kỷ yếu hội thảo, Quảng Ninh. 
[16] Burrough-Boenisch, Joy (1999), “International 
reading strategies for IMRD articles”, Written 
Communication 16.3. 
[17] Borja, A (2014), “11 steps to structuring a 
science paper editors will take 
seriously”, Elsevier Connect. 
[18] Sollaci, Luciana B., and Mauricio G. Pereira 
(2004), “The introduction, methods, results, 
and discussion (IMRAD) structure: a fifty-year 
survey”, Journal of the medical library 
association 92.3 
[19]..https://www.researchgate.net/publication/2708
84423. 
[20]..
itationreports/7.html. 
[21]..
%C4%91%E1%BB%8Dc-v%C3%A0-
ph%C3%A2n-t%C3%ADch-
m%E1%BB%99t-b%C3%A0i-b%C3%A1o-
khoa-h%E1%BB%8Dc).

File đính kèm:

  • pdfdoi_moi_hoat_dong_xuat_ban_tap_chi_khoa_hoc_o_vien_han_lam_k.pdf