Phương pháp đánh giá một số rủi ro trong kiểm toán các chỉ tiêu an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại (NHTM) là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ. Việc đảm bảo cho hệ thống ngân hàng được hoạt động một cách ổn định, an toàn, tránh đổ vỡ có một ý nghĩa hết sức to lớn. Từ những lý do đó, NHNN đã ban hành các quy định về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các NHTM. Qua thực tiễn kiểm toán, bài viết đưa ra phương pháp đánh giá một số rủi ro khi kiểm toán các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại

pdf7 trang | Chuyên mục: Ngân Hàng Thương Mại | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Phương pháp đánh giá một số rủi ro trong kiểm toán các chỉ tiêu an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 Mục 6 Thông tư số 36 và các quy định tại 
Luật Các TCTD không?
2.6. Về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
Quy định NHTM có tỷ lệ dư nợ cho vay so với 
tổng tiền gửi nhằm để đảm bảo tăng trưởng tín 
dụng an toàn, hiệu quả, cơ cấu tín dụng phù hợp 
cho các khoản cho vay của NHTM.
- Khi thực hiện đánh giá rủi ro cần chú ý một số 
điểm sau:
+ Về tổng dư nợ cho vay bao gồm: (i) Dư nợ 
cho vay đối với cá nhân, tổ chức (không bao gồm 
dư nợ cho vay TCTD, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài khác tại Việt Nam); (ii) Các khoản ủy thác 
cho TCTD cho vay. Tổng dư nợ cho vay để tính tỷ 
lệ này được trừ đi: (i) Dư nợ cho vay bằng nguồn 
ủy thác của Chính phủ, cá nhân và tổ chức khác 
(bao gồm cả TCTD, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài khác tại Việt Nam; ngân hàng mẹ, chi nhánh 
ở nước ngoài của ngân hàng mẹ); (ii) Nguồn vốn 
vay ở nước ngoài của TCTD, chi nhánh ngân hàng 
nước ngoài. 
+ Về tổng tiền gửi, bao gồm: (i) Tiền gửi của tổ 
chức (không bao gồm tiền gửi các loại của Kho bạc 
Nhà nước, nếu có), tiền gửi của cá nhân; trừ tiền 
ký quỹ, tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng; 
(ii) Tiền gửi của ngân hàng mẹ ở nước ngoài, chi 
nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ; (iii) Tiền 
huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng 
chỉ tiền gửi, trái phiếu.
+ Về tỷ lệ cụ thể, Thông tư 36 quy định TCTD 
phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền 
gửi như sau: (i) NHTM nhà nước, chi nhánh ngân 
hàng nước ngoài: 90%; (ii) Ngân hàng hợp tác xã, 
NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 
100% vốn nước ngoài: 80%.
2.7. Về tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các TCTD hoạt 
động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản thanh 
toán tại NHNN.
Dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc 
được tính bằng cách lấy số dư bình quân các loại 
tiền gửi huy động phải dự trữ bắt buộc của TCTD 
trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc nhân với tỷ lệ dự 
trữ bắt buộc quy định cho từng loại hình TCTD và 
cho từng loại tiền gửi tương ứng. Số dư bình quân 
các loại tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc 
trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc được tính bằng 
cách cộng các số dư tiền gửi huy động phải tính dự 
trữ bắt buộc cuối mỗi ngày trong kỳ đem chia cho 
tổng số ngày trong kỳ.
- Khi thực hiện đánh giá rủi ro cần chú ý một số 
điểm sau:
+ Xác định số dư bình quân tài khoản thanh 
toán của TCTD tại NHNN không thấp hơn tiền dự 
trữ bắt buộc trong kỳ.
+ Đối chiếu với thông báo dự trữ bắt buộc và 
trả lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 39Số 133 - tháng 11/2018
bắt buộc bằng ngoại tệ do Sở Giao dịch Ngân hàng 
Nhà nước thực hiện (hoặc chi nhánh NHNN tỉnh 
thành phố thực hiện).
2.8. Về đánh giá trạng thái ngoại tệ
Trạng thái ngoại tệ là chênh lệch giữa tài sản 
có (TSC) và tài sản nợ ( TSN) nội và ngoại bảng 
của một ngoại tệ tại một thời điểm nhất định. Nếu 
TSC lớn hơn TSN thì ngoại tệ ở trạng thái dương 
(trường); ngược lại, nếu TSC nhỏ hơn TSN thị 
ngoại tệ ở trạng thái âm (đoản). Việc xác định 
trạng thái ngoại tệ trên cơ sở quy định tại Thông tư 
số 07/2012/TT-NHNN.
- Giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ được tính 
bằng tỷ lệ giữa tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc 
tổng trạng thái ngoại tệ âm chia cho vốn tự có của 
TCTD.
- Khi thực hiện đánh giá rủi ro cần chú ý một số 
điểm sau:
+ Vốn tự có để tính giới hạn tổng trạng thái 
ngoại tệ của TCTD là vốn tự có của tháng liền kề 
trước kỳ báo cáo của TCTD.
+ Tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày của 
các TCTD không được vượt quá 20% vốn tự có của 
TCTD.
+ Tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày của các 
TCTD không được vượt quá 20% vốn tự có của 
TCTD.
+ Trường hợp cần thiết, TCTD được duy trì 
trạng thái ngoại tệ vượt giới hạn quy định khi 
được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 
chấp thuận.
Chú ý: Trong thực tế, chúng ta thường nhầm lẫn 
giữa trạng thái ngoại tệ với trạng thái luồng tiền; 
chính vì vậy, cần có những tiêu chí để phân biệt hai 
trạng thái này. 
+ Trong hoạt động đi vay và cho vay bằng ngoại 
tệ, đối với khoản tiền gốc chỉ có sự chuyển giao 
quyền sử dụng, nên không tạo ra trạng thái ngoại 
tệ; còn đối với khoản tiền lãi là sự chuyển giao 
quyền sở hữu, nên làm phát sinh trạng thái ngoại 
tệ. Tuy nhiên, do khoản lãi phát sinh thường là rất 
nhỏ so với khoản tiền gốc, nên trong thực tế, theo 
cách hiểu phổ thông, người ta thường không đề cập 
đến trạng thái ngoại tệ trong các hoạt động đi vay 
và cho vay bằng ngoại tệ. Trong khi đó, các hoạt 
động mua bán ngoại tệ (giao ngay và kỳ hạn) tạo ra 
trạng thái ngoại tệ đúng bằng giá trị mua bán bởi 
vì các hoạt động này làm phát sinh sự chuyển giao 
quyền sở hữu về ngoại tệ. 
- Các giao dịch mua bán ngoại tệ làm phát sinh 
đồng thời cả trạng thái ngoại tệ và trạng thái luồng 
tiền. Trạng thái luồng tiền có thể làm cân bằng 
thông qua các giao dịch đi vay và cho vay hay thông 
qua mua bán; tuy nhiên, trạng thái ngoại tệ chỉ có 
thể làm cân bằng thông qua các giao dịch mua bán 
ngoại tệ.
2.9. Về đánh giá việc ban hành và tuân thủ và 
các quy định nội bộ của NHTM liên quan đến các 
chỉ tiêu an toàn
Khi thực hiện áp dụng Thông tư 36 đòi hỏi 
NHTM phải áp dụng một số quy định cụ thể để 
đảm bảo cho việc quản lý các chỉ tiêu an toàn được 
thực hiện một cách hệ thống, toàn diện trên hệ 
thống của NHTM. Các quy định nội bộ ấy được 
xây dựng phải đảm bảo một số tiêu chí sau:
Quy định nội bộ về đánh giá chất lượng tài sản 
có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, được xây 
dựng trên nguyên tắc quản lý rủi ro đối với tài sản. 
Nội dung của Quy định này phải tối thiểu có nội 
dung sau: (i) Quy định về cơ cấu tổ chức, cơ chế 
phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của 
từng bộ phận quản lý đối với tỷ lệ an toàn vốn; (ii) 
Các nguyên tắc, chính sách, quy trình nhận dạng, 
đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi 
thông tin về rủi ro để tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn; 
(iii) Các quy định về quản lý cơ cấu vốn tự có và tài 
sản phải đánh giá được: mức độ và xu hướng của 
các rủi ro, tác động của rủi ro đến yêu cầu vốn tự 
có để bù đắp rủi ro; quy mô và chất lượng vốn tự 
có, khả năng chịu đựng rủi ro từ các yếu tố vĩ mô, 
khả năng tiếp cận nguồn vốn bổ sung vốn tự có, 
kể cả khả năng hỗ trợ tài chính từ các cổ đông khi 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN40 Số 133 - tháng 11/2018
cần thiết để đảm bảo tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối 
thiểu; nghĩa vụ cấp vốn đối với các công ty con và 
công ty liên kết; mục tiêu vốn tự có trong ngắn hạn 
và dài hạn, dự kiến chi phí bổ sung vốn tự có và giải 
pháp thực hiện mục tiêu vốn tự có.
Các quy định nội bộ về quản lý thanh khoản, 
trong đó tối thiểu phải có nội dung sau: (i) Quy 
định về việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm 
vụ của các bộ phận liên quan trong việc quản lý tài 
sản Có, tài sản Nợ và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả 
năng chi trả, thanh khoản; (ii) Quy trình, thủ tục 
và các giới hạn quản lý thanh khoản, giới hạn kiểm 
soát chênh lệch kỳ hạn tài sản Có, tài sản Nợ trên 
cơ sở dòng tiền vào, dòng tiền ra; (iii) Các nguyên 
tắc, chính sách, quy trình nhận dạng, đo lường, 
theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi thông tin 
rủi ro về khả năng chi trả, thanh khoản; các tiêu chí 
cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt khả năng chi trả, 
thanh khoản và các phương án xử lý; (iv) Kế hoạch 
và biện pháp nắm giữ các loại giấy tờ có giá có khả 
năng thanh khoản cao; (v) Hướng dẫn, kiểm tra, 
kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với việc duy trì tỷ lệ 
khả năng chi trả, thanh khoản; (vi) Mô hình đánh 
giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản, 
trong đó có các phân tích tình huống khả năng chi 
trả, tính thanh khoản có thể xảy ra.
Các quy định nội bộ phải được rà soát, xem xét 
sửa đổi, bổ sung định kỳ ít nhất một năm một lần.
3. Một vài kiến nghị và đề xuất
Để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động 
ngân hàng. NHNN cần yêu cầu các TCTD thực 
hiện nghiêm chỉnh một số nội dung sau: 
- Yêu cầu các TCTD xây dựng, thiết lập đầy 
đủ các quy trình về quản lý, theo dõi các chỉ tiêu 
an toàn theo quy định của NHNN và hướng các 
TCTD nâng cao hệ thống quản trị theo yêu cầu của 
Basel II.
- Xem xét bổ sung các quy định về việc yêu cầu 
các TCTD bắt buộc công bố công khai các chỉ tiêu 
về an toàn trong trong hoạt động của các NHTM 
để các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước và 
khách hàng có thể kiểm soát được mức độ an toàn 
của các TCTD.
- Yêu cầu các TCTD thực hiện triệt để việc tuân 
thủ chấp hành các quy định của TT 36 nhất là đối 
với việc luôn phải duy trì các tỷ lệ an toàn trong 
suốt thời gian hoạt động.
- Để đảm bảo việc thống nhất đối với việc theo 
dõi các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của các 
NHTM thì NHNN phải yêu cầu các NHTM đầu 
tư, nâng cấp các hệ thống công nghệ thông tin, tính 
toán các chỉ tiêu này một cách tự động, đảm bảo 
theo quy định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư số 27/2011/TT-NHNN ngày 31 
tháng 08 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một 
số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với 
các TCTD ban hành kèm theo Quyết định 
số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 06 
năm 2003 của Ngân hàng nhà nước;
2. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định 
về các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của 
các NHTM;
3. Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi bổ 
sung một số điều của TT số 36/2014/
TT-NHNN quy định về các chỉ tiêu an toàn 
trong hoạt động của các NHTM;
4. Thông tư số 23/2015/TT-NHNN ngày 20 
tháng 11 năm 2015 của Thống đốc Ngân 
hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số 
điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với 
các TCTD ban hành kèm theo Quyết định 
số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 06 
năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà 
nước, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 01 
năm 2016;
5. Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN ngày 21 
tháng 11 năm 2017 của Tổng Kiểm toán 
nhà nước ban hành Quy trình kiểm toán 
các tổ chức tài chính và NHTM;
6. Các bài báo trên website, Tạp chí của NHNN, 
Tạp chí Ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_danh_gia_mot_so_rui_ro_trong_kiem_toan_cac_chi_t.pdf
Tài liệu liên quan