Các yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng tương mại (NHTM) tại Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm số liệu từ báo cáo tài chính của 30 NHTM tại Việt Nam giai oạn 2008-2014. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích mô hình hồi quy với dữ liệu dạngbảng (Panel data); với mô hình tác động cố định (FEM). Nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ác NHTM Việt Nam là: Khoản cho vay, Vốn chủ sở hữu, Tiền mặt và Tiền gửi. Nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị sẽ giúpcác nhà quản lý điều hành hoạt động của NHTM đạt hiệu quả cao nhất.

pdf6 trang | Chuyên mục: Ngân Hàng Thương Mại | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Các yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ênh lệch tỷ lệ
nợ xấu của 2 nhóm ngân hàng là 1,18%). Nguyên nhân của 
tình trạng trên chính là việc nhóm NHTMNN phải gánh 
chịu khoản nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nước, trong 
đó phải kể đến các tập đoàn kinh tế và tổng công ty hoạt 
động không hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến LnTG có tác 
động ngược chiều lên ROA với mức ý nghĩa 1%. Kết quả
này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Antonina 
(2010) và các nghiên cứu khác. Thể hiện tác động của 
thông tư 19/2010/TT-NHNN thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 
(CAR): quy định tăng từ 8% lên 9% nhằm nâng cao năng 
lực tài chính và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng: 
điều này đã hạn chế khả năng sinh lời của các ngân hàng, 
khi mà đồng tiền không được đi vào chu kỳ hoạt động kinh 
doanh mà phải nhằm đảm bảo an toàn tính thanh khoản.
Cũng theo kết quả biến được xem xét cuối là LnTM, đo 
lường lượng tiền mặt tại các NHTM tại Việt Nam. Có rất 
nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tiến hành kiểm chứng về
lý thuyết lượng tiền mặt như Anna và Hoi (2008), Antonina 
(2010) hay Nesrine và Younes (2012). Trong những địa 
Các yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
 93 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 
điểm, thời gian khảo sát khác nhau, tuy nhiên kết quả tìm 
được đều đồng nhất với nhau, tức là tìm được sự chi phối 
của lượng tiền mặt đến khả năng sinh lời của ngân hàng. 
Kết quả cho thấy biến LnTM có tác động ngược chiều lên 
ROA với mức ý nghĩa 5%. Điều này nói lên rằng, nghiên 
cứu tìm thấy mối liên hệ giữa lượng tiền mặt và khả năng 
sinh lời của ngân hàng và mối liên hệ này là nghịch biến 
theo đúng với giả thuyết ban đầu và giả thuyết H1 được 
chấp nhận trên thực tế. Hay nói cách khác, đối với những 
ngân hàng khi dự trữ lượng tiền mặt quá lớn nhằm đáp ứng 
yêu cầu về tính thanh khoản của NHNN sẽ làm giảm lợi 
nhuận lại. Lượng tiền mặt lớn đồng nghĩa với “tiền nhàn 
rỗi” và điều này ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của 
ngân hàng. Với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ
đã làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của ngân hàng. Điều 
này cũng phù hợp với nguyên tắc đánh đổi giữa thanh 
khoản và lợi nhuận (The Liquidity Versus Profitability 
Principle). Nguyên tắc này được hiểu là có một sự đánh đổi 
giữa thanh khoản và lợi nhuận, thanh khoản càng cao, đồng 
nghĩa với lợi nhuận sẽ giảm đi.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định 
(Fixed Effect) để xem xét mối quan hệ, ảnh hưởng của các 
yếu tố tiền mặt, tiền gửi tại các tổ chức, khoản ngân hàng 
cho vay và vốn chủ sở lên tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 
(ROA) – đại điện cho khả năng sinh lời của các NHTM.
Ngoài ra, nghiên cứu còn có nhiều ý nghĩa quan trọng 
trong lĩnh vực ngân hàng. Thứ nhất, các yếu tố ảnh hưởng 
đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam bao 
gồm các yếu tố tiền mặt, tiền gửi tại các tổ chức, khoản 
ngân hàng cho vay và vốn chủ sở hữu. Thứ hai, dựa trên 
kết quả mô hình hồi quy thì phần lớn các biến có hệ số hồi 
quy cùng dấu với giả thuyết ban đầu của nghiên cứu, giá trị
thống kê có ý nghĩa với độ tin cậy lên đến 95%. Kết luận 
này đã trả lời được câu hỏi về mức độ và chiều hướng tác 
động của các yếu tố đến khả năng sinh lời của các NHTM 
tại Việt Nam.
3.2 Kiến nghị
Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kiến 
nghị như sau: 
Thứ nhất: các NHTM cần chú trọng đến nguồn vốn chủ
sở hữu, cụ thể cần tăng lượng vốn chủ sở hữu bằng việc huy 
động vốn góp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc 
biệt từ nguồn phát hành riêng lẻ cho cổ đông nước ngoài 
(Nghị định 60/2015 của Chính Phủ có quy định về nới 
room cho NĐT nước ngoài). Bên cạnh đó, nên xây dựng 
chính sách cân đối trong quá trình phân phối kết quả tài 
chính cho việc chi trả cổ tức cổ đông và giữ lại phần lợi 
nhuận phù hợp bổ sung vào vốn chủ sở hữu để tăng qui mô 
vốn nhằm mục đích để tái đầu tư vì đây là nguồn có chi phí 
sử dụng thấp song lại ảnh hưởng đến lợi ích và quyền lợi 
của các cổ đông.
Mặt khác cần phải tăng cường hoạt động mua bán và sáp 
nhập (M&A) các ngân hàng; đồng thời tái cơ cấu chức năng 
của NHTM theo hướng: tách bạch chức năng ngân hàng 
đầu tư và NHTM của các ngân hàng để phòng ngừa tích tụ
rủi ro quá cao, dẫn đến khủng hoảng đổ vỡ ngân hàng như 
nhiều quốc gia trên thế giới (Đào Hùng, 2011).
Thứ hai: NHTM nên đi sâu vào chất lượng các khoản 
cho vay hơn là tăng các khoản cho vay; hạn chế việc tăng 
trưởng tín dụng quá nóng và cần phải giải quyết vấn đề nợ
xấu một cách triệt để. Cụ thể các NHTM cần phải xây dựng 
chính sách cho vay và chính sách khách hàng hợp lý; đa 
dạng hoá các hình thức cho vay đối với khách hàng và nâng 
cao chất lượng phục vụ; hoàn thiện quy trình cho vay và 
công tác tổ chức thẩm định; đồng thời thực hiện tốt công 
tác phân loại rủi ro và đẩy mạnh giải quyết các khoản nợ
tồn đọng, đặc biệt các khoản nợ xấu. Tuy nhiên việc nâng 
cao chất lượng các khoản cho vay đồng nghĩa với việc phải 
tăng cường công tác quản trị, giám sát và kiểm tra sao cho 
phù hợp.
Thứ ba: NHTM nên giảm lượng tiền mặt sao cho vẫn 
phải đảm bảo yêu cầu dự trữ bắt buộc và lượng tiền mặt 
trong lưu thông. Việc tính toán và phân bổ “lượng tiền nhàn 
rỗi” phải hợp lý để tránh làm giảm lợi nhuận của ngân 
hàng, cụ thể nên xây dựng và phát triển các mô hình dự báo 
tiền mặt có độ chính xác cao. Do tiền mặt lưu chuyển 
thường bấp bênh không ổn định nên các NHTM sử dụng 
các mô hình dự báo để bù trừ những bấp bênh đó và cân đối 
những khoản thu trong tương lai với các khoản đã chi. Để
tránh tình trạng “vốn nhàn rỗi” trong các tài khoản mà 
không đem lại đồng lãi nào, các NHTM có thể sử dụng vào 
các khoản đầu tư qua đêm cuối mỗi ngày làm việc.
Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra hệ thống quản lý 
tiền mặt: việc kiểm tra thường xuyên hệ thống quản lý tiền 
mặt cho phép NHTM tìm ra những phương thức, biện pháp 
cải thiện hệ thống, đồng thời đưa ra được sự đảm bảo về
tính tin cậy của dữ liệu tài chính của NHTM mà không cần 
thực hiện việc kiểm toán hàng ngày.Việc kiểm tra thường 
xuyên này còn giúp NHTM có được sự đánh giá hoạt động 
của mình. Đồng thời qua đó NHTM có thể nhận ra được 
các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ thông 
qua hệ thống thanh toán, bao gồm: gian lận thương mại, rủi 
ro phát mãi tài sản và tình trạng xói mòn của lưu chuyển 
tiền mặt hàng ngày. Cần chú trọng việc quản lý tiền mặt 
trên phạm vi toàn cầu: xây dựng cơ sở hạ tầng chuyên về
quản lý tiền mặt phục vụ nhu cầu quản lý tiền mặt trên 
phạm vi toàn cầu. Việc quản lý tiền mặt là công việc rất 
khó khăn, đặc biệt đối với những NHTM hoạt động ở nhiều 
quốc gia. Quản lý tiền mặt mang tính chất toàn cầu thường 
xảy ra ở hai cấp độ: cấp độ một là hệ thống quản lý tiền mặt 
ở từng quốc gia thực hiện chức năng thu nợ trong biên giới 
quốc gia của mỗi nước, cấp độ hai là một mạng lưới kết nối 
với hệ thống trong nội bộ từng nước và quản lý nhiều đồng 
tiền khác nhau.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Anna P.I Vong & Hoi Si Chao, “Determinants of bank 
profitability in Macao”, Faculty of Business Administration, 
University of Macau, 2008.
[2] Antonina Davydenko, “Determinants of bank profitability in 
Ukraine”, Undergraduate Economic Review, Vol. 7: Iss. 1, 
Article 2, 2010.
[3] Ben Naceur, S, “The determinants of the Tunisian banking 
industry profitability: panel evidence”, Paper presented at 
the Proceedings of the Economic Research Forum (ERF) 
10th Annual Conference, Marrakesh–Morocco, December, 
2003.
[4] Đào Hùng, “Tái cơ cấu chức năng của Ngân hàng thương 
mại các NHTM VN hiện nay”, 2011.
[5] Fadzlan và Muzafar, “Determinants of bank profitability in 
a developing economy: Empirical Evidence from 
Bangladesh”, Journal of business economics and 
management , vol. 10, no. 3, pp. 207-217, 2009 .
[6] Gilbert, Meyer & Vaughan, “Could a CAMELS downgrade 
model improve off-site surveillance?, Federal Reserve bank 
of St. Louis, 2002.
Đoàn Việt Hùng
 94 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 
[7] Hausman, J.A., “Specification tests in econometrics”, 
Econometrica, 46, pp. 1251-71, 1978.
[8] Lê Thị Lợi, “Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt 
Nam, các vấn đề về quản trị vốn, tạp chí ngân hàng”, số
2+3, 2013.
[9] Mamatzakis, E.C, Remoundos, P.C., “Determinants of 
Greek commercial banks profitability”, 1989–2000, 
Spoudai, 53(1), pp. 84–94, 2003.
[10] Nesrine Ayadi and Younès Boujelbene, “The determinants 
of the profitability of the tunisian deposit banks”, Université 
de Sfax, Tunisie, Article ID 165418, IBIMA Business 
Review, Volume 2012, 2012.
[11] Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà 
xuất bản thống kê, 2009.
[12] Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, Phân tích 
báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2007.
[13] Nguyễn Thị Xuân Liễu, Quản trị ngân hàng thương mại,
Nhà xuất bản thống kê, 2010.
[14] Phan Đức Dũng, Kế toán quản trị, Nhà xuất bản thống kê, 
2008.
[15] Sehrish, Faiza và Khalid, “Factors Affecting Bank 
Profitability in Pakistan”, The Romanian Economic Journal, 
No. 39, Year XIV, 2011.
[16] Thông tư 19/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm 
an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, NHNN ban 
hành ngày 20 tháng 05 năm 2010.
[17] Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung, Hoạt động ngân hàng 
Việt Nam- Nhìn lại năm 2011 và một số giải pháp cho năm 
2012, Học viện Ngân hàng, 2011.
[18] Tô Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Trung, Hoạt động ngân hàng 
Việt Nam- Nhìn lại năm 2011 và một số giải pháp cho năm 
2012, Học viện Ngân hàng, 2011.
[19] Trương Quan Thông, “Cạnh tranh ngân hàng nhìn từ góc độ
khả năng sinh lời", Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Đại học Kinh 
tế Thành Phố Hồ Chí Minh, 2009.
TIỂU SỬ TÁC GIẢ
Đoàn Việt Hùng
Năm sinh 1985, Đồng Nai. Tốt nghiệp Đại học Lạc Hồng năm 2004 và Thạc sĩ tại trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. Hiện đang là giảng viên khoa Tài chính-Kế toán trường Đại học 
Lạc Hồng. 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_kha_nang_sinh_loi_cua_cac_ngan_hang_thu.pdf
Tài liệu liên quan