Trách nhiệm xã hội của Ngân hàng thương mại cổ phần: Nghiên cứu đa khía cạnh

TÓM TẮT

Mục tiêu của bài viết là khám phá các

khía cạnh liên quan đến trách nhiệm xã hội

(TNXH) của các Ngân hàng thương mại cổ

phẩn (NHTMCP) ở Việt Nam. Nghiên cứu sử

dụng phương pháp phân tích nội dung trong

báo cáo thường niên của các ngân hàng từ

năm 2011 đến nay nhằm đo lường các thông

tin định tính bằng phương pháp định lượng

để xác định tỷ trọng của từng khía cạnh. Kết

quả cho thấy các NHTMCP quan tâm đến

khía cạnh trách nhiệm với cổ đông, nhân

viên, khách hàng. Các hoạt động TNXH liên

quan đến khía cạnh cộng đồng và môi trường

được công bố ra bên ngoài có sự khác biệt ở

từng nhóm ngân hàng và khác biệt theo thời

gian. Bài viết cũng phát hiện ra rằng các

NHTMCP trong thời gian qua đã tập trung

nhiều nguồn lực cho việc thực hiện TNXH

ở khía cạnh kinh tế, cộng đồng, môi trường,

nhằm góp phần phát triển bền vững và giữ

vai trò tiên phong của doanh nghiệp thực

hiện tốt an sinh xã hội.

pdf12 trang | Chuyên mục: Ngân Hàng Thương Mại | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Trách nhiệm xã hội của Ngân hàng thương mại cổ phần: Nghiên cứu đa khía cạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
TNXH, nên đã chú tâm hơn đến các 
phong trào nội bộ thông qua hàng loạt các 
hoạt động thiện quyện, chương trình từ thiện 
có sự tham gia của đông đảo cán bộ công 
nhân viên. Với ưu thế là nguồn nhân lực có 
trình độ cao, các hoạt động, phong trào hướng 
tới cộng đồng, hướng tới phát triển xanh đã 
góp phần cũng cố niềm tin trong nhân viên. 
Theo Lại Vĕn Tài và ctv (2013) các doanh 
nghiệp cần thay đổi cách tiếp cận và truyền 
92
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
thông các hoạt động về TNXH, và nhân viên 
là đối tượng quan trọng trong việc thực thi 
và truyền thông TNXH. Liên quan đến trách 
nhiệm đối với cộng đồng địa phương, các 
NH theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững 
nên rất chú trọng đến các chương trình thiện 
nguyện, an sinh xã hội tại địa phượng, các 
NH mong muốn cộng đồng ghi nhận thương 
hiệu và từ đó nâng cao giá trị thương hiệu. 
Tuy nhiên NH thường tham gia các hoạt động 
từ thiện do các tổ chức có uy tín phát động. 
Kinh phí cho các hoạt động này được trích 
từ nhiều nguồn khác nhau, được quy thành 
tiền, ngày công, giờ lao động Quy mô hoạt 
động của các chương trình này biến động thất 
thường qua các nĕm, nội dung TNXH còn rất 
hạn chế và chủ yếu đưa tin về các hoạt động 
liên quan đến trách nhiệm từ thiện, đạo đức. 
Qua các hoạt động liên quan đến an 
sinh xã hội, hướng tới công động được các 
NHTMCP liệt kê trong BCTN qua các nĕm 
cho thấy NH đã có những quan tâm thích 
đáng đối với cộng đồng và sẽ tiếp tục công 
bố ra bên ngoài các báo cáo phát triển bền 
vững. Dựa vào mô hình kim tự tháp của 
Carroll (1991), các hoạt động an sinh xã hội 
này tương ứng với trách nhiệm đạo đức và 
từ thiện. Do đó trách nhiệm kinh tế và pháp 
lý không được các NHTMCP coi là hoạt 
động TNXH (Hoàng Hải Yến, 2016). Theo 
Judins (2014) công chúng thường chú ý đến 
các hoạt động từ thiện, quyên góp, tài trợ của 
các NH. Tuy nhiên các nghiên cứu về hoạt 
động TNXH của NH còn giới hạn (Carnevale 
et al., 2012) và không đủ khung lý thuyết để 
đo lường các hoạt động TNXH, nhận xét của 
các bên liên quan và thấu hiểu các hoạt động 
này (Scholtens, 2009). Cạnh tranh gay gắt 
nên NH tận dụng các hoạt động TNXH như 
một cách để tạo sự khác biệt giữa các đối thủ 
cạnh tranh (Fatma et al, 2014). Mặc dù ngành 
NH được đánh giá là ngành đi đầu trong công 
tác an sinh xã hội, nhưng hoạt động này còn 
xuất phát từ sự chỉ đạo của NHNN và thường 
thông qua các chương trình từ thiện, an sinh 
xã hội để nâng cao hình ảnh, vị thế, uy tín 
của thương hiệu. Qua phân tích đánh giá thực 
trạng một số điển hình về các hoạt động liên 
quan đến TNXH cho thấy sự chênh lệch khá 
rõ ràng giữa các NH, giữa các nĕm về khía 
cạnh ngân sách cho các hoạt động TNXH. 
4. KẾT LUẬN
Các NHTMCP đã có những đóng góp 
tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế 
đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa và là ngành đi đầu trong công cuộc 
hội nhập kinh tế thế giới. Vì vậy đánh giá 
thực trạng hoạt động TNXH và đề xuất các 
giải pháp nhằm tĕng cường làm lành mạnh 
hóa hệ thống NHTM, tiến tới phát triển bền 
vững là hết sức quan trọng. Các chuẩn mực 
đạo đức nghề nghiệp luôn được các NH coi 
trọng, thực hiện bởi từng nhân viên để có 
được những thành công dựa trên các hành vi 
có đạo đức, phù hợp với chuẩn mực chung. 
Các hoạt động TNXH hướng tới khách hàng, 
nhân viên, cộng đồng, môi trường và cổ đông 
đánh giá cao với những kết quả đáng khích 
lệ, đặc biệt là tiết giảm chi phí, giảm lãi suất 
cho vay, hỗ trợ tĕng trưởng kinh tế. Qua thực 
trạng các hoạt động TNXH của các NHTMCP 
cho thấy việc thực hiện TNXH vẫn được xem 
như hành động giải quyết các vấn đề xã hội vì 
mục đích nhân đạo và từ thiện (Nguyến Đình 
Tài, 2010). 
Thuật ngữ TNXH và phát triển bền vững 
đang được nhắc tới với tần suất dày hơn trong 
những nĕm gần đây. TNXH dần trở thành một 
bộ chỉ số thiết yếu để đo lường hoạt động của 
một doanh nghiệp (Perez et al., 2013). Quan 
điểm lạc hậu trước đây cho rằng doanh nghiệp 
không có trách nhiệm gì đối với xã hội mà 
chỉ có trách nhiệm với cổ đông và người lao 
93
Trách nhiệm xã hội của ngân hàng ...
động. Doanh nghiệp đã đóng thuế cho chính 
phủ, nên chính phủ sẽ phải có trách nhiệm 
với xã hội. Những nĕm gần đây, ngày càng 
nhiều người quản lý nhận thức rằng doanh 
nghiệp đã sử dụng các nguồn lực trong xã 
hội, trong quá trình hoạt động có thể gây tổn 
hại cho môi trường tự nhiên. Vì vậy chỉ đóng 
thuế là chưa đủ, NH phải có trách nhiệm đối 
với cổ đông, khách hàng, môi trường, cộng 
đồng và người lao động. Thực trạng các điển 
hình hoạt động TNXH của các NHTMCP 
thời gian qua cho thấy các thành công bước 
đầu trong việc giữ chân khách hàng cũ và tạo 
dựng lòng tin cho cộng đồng thông qua các 
chương trình hoạt động cụ thể. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Abbott, W.F. and Monsen, R.J. (1979). 
On the measurement of corporate social 
responsibility: self reported disclosure as 
a method of measuring corporate social 
involvement. Academy of Management 
Journal. 22(3), 501-515.
[2]. Bowen, H., (1953). Social 
Responsibilities of the Businessman. Harper.
[3]. Bravo, R., Matute, J. and Pina, J. (2012). 
Corporate social responsibility as a vehicle 
to reveal the corporate identity: a study 
focused on the Websites of Spanish inancial 
entities. Journal of Business ethics. 107(2), 
129-146.
[4]. Carnevale, C., Mazzuca, M., & 
Venturini, S., (2012). Corporate social 
reporting in European banks: The effects 
on a irm’s market value. Corporate 
Social Responsibility and Environmental 
Management. 19(3), 159-177.
[5]. Carroll, A. B., (1991). The pyramid 
of corporate social responsibility: Toward 
the moral management of organizational 
stakeholders. Business horizons. 34(4), 
39-48.
[6]. Castelo, M. & Lima, L. (2006). 
Communication of corporate social 
responsibility by Portuguese banks: a 
legitimacy theory perspective. Corporate 
Communications. 11(3), 232-248.
[7]. Chomvilailuk, R., & Butcher, K., 
(2010). Enhancing brand preference through 
corporate social responsibility initiatives in 
the Thai banking sector. Asia Paciic Journal 
of Marketing and Logistics. 22(3), 397-418.
[8]. Dahlsrud, A., (2008). How corporate 
social responsibility is deined: an analysis of 
37 deinitions. Corporate social responsibility 
and environmental management.15(1), 1-13.
[9]. Decker, S.O., (2004). Corporate social 
responsibility and structural change in 
inancial services. Managerial Auditing 
Journal. 19(6), 712-728.
[10]. Esrock, S. L., & Leichty, G. B., (1998). 
Social responsibility and corporate web 
pages: Self-presentation or agenda-setting? 
Public relations review. 24(3), 305-319.
[11]. Fatma, M., Rahman, Z., & Khan, I., 
(2014). Multi-item stakeholder based scale 
to measure CSR in the banking industry. 
International Strategic Management Review. 
2(1), 9-20.
[12]. Gephart, P.R. (2004). From the editors: 
qualitative research and the academy 
of management. Journal Academy of 
Management Journal. 47(4), 454-462.
[13]. Hoàng Hải Yến, (2016). Trách nhiệm 
xã hội của Ngân hàng – Thực trạng và 
một số khuyến nghị đối với các ngân hàng 
thương mại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng. Số 
10/2016.
[14]. Hsieh, H. F., & Shannon, S. E. (2005). 
Three approaches to qualitative content 
analysis. Qualitative health research, 15(9), 
1277-1288.
[15]. Judins, A., (2014). The Impact of 
Nationalisation on CSR Policy in Citadele 
94
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bank and CR Study of the Latvian Retail 
Banking Sector. Chinese Business 
Review, 13(1).
[16]. Kotler, P. và Lee, N., (2005). Corporate 
Social Responsibility: Doing the Most Good 
for Your Company and Your Cause. Hoboken, 
New Jersey: John Wiley & Sons, Inc.
[17]. Lại Vĕn Tài, Lê Thị Thanh Xuân và 
Trương Thị Lan Anh., (2013). Áp dụng mô 
hình của Carroll (1991) để khảo sát nhận thức 
của người lao động về khái niệm trách nhiệm 
xã hội của doanh nghiệp. Tạp chí Phát triển 
KH&CN, Q2(16), 67-77.
[18]. Lee, E. M., Park, S. Y., Rapert, M. I., 
& Newman, C. L., (2012). Does perceived 
consumer it matter in corporate social 
responsibility issues? Journal of Business 
Research. 65(11), 1558-1564.
[19]. Maignan, I., & Ralston, D. A. (2002). 
Corporate social responsibility in Europe 
and the US: Insights from businesses’ self-
presentations. Journal of International 
Business Studies, 33(3), 497-514.
[20]. Milne, M.J. & Adler, R.W. (1999). 
Exploring the reliability of social and 
environmental disclosures content analysis. 
Accounting, Auditing & Accountability 
Journal. 12(2), 237-256.
[21]. Nguyễn Đình Tài, (2010). Trách nhiệm 
xã hội của doanh nghiệp và các vấn đề đặt ra 
hôm nay. Kinh tế và Dự báo. 
[22]. Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Vĕn Thọ, 
(2014). Biến động nhân lực ngành ngân hàng 
tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp. Tạp 
chí Cộng Sản.
[23]. Pérez, A., Martínez, P., Del Bosque, I. 
R., (2013). The development of a stakeholder-
based scale for measuring corporate social 
responsibility in the banking industry. Service 
Business. 7(3), 459-481.
[24]. Pérez, A., và del Bosque, I. R., (2015). 
Customer values and CSR image in the 
banking industry. Journal of Financial 
Services Marketing. 20(1), 46-61.
[25]. Scholtens, B., (2009). Corporate social 
responsibility in the international banking 
industry. Journal of Business Ethics. 86(2), 
159-175.
[26]. Stemler, S. (2001). An overview of 
content analysis. Practical Assessment, 
Research and Evaluation. 7(17), http://
pareonline.net (cập nhật ngày 10/3/2017).
[27]. Thompson, P., và Cowton, C., (2004). 
Bringing the environment into bank lending: 
implications for environmental reporting. The 
British Accounting Review. 36(2), 197-218.
[28]. Truscott, R. A., Bartlett, J. L., 
Tywoniak, S. A., (2009). The reputation of 
the corporate social responsibility industry 
in Australia. Australasian Marketing Journal 
(AMJ). 17(2), 84-91.

File đính kèm:

  • pdftrach_nhiem_xa_hoi_cua_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_nghien_c.pdf
Tài liệu liên quan