Phương ngữ Nam Bộ thể hiện qua sân khấu cải lương
TÓM TẮT: Phương ngữ Nam Bộ trên sân khấu cải lương thể hiện ở 3 bình diện ngôn ngữ:
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cả phong cách diễn đạt. Thông qua hoạt động cải lương
trong cả vở tuồng và sân khấu, khán giả nhận biết hiện trạng tiếng Việt được thể hiện qua
giao tiếp của người Việt ở Nam Bộ. Tuy là loại hình ngôn ngữ nghệ thuật với những đặc
thù ca, kịch, ngôn ngữ cử chỉ, ; nhưng trên sân khấu cải lương, sự giao thoa giữa ngôn
ngữ đời thường với ngôn ngữ nghệ thuật hết sức đậm nét. Khi nghiên cứu phương ngữ
Nam Bộ, hoạt động giao tiếp sống động này, một thời bị bỏ qua, nên nhiều hiện tượng
phương ngữ Nam Bộ khó có thể lý giải được. Vì vậy, trên cơ sở khái quát phương ngữ, bài
viết tập trung những dẫn liệu từ hoạt động sân khấu để minh chứng sự tổng hợp hài hòa
của tiếng Việt trong giao tiếp của người dân Nam Bộ.
an: Bình Thiếu Quân ơi! Còn mưa hông anh? Thiếu Quân: Ờ mưa lắc rắc thôi. Xuyên Lan: Em lạnh quá hà! Thiếu Quân: Để anh đốt lửa cho em sưởi, rồi anh đi nghen. Xuyên Lan: Đốt lửa trong nhà người ta, người ta hổng rầy sao? Thiếu Quân: Rầy cái gì, người ta bỏ rồi mà. Xuyên Lan: Sao người ta cất nhà, người ta hổng ở, người ta bỏ đi vậy anh? Thiếu Quân: Ờ mờ Chắc tại ở đây làm ăn hổng khá cho nên người ta phải đi nơi khác tìm kế sinh nhai. Xuyên Lan: Đi chỗ khác người ta giàu hông? Thiếu Quân: Ờ Giàu chớ! Xuyên Lan: Sao anh biết? Anh có gặp người ta hông? Thiếu Quân: Ơ Trời ơi, làm sao em hỏi cù nhây cù nhưa hoài vậy. Nè anh đã nhen bếp lửa hồng rồi nè, em xích lại gần đây mà sưởi ấm đôi tay đi! Xuyên Lan: Dạ! Thiếu Quân: Hừ m Xuyên Lan: Sao anh lại thở dài? Đoạn trích trên cho thấy, tất cả đều được thể hiện dưới dạng giao tiếp mang đặc trưng phương ngữ Nam Bộ. Riêng trong tâm sự thể hiện trạng thái lãng mạn yêu đương của Bình Thiếu Quân với Xuyên Lan, soạn giả đã dùng bản “Khốc hoàng thiên” 12 câu, nhịp 2 với ngôn ngữ hình ảnh sinh động và với hầu hết các nghệ sĩ có thủ diễn 2 vai này, họ đều ca với chất giọng Nam Bộ, khán giả Nam Bộ dường như mới cảm nhận được hết “độ muồi” của các câu ca thể hiện tình cảm, tình yêu lãng mạn; mà chàng trai Thiếu Quân đã âm thầm, mãnh liệt dành cho cô em gái nuôi của mình. Đây là đoạn ca [Khốc hoàng thiên] 12 câu, nhịp 2: “Thiếu Quân: Nhìn mà thương làm sao mười ngón 1. tay, như ngà trau ngọc chuốt. 2. Vẫn hồng tươi dầu giá buốt. 3. Ôi gió nào là dây vũ dây văn, 4. Ôi mưa bay là giọng sắc giọng cầm. Xuyên Lan: 5. Hai tay anh dường có vẻ run, TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 48 6. Anh có xúc động chuyện gì không? Thiếu Quân: 7. Anh quý em hơn lụa the vàng ngọc. 8. Đừng ai đổi công hầu tướng khanh. Xuyên Lan: 9. Có phải anh đang mơ mộng hão huyền 10. Để lửa bừng làm rát cả tay em. Thiếu Quân: 11. Ý, trời ơi, bởi nhìn em anh quên bếp lửa hồng. Xuyên Lan: 12. Em đui mù anh trêu tức làm chi” [12]. Rồi lại [Nói] Thiếu Quân: Đâu có, đâu có. Anh nói thiệt, chớ trêu tức em làm chi. Thôi, em ngồi đây, đừng đi đâu à nghen hôn. Em đi, về hông có em, anh dám khóc lắm à. Xuyên Lan: Anh là con trai mà khóc cái gì? Nhưng mà anh ơi, anh bỏ em một mình sao?” [12]. Có những yếu tố ngôn ngữ thật bình dị, thường ngày, đậm chất Nam Bộ, như: “Ờ mưa lắc rắc thôi; hổng rầy sao; rầy cái gì, người ta bỏ rồi mà; hổng ở, hổng khá, giàu hông, gặp người ta hông, hông có em; cù nhây cù nhưa, nghen hôn, sao anh lại thở dài”, lại rất duyên dáng với ngôn ngữ, hình ảnh của lời ca. Đó còn là ngôn ngữ giàu hình tượng, ngôn ngữ của thơ ca, ngôn ngữ của “ý tại ngôn ngoại”, dùng ngoại cảnh để diễn đạt nội tâm. Như ngôn ngữ của cô gái mù cảm nhận về thời gian và tình yêu qua câu Vọng cổ: “Tô huynh ơi, em đã bất hạnh mất đi nguồn ánh sáng. Không thấy cánh hoa đào nở rộ đón tin xuân. Không thấy đông thiên hoa tuyết rụng ngập đường. Nghe khoắc khoải giọng ve sầu mới hay trời sang hạ. Chờ một cơn gió heo may nhè nhẹ, em tưởng tượng một mùa thu với trăm xác lá ngô... đồng (hò). Nỗi buồn thu đi chầm chậm trong lòng (hò). Lá xuân thì đã vàng theo mùa tuyệt vọng. Cây xuân thì chỉ còn trơ trọi cành xương (xê)(-) (Ký hiệu ghi thanh âm nhạc cổ và điệu gõ song lang - Chú thích của người viết). Bỗng một lần sơ ngộ giữa chòi hoang. Em nghe cành xuân tươi lại hoa xuân trổ (hò). Nhưng đó chỉ là một mùa xuân hiu quạnh. Vì chim yến chim oanh vẫn còn biệt dạng phương trời (xề)(-)” [12]. Còn đây là ngôn ngữ của những người trải đời, ngôn ngữ của thi văn hòa cùng nhạc họa được thể hiện qua đoan đối thoại có nói, có ca của tướng cướp Thi Đằng và thần y Bình Đông Trạch, về việc công tử Bình Thiếu Quân bỏ nhà ra đi. Phong cách diễn đạt vẫn đậm chất Nam Bộ: “Thi Đằng: Còn công tử đâu? Đông Trạch: Bình Thiếu Quân con tôi đó hả? Thi Đằng: Dạ! Đông Trạch: A Nó đã bỏ nhà đi hai bữa nay rồi. Thi Đằng: Ủa Cậu ấy buồn chuyện gì? À Hay là tại núi rừng này hiu quạnh lắm chăng? Đông Trạch: Không, có lẽ từ hôm nay núi rừng mới bắt đầu hiu quạnh, vì không còn nghe giọng hát của Thiếu Quân. Mỗi bình minh nắng sớm tạt hương rừng, sương mỏng thoáng cuốn lời chim theo gió. Mỗi hoàng hôn khi chân trời vừa tắt lửa. Tiếp đến là một khúc ca [Nam xuân] lớp 1, 8 câu, nhịp 4 da diết: Đông Trạch: 1. Không còn nghe dìu dặt tiếng tơ reo Ru trăng rừng, ngủ cùng sương lam. 2. Bếp lửa cũng mừng reo. Chập chờn bóng múa theo. 3. Chốn lâm sơn xuân vẫn mỹ miều. Trong một mái tranh nghèo. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Huỳnh Công Tín và tgk 49 4. Nay, nó đã treo đàn, để tơ vàng nhện giăng. Thi Đằng: 5. Hay sông hồ đã lên tiếng, réo gọi tuổi xuân thời. 6. Nên cậu chán rừng này, dấn thân vào cõi xa. Đông Trạch: 7. Tất cả cũng tại tôi ngày kia lâm bạo bịnh. Tôi kêu nó lại mà trối trăn. 8. Bảo Xuyên Lan không phải là em ruột. Nó mới sanh động tà tâm” [12], Mặt khác, xét trên bình diện tính cách người Nam Bộ, như: “dân tứ chiếng, dọc ngang; tư tưởng cởi mở, phóng khoáng; tính cách hào hiệp, trọng nghĩa; tấm lòng nhân hậu, thủy chung; tinh thần lạc quan, yêu đời” [15], trong vở tuồng Tiếng hò sông Hậu, các nhân vật Nam Bộ đã bộc lộ đầy đủ những phẩm chất này, thông qua ngôn ngữ: Về tư tưởng cởi mở, phóng khoáng, có thể hình dung qua lời đối đáp của anh Thừa với cặp rằn Lựu: “ Thì tui kể như là thả trôi sông, xách biếu mười ngày công. Kể như làm không công cho Thổ địa, Thổ thần. Vui chơi với vắt đỉa, muỗi mòng ba đêm cùng bè bạn giao du. Rồi quảy nóp đi đều, từ Rạch Gòi, Lịch Hội Thượng hay Bãi Giá, Cổ Cò” [7, tr.225-289]. Về tính cách hào hiệp, trọng nghĩa, qua hình tượng nhân vật Thừa, người xem nhận ra một người nghĩa khí cương trực, không sống luồn cúi trước cường quyền, biết dùng những lời mỉa mai châm biếm để đánh thẳng vào cặp rằn Lựu, tên tay sai đắc lực của Hội đồng Dư, khi hắn nhờ anh xuống bến sông cõng Hội đồng Dư lên bờ: “ Cái lưng tui ngay đơ, ổng ngồi không vững mà ổng rơi xuống sình thì khốn à!” [7, tr.225-289]. Cái lưng “ngay đơ” chính là sự ngay thẳng, không dễ gì khuất phục. Về tinh thần lạc quan, tuy thiếu tiền, vật chất và phía trước là con đường tối, nhưng họ vẫn luôn yêu đời. “Nhằm nhè gì! Từ năm đó, tao với chú Ba Thạch Sên lãnh án mỗi người 6 tháng. Mãn tù ra, lại quảy nóp tha hương. Người ta là “nghệ sĩ giang hồ điếm cỏ cầu sương”. Mình là nông dân nghèo tứ cố vô thân” [7, tr,225-289]. 3. KẾT LUẬN Trên phương diện thực tiễn, khảo sát phương ngữ Nam Bộ từ ngôn ngữ sinh hoạt đời thường ưu điểm là có được chất liệu hiện thực sinh động; nhược điểm là lượng mẫu khảo sát ít ỏi, không đồng nhất khiến việc khái quát tính điển hình của đặc trưng trở nên thiếu thuyết phục. Khảo sát phương ngữ ở bình diện nghệ thuật văn chương, bao gồm thơ văn, đôi khi sự sáng tạo và hư cấu của tác giả làm cho văn bản thiếu chất trung thực chừng mực nhất định. May thay, việc khảo sát thực tiễn phương ngữ Nam Bộ còn có thể được khai thác trong nguồn văn học dân gian; đặc biệt là trong kho tàng tuồng tích sân khấu cải lương Nam Bộ, cho thấy được một điểm mới, có sự hoàn thiện hơn. Bởi trong cải lương, cuộc đời thực như được tái tạo lại trên sân khấu, vừa mang tính hiện thực sắc nét, vừa khái quát được nghệ thuật điển hình nhân vật thông qua việc khắc họa ngôn ngữ thể hiện lại tính cách và tâm lý của họ; đồng thời, trước khi được biểu diễn, dù muốn hay không vở diễn đã được “phê duyệt”, bởi một hội đồng nghệ thuật khách quan đáng tin cậy. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Ái (Chủ biên) (1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. [2] Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước – Phương ngữ học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [3] Đỗ Dũng (2007), Âm nhạc Cải lương - Tính năng, giai điệu, Nxb Sân khấu. [4] Đỗ Dũng (2013), Đặc điển của ngôn ngữ ca từ Vọng cổ, Nxb Văn hóa-Văn nghệ. [5] Cao Xuân Hạo (1978), Số phận của các vần có nguyên âm hẹp qua các phương ngữ lớn của Việt Nam, Thông báo Ngữ âm học, Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. [6] Cao Xuân Hạo (1988), Hai vấn đề âm vị học của phương ngữ Nam Bộ, Tạp chí Ngôn ngữ số 1. [7] Điêu Huyền (2016), Tiếng hò sông Hậu, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Thành phố Hồ Chí Minh, Tuyển tập kịch bản sân khấu, quyển 2, Nxb Văn hóa – Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. [8] Nguyễn Như Ý, Đặng ngọc Lệ, Phan Xuân Thành (1999), Từ điển đối chiếu từ địa phương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [9] Trần Văn Khê (2004), Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, Nxb Trẻ. [10] Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [11] Xuân Phong (2016), Rạng ngọc Côn Sơn, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Thành phố Hồ Chí Minh, Tuyển tập kịch bản sân khấu, quyển 3, Nxb Văn hóa-Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. [12] Loan Thảo - Yên Ba, Tiếng hạc trong trăng, tư liệu được xả băng từ vở tuồng được ghi âm trên https://www.youtube.com/watch?v=mpmnWm8iOWc. [13] Vương Hồng Sển (2007), Hồi ký 50 năm mê hát, Nxb Trẻ. [14] Huỳnh Công Tín (2009), Từ điển Từ ngữ Nam Bộ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [15] Huỳnh Công Tín (2012), Ấn tượng văn hóa đồng bằng Nam Bộ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [16] Huỳnh Công Tín (2013), Tiếng Sài Gòn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [17] Huỳnh Công Tín (2013), Đặc trưng văn hóa Nam Bộ qua phương ngữ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [18] Ban Tuyên giáo Thành ủy, Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Tuyển tập kịch bản sân khấu, quyển 1, 2, 3, 4. Nxb Văn hóa - Văn nghệ. [19] Nhiều tác giả (2014), Nghệ thuật âm nhạc phương Đông: Bản sắc và giá trị , Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài: 26-9-2018. Ngày biên tập xong: 25-10-2018. Duyệt đăng: 28-11-2018
File đính kèm:
- phuong_ngu_nam_bo_the_hien_qua_san_khau_cai_luong.pdf