Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2011-2016
Tóm tắt
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích đường biên dữ liệu (Data Envelopment
Analysis) để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM CP Việt Nam cho giai
đoạn 2011-2016. Tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ báo cáo thường
niên của 23 NHTM CP giai đoạn 2011-2016 để ước lượng hiệu quả hoạt động của hệ
thống ngân hàng bao gồm hiệu quả kỹ thuật theo cả hai phương pháp DEA-CRS (hiệu
quả kỹ thuật không đổi theo quy mô) và DEA-VRS (hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy
mô), hiệu quả quy mô (Scale Efficiency), hiệu quả phân bổ (Allocation Efficiency) và hiệu
quả hoạt động chung (hiệu quả chi phí). Kết quả ước lượng cho thấy trong giai đoạn
nghiên cứu, hiệu quả kỹ thuật trung bình hệ thống đạt 81.7%, trong đó hiệu quả kỹ thuật
thuần túy của ngân hàng đóng góp vào hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng lớn hơn so với
các nhân tố phản ánh quy mô hoạt động. Chỉ số hiệu quả chi phí (CE) trong nghiên cứu
có kết quả tăng dần qua giai đoạn 5 năm, từ 52.84% năm 2011 lên 70.61% năm 2016.
Hiệu quả chi phí tăng được đánh giá là nhờ các ngân hàng có hiệu quả phân bổ tăng dần
trong các năm và tăng nhanh hơn so với hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, chỉ số CE trung
bình toàn giai đoạn là 64.41% cho thấy mặc dù các ngân hàng đã ngày càng tối thiểu
hóa được các chi phí đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra nhưng việc sử dụng các nguồn
lực đầu vào lại chưa thực sự hiệu quả và do đó, chỉ số hiệu quả chi phí này chỉ đạt được
ở mức trung bình.
heo kết quả ước lượng thể hiện ở Bảng 2 thì hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô (VRSTE) cao hơn hiệu quả kỹ thuật không đổi theo quy mô (CRSTE) cho giai đoạn nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả VRSTE trung bình của toàn hệ thống đạt 91.3% (cao hơn hiệu quả trung bình CRSTE 9.6%). Hiệu quả kỹ thuật trung bình theo mô hình DEA-VRSTE cũng có xu hướng như trong mô hình DEA-CRSTE, thấp nhất ở năm 2011 và cao nhất trong hai năm 2012 và 2013 (95% và 93.9%) và giảm xuống ở 2016 (89.7%). Tuy nhiên số lượng các ngân hàng đạt được mức hiệu quả tối ưu ở mô hình DEA-VRSTE cao hơn rõ rệt so với mô hình DEA-CRSTE và mức độ tập trung số lượng ngân hàng có hiệu quả kỹ thuật cao hơn 80% ở mô hình DEA-VRSTE cũng cao hơn nhiều so với mô hình DEA-CRSTE, điển hình như năm 2016 có đến 18 ngân hàng đạt hiệu quả trên 90% theo mô hình DEA- VRSTE trong khi chỉ có 9 ngân hàng nếu theo kết quả mô hình DEA-CRSTE. Một số ngân hàng có hiệu quả kỹ thuật VRSTE trung bình nổi bật trong giai đoạn là NH Công thương (Vietinbank), NH Ngoại thương (VCB), NH Đầu tư & Phát triển (BIDV), NH Bắc Á, NH Nam Á, NH Kỹ thương (Techcombank), NH Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Ngược lại một số ngân hàng đạt mức trung bình thấp như NH An Bình và NH Phát triển nhà TPHCM (HD Bank). 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Hiệu quả của NHSHNN và NHTN NH NN NH tư nhân 14 Bảng 4. Hiệu quả kỹ thuật theo mô hình thay đổi theo quy mô (DEA-VRSTE) HIỆU QUẢ KỸ THUẬT THEO MÔ HÌNH THAY ĐỔI THEO QUY MÔ: DEA-VRS Khoảng hiệu quả (%) Số lượng ngân hàng theo từng năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 100% 10 16 12 13 11 11 90% - dưới 100% 4 2 4 1 5 4 80-90 0 2 5 1 4 3 70-80 5 3 1 5 2 2 60-70 2 0 1 3 1 2 50-60 2 0 0 0 0 1 Dưới 50 0 0 0 0 0 0 23 23 23 23 23 23 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả bằng phần mềm DEAP 2.1 Hình 4. Hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô VRS Từ công thức tính hiệu quả quy mô SE = CRSTE/VRSTE, kết quả ước lượng ở bảng 2 cho thấy hiệu quả quy mô của các ngân hàng trong giai đoạn 2011-2016 trung bình là 89.7%. Điều này thể hiện hiệu quả kỹ thuật thuần túy (VRSTE) của ngân hàng đóng góp vào hiệu quả kỹ thuật (CRSTE) của ngân hàng lớn hơn so với các nhân tố phản ánh quy mô hoạt động (SE). Tuy hiệu quả kỹ thuật thuần túy có đóng góp lớn hơn so với hiệu quả trong quy mô nhưng theo xu hướng giảm chung thì hai yếu tố trên đều khiến cho hiệu quả kỹ thuật giảm. Kết quả này có thể lý giải bởi thực trạng hoạt động của ngành ngân hàng trong giai đoạn vừa qua. Về hiệu quả quy mô, có thể thấy việc tăng trưởng về số lượng ngân hàng và tốc độ mở rộng quy mô của từng ngân hàng không đột biến như giai đoạn trước năm 2011. Nếu trước năm 2011 số lượng các NHTMCP gia tăng nhanh chóng về cả số lượng và quy mô thì sau năm 2011 theo đề án tái cơ cấu hệ thống tài chính, hệ thống NHTMCP cần phải loại bỏ bớt các ngân hàng yếu kém, tập trung vào nâng cao 0 2 4 6 8 10 12 14 16 100% 90 - 100 80-90 70-80 60-70 50-60 Dưới 50 DEA - hiệu quả kỹ thuật VRS 2011 2012 2013 2014 2015 2016 15 hiệu quả các ngân hàng lớn. Thêm vào đó sự tăng trưởng về số lượng và quy mô trước đó không gắn liền với cấu trúc hợp lý và chất lượng tăng trưởng, dịch vụ các NHTM đang cung cấp hiện nay chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa phát triển đồng bộ và rất nhiều dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Chính vì thế mà hiệu quả t quy mô của hệ thống NHTMCP không đạt được kết quả mong muốn. Về hiệu quả kỹ thuật thuần, vấn đề quản trị hoạt động và công nghệ của các ngân hàng vẫn bất cập, hoạt động quản trị rủi ro chưa thực sự hiệu quả, nợ xấu không được xử lý kịp thời và triệt để gây ra khó khăn thanh khoản cho một số ngân hàng. Yếu tố công nghệ trong ngân hàng cũng chưa được đầu tư xứng đáng do năng lực tài chính hạn chế dẫn đến khó có thể thường xuyên thay đổi công nghệ hoạt động khiến cho hiệu quả kĩ thuật thấp. Bên cạnh đó, mô hình DEA còn được phát triển bằng cách thêm các biến là trọng số về giá của các yếu tố đầu vào. Với các biến mới này mô hình có khả năng đánh giá được hoàn toàn về hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong việc kiểm soát về số lượng và chi phí của các yếu tố đầu vào đã sử dụng. Hình 5 cho kết quả tóm tắt về hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân bổ (AE) và hiệu quả chi phí CE (Trong đó CE = TE × AE). Hình 5. Hiệu quả trung bình qua các năm Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả Chỉ số hiệu quả chi phí (CE) trong nghiên cứu có kết quả tăng dần qua giai đoạn 5 năm. Từ 52.84% năm 2011, đặc biệt năm 2012 chỉ số này tăng mạnh lên mức 69.33%, giảm xuống ở năm 2013 và sau đó tăng đều đặn đến năm 2016 với kết quả là 70.61%. Sự tăng lên của chỉ số CE được đánh giá là nhờ các ngân hàng có hiệu quả phân bổ tăng dần trong các năm và tăng nhanh hơn so với hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, chỉ số CE trung bình toàn giai đoạn là 64.41% cho thấy việc sử dụng các nguồn lực đầu vào chưa thực sự hiệu quả và do đó, chỉ số hiệu quả chi phí này chỉ đạt được ở mức trung bình. 5. Kết luận 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 2011 2012 2013 2014 2015 2016 AE CE TE 16 Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì các NHTM Việt Nam sẽ chỉ có thể phát triển được bền vững và khẳng định được vị thế của mình nếu như các ngân hàng chủ động đổi mới về bộ máy, về hoạt động và công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động. Bằng việc ứng dụng phương pháp phân tích đường biên dữ liệu DEA, bài viết cho thấy một bức tranh toàn cảnh về khả năng sử dụng kết hợp các yếu tố đầu vào của ngân hàng. Từ kết quả mô hình DEA cho giai đoạn 2011-2016, có thể rút ra đặc điểm về hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam như sau: Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng chỉ đạt mức trung bình trong giai đoạn nghiên cứu, trong đó hiệu quả về quy mô đóng góp ít hơn hiệu quả kỹ thuật thuần túy chứng tỏ hoạt động quản lý nguồn tài nguyên đầu vào của các ngân hàng chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Quy mô hoạt động càng lớn càng tạo điều kiện cho sự tăng trưởng trong hiệu quả hoạt đông nhưng khiến ngân hàng khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật thuần túy. Một số ngân hàng quy mô lớn có hiệu quả thấp hơn các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ. Có thể thấy việc sử dụng các yếu tố đầu vào vẫn nghiêng về sử dụng nhiều nguồn lực cho chi phí lãi và các khoản tương tự. Mặc dù NHNN vẫn hướng tới mục tiêu lãi suất thấp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, lãi suất huy động của ngân hàng vẫn chịu áp lực tăng do lạm phát được kỳ vọng tăng và nhu cầu tăng lãi suất huy động để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn sau thông tư 06 của các ngân hàng. Trước áp lực tăng lãi suất huy động như trên thì các ngân hàng càng ít có động lực để giảm lãi suất cho vay đầu ra. Bên cạnh đó, các ngân hàng sẽ có thể hạn chế tín dụng và đẩy mạnh tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn CAR, từ đó lại gây áp lực lên chi phí vốn. Tài liệu tham khảo 1. Charnes Cooper and Rhodes (1978), “Measuring the efficiency of decision making units”, European Journal of Operational Research, vol 2, issue 6, 429-444. 2. Chen T-Y (2002), A Comparison of Chance-Constrained DEA and Stochastic Frontier Analysis: Bank Efficiency in Taiwan, JORS 53(5): 492-500. 3. Eken and Kale (2011), “Measuring Bank Branch Performance Using Data Envelopment Analysis (DEA): The Case of Turkish Bank Branches”, African Journal of Business Management, 5(3), 889–901. 4. Farrell, 1957, “The measurement of productive efficiency”, Journal of the Royal Statistical Society, series A (General), vol 120, No. 3(1957), 253-290. 5. Guo-liang Yang et. al. (2013), “Cross-efficiency aggregation in DEA models using the evidential-reasoning approach”, European Journal of Operational Research 231 (2013) 393–404. 6. Gwahula Raphael (2013), “Efficiency of Commercial Banks in East Africa: A Non Parametric Approach”, International Journal of Business and Management, Vol.8, No.4, 2013. 7. Luo XM, 2003, “Evaluating the Profitability and Marketability Efficiency of Large Banks – an Application of Data Envelopment Analysis”, J Business Research 56(8): 627- 635. 8. Ngo Dang Thanh, 2012, “Measuring the Performance of the Banking System Case of Vietnam (1990- 2010)”, Journal of Applied Finance & Banking. 2(2): 289-312. 17 9. Thagunna and Poudel, 2013, “Measuring Bank Performance of Nepali Banks: A Data Envelopment Analysis (DEA) Perspective”, International Journal of Economics and Financial Issues, Vol.3, No.1 (2013). 10. William W.Cooper, Lawrence M.Seiford and Joe Zhu, 2004, Data Envelopment Analysis, Kluwer Academic Publishers. 11. Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, 2013, “Ứng dụng phương pháp DEA trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 21 tháng 11/2013, tr.16-17. 12. Nguyễn Thị Hồng Vinh, “Đo lường hiệu quả kỹ thuật và chỉ số Malmquist của ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 74 tháng 5/2013, tr.16- 23. 13. Nguyễn Thị Hồng Xuân (2012), “Ứng dụng phương pháp biên dữ liệu vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng. 20: 27-33. 14. Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 15. Phạm Lê Thông và cộng sự (2011), “Hiệu quả kĩ thuật các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 69 tháng 12/2011, tr.20-26. 16. Phạm Thị Bích Lương (2006), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 17. Võ Thành Danh và Liễu Thu Trúc (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Tạp chí Khoa học 2012:21a, tr.158-168.
File đính kèm:
- phan_tich_hieu_qua_hoat_dong_cua_he_thong_ngan_hang_thuong_m.pdf