Nghệ thuật cải lương Nam Bộ: Thực trạng và định hướng phát huy giá trị di sản văn hóa

Tóm tắt – Cải Lương là loại hình nghệ thuật

sân khấu độc đáo của Nam Bộ, là sản phẩm văn

hóa nghệ thuật đặc sắc của dân tộc. Trải qua gần

một trăm năm tồn tại và phát triển, Cải Lương

ngày hôm nay đang đứng trước thế vận mới của

xu thế hội nhập. Bài viết thực hiện phân tích,

đánh giá dựa trên những dữ liệu đã thu thập,

ghi chép trong quá trình điền dã tại các đơn vị

hoạt động Cải Lương ở Nam Bộ (từ 2014 đến

nay). Kết quả nghiên cứu là câu chuyện phản

ánh bức tranh đời thực của sân khấu Cải Lương

ở Nam Bộ và những giải pháp. Cụ thể, từ nhận

diện những trở lực phát triển: đội ngũ tác giả,

đạo diễn, khán giả Cải Lương, chúng tôi đề xuất

một số giải pháp có ý nghĩa thiết thực, khả thi

trên hai bình diện: quản lí văn hóa – nghệ thuật

và vận dụng hướng nghiên cứu liên ngành để

nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy loại hình Cải

Lương đối với một số ngành học như văn học,

văn hóa học, nghệ thuật học nhằm bảo tồn và

phát huy giá trị di sản văn hóa Cải Lương trong

bối cảnh đương đại

pdf10 trang | Chuyên mục: Nghệ Thuật Biểu Diễn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 2967 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nghệ thuật cải lương Nam Bộ: Thực trạng và định hướng phát huy giá trị di sản văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
y giá trị di sản văn hóa
Cải Lương như một trường hợp của nghiên cứu
liên ngành
Trong những năm gần đây, nghiên cứu và giảng
dạy Ngữ văn trong nhà trường vừa phát triển
chuyên ngành, đồng thời quan tâm đến hướng
tiếp cận liên ngành. Điều này nhằm mở rộng các
chủ đề nghiên cứu, phát triển tri thức trong lĩnh
vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Trong công trình The Rustle of language
(1986), Roland Barthes cho rằng: “Các nghiên
cứu liên ngành không chỉ đơn thuần là nghiên
cứu và phản bác các kết quả của các ngành, việc
nghiên cứu về một chủ đề (hay một ý tưởng chủ
đạo) và sắp xếp hai ba luận điểm khoa học chung
quanh nó xem ra là chưa đủ. Nghiên cứu liên
ngành bao gồm việc tạo ra hướng/chủ đề nghiên
cứu mới chưa ai phát hiện ra” [19, p.72]. Barthes
nhấn mạnh hướng nghiên cứu liên ngành góp
phần phát hiện những ý tưởng, văn bản nghiên
cứu mới.
Trong công trình Interdisciplinarity (Liên
ngành) [20, p.51-81], tác giả Joe Moran đặc biệt
đề cao đến tính liên kết, mở rộng sự hiểu biết
trong nghiên cứu liên ngành. Trong phần viết
Literature into culture (văn học từ chiều kích văn
hóa), ông quan niệm, văn học và văn hóa là hai
chuyên ngành có thể kết hợp nghiên cứu liên
ngành, phát hiện những chủ đề nghiên cứu thú
vị và hữu ích trong bối cảnh xã hội đương đại.
Các chủ đề nghiên cứu liên ngành có thể liên
quan đến các chiều kích của lí thuyết về tầng lớp
(class), vốn văn hóa (cultural capital), giá trị văn
hóa (cultural value). . .
Có thể nói, xu hướng nghiên cứu liên ngành
được các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong
nước tiếp tục ủng hộ và vận dụng nghiên cứu.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm
đến hướng nghiên cứu liên ngành trong bối cảnh
nghiên cứu và giảng dạy môn Văn học, Văn hóa
học, Nghệ thuật học hiện nay gắn với chủ đề bảo
tồn và phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu truyền
thống Nam Bộ - loại hình Cải Lương. Về vấn đề
này, hiện nay, một số trường đại học có nhóm
ngành khoa học xã hội và nhân văn đã và đang
thực hiện. Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng một
số bình diện khác mang tính liên ngành cũng rất
cần lưu ý triển khai, thực hiện:
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, phát
triển khán giả, tổ chức các cuộc thi viết kịch bản
Cải Lương. Tiến hành thực hiện các đề tài nhằm
tìm kiếm các kết quả nghiên cứu, tư vấn chính
sách phù hợp cho công tác quản lí, giáo dục, khai
thác và phát huy giá trị văn hóa Cải Lương trong
bối cảnh đương đại. Đồng thời, kết quả nghiên
cứu là cơ sở xây dựng các giáo trình, chuyên
36
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 31, THÁNG 9 NĂM 2018 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT
đề, tài liệu giảng dạy về nghệ thuật Cải Lương.
Tiến hành điều tra xã hội học về thị hiếu, tâm lí
thưởng ngoạn của công chúng đương đại (đặc biệt
là công chúng trẻ, đối tượng học sinh, sinh viên),
khán giả Cải Lương hiện nay nhằm định hướng
hoạt động phù hợp cho các đơn vị Cải Lương.
Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy, giáo viên
tổ chức cuộc thi viết kịch bản Cải Lương như một
sân chơi khơi gợi sự hứng thú, sáng tạo của người
học đối với loại hình Cải Lương.
Sân khấu học đường: Để tránh tình trạng công
chúng trẻ tỏ ra thờ ơ, xa lạ với nghệ thuật Cải
Lương, chúng ta cần đưa sân khấu vào trường
học. Chương trình đào tạo (ngành Văn học, Nghệ
thuật học, Văn hóa học) cần thiết kế giảng dạy
về nghệ thuật Cải Lương Nam Bộ, khuyến khích
tái hiện không gian trình diễn trong các tiết học
thực hành, sân khấu hóa tác phẩm Cải Lương.
Tổ chức các cuộc thi với chủ đề văn hóa – nghệ
thuật dân tộc, về nguồn. . . ; tạo điều kiện cho học
sinh, sinh viên khám phá, tìm hiểu về nghệ thuật
sân khấu truyền thống Nam Bộ. Đồng thời, nhà
trường khuyến khích, bồi dưỡng, tạo điều kiện
cho học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi
văn hóa, âm nhạc, sân khấu truyền thống do các
đơn vị truyền thông như đài truyền hình, đài phát
thanh tổ chức.
Nhà trường tích cực mở rộng kết nối với các
nhà hoạt động nghệ thuật, nghệ sĩ Cải Lương để
có những buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về
nghệ thuật sân khấu Cải Lương; giới thiệu vở diễn
Cải Lương kinh điển, trình diễn các trích đoạn
Cải Lương trong trường học. Thông qua đó, nhà
trường cung cấp những kiến thức về Cải Lương,
giá trị thẩm mĩ, giới thiệu chân dung các nhà
hoạt động nghệ thuật của sân khấu Cải Lương.
Tìm kiếm, ươm mầm tài năng học đường và
công tác đào tạo: Xây dựng và thực hiện các
chương trình sinh hoạt tập thể hướng đến tìm
kiếm gương mặt, tài năng sân khấu Cải Lương
học đường. Việc tìm kiếm tài năng Cải Lương có
thể thực hiện bằng nhiều hình thức như tổ chức
các cuộc thi biểu diễn, giọng ca Cải Lương. . .
Xây dựng và duy trì câu lạc bộ Đờn ca tài tử -
Cải Lương trong trường học. Câu lạc bộ trường
học có thể kết nối với mạng lưới các câu lạc bộ
Đờn ca tài tử - Cải Lương ở địa phương để sinh
hoạt định kì, giao lưu.
Thông qua các chuyến đi thực tế kết nối thế
hệ trẻ với nghệ thuật Cải Lương: Theo thông lệ,
học sinh, sinh viên đều có những giờ học ngoại
khóa, đi thực tế. Chúng ta nên linh hoạt kết hợp
các chuyến đi thực tế để giới thiệu về loại hình
Cải Lương tại địa bàn Tây Nam Bộ, Đông Nam
Bộ. Tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tham quan, tiếp
xúc với nghệ nhân, câu lạc bộ Đờn ca tài tử - Cải
Lương tại địa phương, góp phần cung cấp những
kiến thức thực tế cho sinh viên, từ đó, các em sẽ
hiểu và ý thức hơn về việc bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa dân tộc.
V. KẾT LUẬN
Cải Lương là loại hình nghệ thuật sân khấu
độc đáo của Nam Bộ, là sản phẩm văn hóa nghệ
thuật đặc sắc của dân tộc. Trải qua gần một trăm
năm tồn tại và phát triển, Cải Lương ngày hôm
nay đang đứng trước bối cảnh hội nhập quốc tế.
Trong bối cảnh văn hóa xã hội đương đại, việc
bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân
tộc, trong đó có loại hình nghệ thuật Cải Lương
trở nên cấp bách. Cải Lương với tư cách là di
sản văn hóa quốc gia cần được khẳng định, bồi
đắp giá trị nghệ thuật và quan tâm nhiều hơn nữa
trong chiến lược giữ gìn, phát huy nguồn lực văn
hóa dân tộc.
Với định hướng khẳng định và phát huy giá trị
văn hóa nghệ thuật Cải Lương – loại hình kịch hát
truyền thống của Nam Bộ, từ thực trạng chúng tôi
gợi ý một số giải pháp trong giai đoạn hiện nay:
từ cấp độ quản lí văn hóa, nghệ thuật: đào tạo
đội ngũ sáng tác và diễn viên Cải Lương chuyên
nghiệp, phát huy vai trò thể loại Cải Lương truyền
hình, phát thanh, kết hợp với du lịch đưa khán giả
đến với sân khấu Cải Lương; vận dụng phương
pháp nghiên cứu liên ngành để phát huy giá trị
văn hóa nghệ thuật Cải Lương trong công tác
nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo một số ngành
học thuộc khoa học xã hội và nhân văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] UNESCO. Di sản văn hóa phi vật thể và
phát triển bền vững; 2018. Truy cập từ:
https://ich.unesco.org/doc/src/34299-VI.pdf [Truy cập
ngày: 25/08/2018].
[2] Sơn Nam. Cá tính của miền Nam. Sài Gòn: Đông
Phố xuất bản; 1974.
[3] Sơn Nam. Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh họat
xưa. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản Trẻ;
1997.
37
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 31, THÁNG 9 NĂM 2018 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT
[4] Trần Ngọc Thêm. Tìm về Bản sắc văn hóa Việt Nam.
Tái bản lần thứ 4. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà
Xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; 2004.
[5] Ngô Đức Thịnh. Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa
ở Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản
Trẻ; 2004.
[6] Nguyễn Thị Trúc Bạch. Cải Lương trong văn hóa
Nam Bộ [Luận văn Thạc sĩ]; 2011. Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn.
[7] Trần Trọng Đăng Đàn. 23 năm cuối của 300 năm Văn
hóa Nghệ thuật Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản Văn nghệ
- Sở Văn hóa Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh;
1998.
[8] Võ Thị Yến. Nghệ thuật sân khấu Cải Lương Nam Bộ
qua tác động của các phương thức quản lý [Luận án
Tiến sĩ]. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam; 2013.
[9] Phạm Trí Thành. Nghệ thuật sân khấu Cải Lương kế
thừa và biến đổi. Hà Nội: Nhà Xuất bản Văn học –
Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội; 2011.
[10] Nguyễn Trần Ngọc Tuyết. Sân khấu Cải Lương thành
phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế
- xã hội từ năm 1975 đến nay [Luận văn Thạc sĩ];
2013. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
[11] Huỳnh Công Tín (chủ biên). Văn hóa Cải Lương Nam
Bộ - Từ đờn ca tài tử đến sân khấu Cải Lương, từ
lý luận đến thực tiễn. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà
Xuất bản Văn hóa – Văn nghệ; 2016.
[12] Huỳnh Quốc Thắng. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp
trường “Điều tra, phát huy sân khấu truyền thống tại
Thành phố Hồ Chí Minh”. Trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; 2010.
[13] Nguyễn Thị Trúc Bạch. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp
Cơ sở “Cải Lương trong đời sống văn hóa xã hội
Nam Bộ”. Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ;
2014.
[14] Châu Mỹ. Hoàng Song Việt - Ai dũng cảm mới
theo đuổi Cải Lương thời nay; 2014. Truy cập
từ: 
thuat/san-khau/hoang-song-viet-ai-dung-cam-moi-
theo-duoi-cai-luong-thoi-nay-3094840.html 2014
[Ngày truy cập 18/5/2016].
[15] Mai Linh. Liên hoan Cải Lương toàn quốc
2018: Trống vắng những vở mới; 2018.
Truy cập từ: 
Ngh%E1%BB%87/lien-hoan-cai-luong-toan-quoc-
2018-trong-vang-nhung-vo-moi [Ngày truy cập
2/10/2018].
[16] Trần Trọng Đăng Đàn. Kịch Việt Nam: Thưởng thức
– Bình luận. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản
Văn hóa – Văn nghệ; 2011.
[17] Nguyễn Tấn Thành. Đờn ca tài tử - Cải Lương; 2016.
Phỏng vấn Nghệ nhân Đờn cò, Hội viên Hội Văn học
– Nghệ thuật Trà Vinh. Người phỏng vấn: Nguyễn Thị
Trúc Bạch. Câu lạc bộ Đờn ca tài tử - Cải Lương thị
trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
[18] Nguyễn Văn Dấu (Tám Dấu). Đờn ca tài tử - Cải
Lương; 2016. Phỏng vấn Nghệ nhân Ưu tú Đờn ca
Tài tử tỉnh Trà Vinh. Người phỏng vấn: Nguyễn Thị
Trúc Bạch. Câu lạc bộ Đờn ca tài tử - Cải Lương thị
trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
[19] Barthes, Roland. The rustle of language. Richard
Haward, Oxford: Basil Blackwell; 1986.
[20] Joe Moran. Interdisciplinarity. London and New
York, Routledge; 2002.
38

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_cai_luong_nam_bo_thuc_trang_va_dinh_huong_phat_hu.pdf