Một số cập nhật về hồi sinh tim phổi - Hồ Huỳnh Quang Trí

NỘI DUNG

? Hướng dẫn hồi sinh tim phổi 2005

? Hồi sinh tim phổi với nhấn ngực đơn thuần

? Hồi sinh tim phổi cc trường hợp ngưng tim trong

bệnh viện

? Chăm sócc trong hội chứng sau ngưng tim

 

pdf29 trang | Chuyên mục: Hệ Tim Mạch | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Một số cập nhật về hồi sinh tim phổi - Hồ Huỳnh Quang Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ic
(Physio Control, Philips) (Zoll)
Hạ thân nhiệt trị liệu
(Therapeutic hypothermia)
Hướng dẫn 2000 Hướng dẫn 2005
Không đề cập Những người lớn có hồi phục tuần hoàn 
nhưng không tỉnh sau ngưng tim ngoài bệnh 
viện cần được hạ thân nhiệt xuống 32-34º C 
trong 12-24 giờ nếu nhịp ban đầu là rung thất. 
Biện pháp này cũng có thể được xem xét 
dùng nếu nhịp ban đầu không phải rung thất 
(đối với ngưng tim ngoài bệnh viện) và cả 
sau ngưng tim trong bệnh viện.
Hồi sinh tim phổi với nhấn ngực đơn thuần
(hands-only CPR, compression-only CPR)
 Hướng dẫn 2005: Nhấn ngực hữu hiệu (đủ tần số, đủ biên 
độ và ít bị ngắt quãng nhất) là một chìa khóa quan trọng cho 
thành công của hồi sinh tim phổi.
 Hô hấp nhân tạo: khó huấn luyện, nhiều người cấp cứu 
không muốn làm Chỉ nhấn ngực, không hô hấp nhân tạo 
được không ? 
Hồi sinh tim phổi với nhấn ngực đơn thuần
Các nghiên cứu quan sát trong năm 2007
 Nghiên cứu SOS-KANTO: Điều tra về những trường hợp 
ngưng tim ngoài bệnh viện có người chứng kiến và sau đó 
được chuyển vào khoa cấp cứu của các bệnh viện tại vùng 
Kanto (Nhật) (1/9/2002-31/12/2003).
 Nghiên cứu của Iwami: Khảo sát những trường hợp ngưng 
tim ngoài bệnh viện nghĩ do nguyên nhân tim, có người 
chứng kiến và được điều trị tại các khoa cấp cứu của TP 
Osaka (Nhật) (1/5/1998-30/4/2003).
 Nghiên cứu của Bohm: Nghiên cứu sổ bộ về những trường 
hợp ngưng tim ngoài bệnh viện được cấp cứu bởi người qua 
đường tại Thụy Điển (1990-2005).
Hồi sinh tim phổi với nhấn ngực đơn thuần
Các nghiên cứu quan sát trong năm 2007
Nghiên cứu TCĐG HSTP chuẩn HSTP nhấn 
ngực đơn thuần
SOS-KANTO Phục hồi TK tốt sau 
30 ngày
30 / 712 (4%) 27 / 439 (6%)
Iwami Sống sót và có phục 
hồi TK tốt sau 1 năm
28 / 783 (3,6%) 19 / 544 (3,5%)
Bohm Sống sót sau 1 tháng 591 / 8209 (7%) 77 / 1145 (7%)
Nguồn:
1- SOS-KANTO study group. Lancet 2007;369:920-926.
2- Iwami T et al. Circulation 2007;116:2900-2907.
3- Bohm K et al. Circulation 2007;116:2908-2912.
Hồi sinh tim phổi với nhấn ngực đơn thuần
Nghiên cứu SOS-KANTO
Phân nhóm HSTP nhấn ngực 
đơn thuần
HSTP chuẩn Trị số p
Ngưng thở khi đội 
cấp cứu đến
6,2% 3,1% 0,0195
Rung thất/nhịp nhanh 
thất vô mạch
19,4% 11,2% 0,041
HSTP bắt đầu < 4 
phút sau ngưng tim
10,1% 5,1% 0,0221
(SOS-KANTO study group. Lancet 2007;369:920-926)
Tỉ lệ phục hồi thần kinh tốt sau 30 ngày
Khuyến cáo 2008 của Hiệp hội Tim Hoa Kỳ
về hồi sinh tim phổi với nhấn ngực đơn thuần (1)
 Khi một người lớn bất ngờ ngã gục, những người chứng kiến 
cần kích hoạt hệ thống cấp cứu cộng đồng (gọi 911) và thực 
hiện ngay việc xoa bóp tim ngoài lồng ngực có chất lượng 
bằng cách nhấn mạnh và nhanh ở giữa ngực và hạn chế 
việc ngắt quãng (khuyến cáo loại I).
 Nếu người chứng kiến chưa được huấn luyện cách HSTP 
chuẩn thì nên thực hiện HSTP với nhấn ngực đơn thuần 
(khuyến cáo loại IIa).
(Circulation 2008;117:2162-2167)
Khuyến cáo 2008 của Hiệp hội Tim Hoa Kỳ
về hồi sinh tim phổi với nhấn ngực đơn thuần (2)
 Nếu người chứng kiến đã được huấn luyện cách HSTP 
chuẩn và tự tin về khả năng của mình có thể cung cấp hô 
hấp nhân tạo mà ít gây gián đoạn nhất việc nhấn ngực thì 
người này có thể thực hiện HSTP chuẩn với tỉ lệ nhấn 
ngực:hô hấp nhân tạo 30:2 (khuyến cáo loại IIa) hoặc HSTP 
với nhấn ngực đơn thuần (khuyến cáo loại IIa). 
(Circulation 2008;117:2162-2167)
Khuyến cáo 2008 của Hiệp hội Tim Hoa Kỳ
về hồi sinh tim phổi với nhấn ngực đơn thuần (3)
 Nếu người chứng kiến đã được huấn luyện cách HSTP chuẩn 
nhưng không tự tin về khả năng của mình có thể nhấn ngực 
có hiệu quả kèm hô hấp nhân tạo thì người này nên thực 
hiện HSTP với nhấn ngực đơn thuần (khuyến cáo loại IIa).
 Trong cả 3 tình huống trên người cấp cứu nên tiếp tục HSTP 
cho đến khi có một máy phá rung tự động ngoài lồng ngực 
được mang đến và sẵn sàng sử dụng hoặc nhân viên đội cấp 
cứu tiếp quản việc chăm sóc.
(Circulation 2008;117:2162-2167)
 TNLS phân nhóm ngẫu nhiên tại bang Washington (Hoa Kỳ) và London 
(Anh) trên 1941 ca ngưng tim ngoài bệnh viện.
 981 ca được phân vào nhóm HSTP với nhấn ngực đơn thuần và 960 ca 
được phân vào nhóm HSTP chuẩn. 
 Tỉ lệ sống sót đến khi xuất viện của 2 nhóm tương đương nhau (12,5% 
so với 11,0%, p = 0,31).
(N Engl J Med 2010;363:423-433)
 TNLS phân nhóm ngẫu nhiên tại Thụy Điển trên 1276 ca ngưng tim 
ngoài bệnh viện. 
 620 ca được phân vào nhóm HSTP với nhấn ngực đơn thuần và 656 ca 
được phân vào nhóm HSTP chuẩn. 
 Tỉ lệ sống sót sau 30 ngày của 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa 
(8,7% so với 7,0%, p = 0,29).
(N Engl J Med 2010;363:434-442)
Ngưng tim trong bệnh viện
Những sai sót trong xử trí
Điều tra tại các bệnh viện Đại học Chicago (Hoa Kỳ):
 Nhấn ngực với tần số dưới 90/phút: 28,1%
 Nhấn ngực không đủ biên độ (< 38 mm): 37,4%
 Tỉ lệ thời gian không nhấn ngực: 24 18%
 Thông khí quá nhanh (> 20 lần/phút): 60,9% 
(JAMA 2005;293:305-310)
Ngưng tim trong bệnh viện
Sốc điện (rung thất/nhịp nhanh thất vô mạch)
Số liệu từ National Registry on CPR (1/1/2000 -31/6/2005):
 30,1% bệnh nhân được sốc điện phá rung trễ so với hướng 
dẫn (> 2 phút kể từ khi ngưng tim).
 Tỉ lệ sống sót
Bệnh nhân được sốc điện kịp thời: 39,3%
Bệnh nhân được sốc điện trễ: 22,2% (p < 0,001)
(N Engl J Med 2008;358:9-17)
Ngưng tim trong bệnh viện
Sống sót đến khi xuất viện tùy thời điểm xảy ra ngưng tim
Số liệu từ National
Registry on CPR:
86.748 ca ≥ 18 tuổi
ngưng tim trong BV
từ 1/1/2000 đến
đến 1/2/2007
(JAMA 2008;299:785-792)
Cần thiết phải tăng cường huấn luyện cho 
nhân viên y tế các kỹ năng HSTP và hoàn 
thiện việc tổ chức cấp cứu trong bệnh viện, 
đặc biệt là ban đêm và các ngày cuối tuần. 
Hội chứng sau ngưng tim
(Post-cardiac arrest syndrome)
 Sự phục hồi tuần hoàn tự nhiên sau một đợt thiếu tưới máu 
toàn thân nặng và kéo dài là một tình trạng sinh lý bệnh đặc 
thù được tạo ra bởi HSTP thành công.
 Tình trạng này được gọi tên là “hội chứng sau ngưng tim”.
 Hội chứng sau ngưng tim là một phối hợp phức tạp của 
nhiều quá trình sinh lý bệnh gồm: 
(1) tổn thương não sau ngưng tim, 
(2) rối loạn chức năng cơ tim sau ngưng tim, và 
(3) đáp ứng thiếu máu cục bộ/tái tưới máu hệ thống
(Circulation 2008;118:2452-2483)
Hội chứng sau ngưng tim
Theo dõi bệnh nhân
 Người bệnh sau ngưng tim cần 3 dạng theo dõi sau: 
Theo dõi tích cực chung 
Theo dõi huyết động tăng cường
Theo dõi não
 Theo dõi tích cực chung là tối thiểu, các dạng theo dõi còn 
lại có thể được bổ sung tùy tình trạng của từng bệnh nhân 
và trang bị cũng như kinh nghiệm ở từng nơi.
Hội chứng sau ngưng tim
Theo dõi bệnh nhân
Theo dõi tích cực chung
 Ca-tê-te trong động mạch
 Độ bão hòa oxy qua da
 Điện tim liên tục
 Áp lực tĩnh mạch trung tâm
 Độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm
 Nhiệt độ (bàng quang, thực quản)
 Lưu lượng nước tiểu
 Khí máu động mạch
 Lactate huyết thanh
 Đường huyết, điện giải, công thức máu, xét nghiệm máu tổng quát
 X-quang ngực
Hội chứng sau ngưng tim
Theo dõi bệnh nhân
Theo dõi huyết động tăng cường
 Siêu âm tim
 Đo cung lượng tim (đo không xâm nhập hoặc bằng ca-tê-te ĐMP)
Theo dõi não
 Điện não đồ (khi cần/liên tục): phát hiện sớm và điều trị co giật
 CT/MRI não
Hội chứng sau ngưng tim
Chăm sóc bệnh nhân
Tối ưu hóa 
huyết động
Đạt các mục tiêu: HA trung bình 65-100 mm Hg, CVP 8-
12 mm Hg, độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm > 
70%, lưu lượng nước tiểu > 1 ml/kg/giờ và lactate huyết 
thanh bình thường hoặc giảm.
Xem xét: bù dịch, dùng thuốc vận mạch, thuốc tăng co 
bóp, đặt bóng đối xung trong động mạch chủ và ECMO.
Cung cấp thông 
khí và oxy hóa 
tối ưu
Đạt PCO
2
bình thường, tránh giảm thông khí cũng như 
tăng thông khí.
Điều chỉnh FiO
2
để đạt độ bão hòa oxy máu động mạch 
94-96%.
Hội chứng sau ngưng tim
Chăm sóc bệnh nhân
Hạ thân nhiệt trị liệu 
(nếu không, phải điều trị 
tích cực tăng thân nhiệt 
trong 72 giờ đầu)
Hạ thân nhiệt xuống 32-34º C trong 12-24 
giờ.
Dùng thuốc an thần thuốc liệt cơ để ngừa 
và kiểm soát run.
Ngừa và kiểm soát co giật Dùng benzodiazepine, phenytoin, sodium 
valproate, propofol hoặc một thuốc nhóm 
barbiturate.
Kiểm soát tăng đường 
huyết
Dùng insulin truyền tĩnh mạch kết hợp với 
theo dõi đường huyết thường xuyên. 
Mức đường huyết cần đạt khoảng 8 mmol/l 
(144 mg/dl).
Hội chứng sau ngưng tim
Chăm sóc bệnh nhân
 Những người ngưng tim được HSTP thành công có tiêu 
chuẩn điện tim của NMCT cấp với ST chênh lên cần được 
chụp mạch vành ngay và can thiệp mạch vành qua da nếu 
có chỉ định. 
 Vì tần suất hội chứng mạch vành cấp ở người ngưng tim 
ngoài bệnh viện khá cao và điện tim có nhiều hạn chế trong 
chẩn đoán NMCT cấp, cũng nên xem xét chụp mạch vành 
ngay cho những người ngưng tim được HSTP thành công và 
nghi ngờ có hội chứng mạch vành cấp.
Cảm ơn sự chú ý của quý đại biểu

File đính kèm:

  • pdfmot_so_cap_nhat_ve_hoi_sinh_tim_phoi_ho_huynh_quang_tri.pdf