Kết cấu truyện ngắn của Tô Hoài dưới góc nhìn tự sự học
Tóm tắt: Kết cấu là một trong những vấn đề nghiên cứu trung tâm của Tự sự học. Nếu
chủ đề, đề tài là chất liệu tạo nên tác phẩm thì kết cấu chính là cách nhà văn bố trí, sắp
xếp các chất liệu ấy để tạo thành một chỉnh thể thẩm mĩ thống nhất. Có thể nói, kết cấu
của một tác phẩm văn học thường là một “kênh” biểu hiện rõ nét các ý đồ nghệ thuật của
tác giả, và thông qua đó nhà nghiên cứu có thể khám phá những đặc trưng về phong
cách, nghệ thuật tự sự của nhà văn. Bài viết tìm hiểu những mô hình kết cấu phổ biến
trong các sáng tác truyện ngắn của nhà văn Tô Hoài dưới góc nhìn tự sự học.
HỦ ĐÔ HÀ NỘI nhân cách hoá đầy phong phú, sống động và mới mẻ hiện lên qua mỗi trang văn. Hàng trăm loài vật đã bước vào trang văn của Tô Hoài, trở thành những ấn tượng không thể nào quên đối với tuổi thơ của biết bao thế hệ: Hình ảnh chàng Dế Mèn có đôi càng “mẫm bóng” với ước mơ phiêu lưu bốn bể, Dế Trũi nhút nhát, chị Nhà Trò “khóc tỉ tê”, chàng Võ sĩ Bọ Ngựa “khệnh khạng” trên cành hồng, họ nhà Chuột Nhắt yếu thế, vợ chồng ri đá chăm xây tổ ấm, “Ở con chim ri, có bóng hình một người cù rù nhưng nhẫn nại, lam lũ và luôn luôn chân lấm tay bùn - người cần lao của đồng ruộng”, đàn cá đi ăn thề mỗi mùa mưa mù trắng nước tất cả đều hiện lên thật rõ nét, sống động. Mỗi loài vật đều có hình dáng, hành động, tính cách không nhòe lẫn, “Tính Vện vốn nhẹ dạ. Chẳng bao lâu, vì bận bịu nhiều việc khác, sự thù ghét đối với Mèo cũng nhẹ bớt. Đen thì thâm hiểm, căm cốt hơn”, “Gã mèo có cái vẻ đạo mạo như một ông đứng tuổi, đương bắt đầu để râu. Hắn hiền hiền mà lại ang ác. Nghĩa là trông hắn thì không tài nào đoán được trong óc hắn nghĩ ngợi gì”, “tính thằng cha Chuột Nhắt gian. Cứ trông cái mắt lấm lét của nó thì đủ hiểu”. Cùng với đó là những suy tư, trăn trở và cả những ước mơ, hoài bão, xung đột nội tâm. Chú Dế Mèn với những phút giây lặng nghĩ về cuộc đời “Mới biết đời này hồ dễ ai bắt nạt nổi ai. Ta đánh kẻ yếu hơn ta thì kẻ khác mạnh hơn ta đánh ta” [3, tr.155], chàng Bọ Ngựa không nghe lời mẹ nản chí trên hành trình phiêu bạt, “Bọ Ngựa mỏi chân quá, mỏi chân quá. Anh ta chỉ hào hứng trong lúc tưởng tượng mà thôi. Bây giờ có vào sự thực mới biết thế nào là rong ruổi chân trời không phải dễ”. Nói đến những truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Tô Hoài là nói đến nghệ thuật xây dựng kết cấu chi tiết. Tô Hoài chủ yếu sử dụng lối văn tả, dụng công trong từng chi tiết - bởi nghệ thuật tạo ấn tượng với độc giả thiếu nhi cũng là nghệ thuật tạo chi tiết vậy, trẻ em thường ghi nhớ bằng màu sắc, hình khối. Trong đoạn văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa, người ta đếm được có đến mười một màu vàng khác nhau, “Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở ra cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đang có gió lần với lá vàng như những vạt áo nắng. Dưới sán, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vảng mới. Tất cả đượm một màu vàng trù phủ, đầm ấm lạ lùng”. Những chi tiết miêu tả vóc dáng của Dế Mèn hẳn vẫn còn in sâu trong trí nhớ của nhiều bạn nhỏ, “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 39 phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng” [3, tr.3]. Đặc biệt là các chi tiết miêu tả hành động trong truyện đồng thoại Tô Hoài luôn rất sống động, tràn đầy thanh âm, màu sắc với tiết tấu nhanh như những thước phim hoạt hình, “Mỗi câu “chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thít”, Bọ Ngựa bổ liền cho Châu Chấu Ma mấy gươm, Châu Chấu Ma kêu làng nước rầm rĩ lên. Bọ Ngựa khoái chí, không ngờ mình vừa mới tấn công mà đã thắng lợi nhiều như thế. Anh càng huơ gươm lên tợn. anh đánh bằng gươm, lại cắn cả bằng răng, đá cả bằng chân. Anh nhảy lên mà đánh” [3, tr.27] Không chỉ đặc tả những cảnh hành động ở góc nhìn “cận cảnh”, Tô Hoài còn miêu tả cả những khung tranh rộng lớn, mấy ai quên được hình ảnh đám rước cậu cử tân khoa Chuột Nhắt rình rang trên cánh đồng, nhưng chỉ vì tiếng Mèo hát mà bát nháo, tan tành, “Trước hết, một chú Chuột mặc áo nẹp đỏ thổi loa te te. Đến hai lá cờ kì lớn, trên lá cờ nào cũng viết hai chữ “Thái Bình”. Mấy cái biển sơn son thếp vàng, vác ngổn ngang. Những chữ “Vinh Quy” vàng chói khắc lên gỗ. Lại có hai chú Chuột khiêng một chiếc trống cái. Trống nặng quá, to phè phè, mỗi khi anh Chuột đi bên cạnh múa chiếc dùi lên, nện xuống một dùi, hai chú Chuột phu khiêng lại loạng choạng hai chân chực ngã xiêu đi. Tất cả đám rước, Chuột nào cũng mặc áo the thâm, thắt lưng điều bỏ giọt, chân đi đất, mặc quần lụa nâu. Anh nào cũng chít khăn kín cái đầu dài ngoẵng, lòi đôi tai lên trên. Có anh trai kiểu chơi chua, lại đội vênh vang chiếc nón dứa mới. Trong cái mõm nhọn, chuột chúm chím nhai trầu. Chấm hết cho đám rước, một lũ chừng mười lăm phu chuột xúm xít khiêng một cái kiệu. Ở trong kiệu, chú tân khoa Chuột Nhắt ngồi chõm choẹ. Cái điệu chú oai ghê. Đầu chú đội chiếc mũ xanh, có hai cánh chuồn. Mình chú mặc áo thụng lam. Chú ngồi vắt chân chữ ngũ. Một tay cầm cái quạt tàu phe phẩy. Một tay cầm điếu thuốc lá quấn. Chốc chốc, lại đưa lên miệng, hút phập phèo. Đôi mắt chú lúng liếng liếc sang hai bên đường, ra vẻ ta đây. Mà hai bên đường thì chật ních những họ hàng nhà Chuột đứng xem”. Một đoạn miêu tả thực dài với mười mấy chi tiết lớn nhỏ, cụ thể từ đồ vật, màu sắc, trang phục, dáng ngồi, hành động đều được nhân cách hóa sao cho thấy được cái vẻ trịnh trọng, rình rang của đám rước nhà Chuột Nhắt lúc nào cũng yếu thế, nay mới có dịp mở mày mở mặt. Tác giả sử dụng ngôi trần thuật khách quan, che giấu một nụ cười vừa hóm hỉnh, vừa thương cảm cho họ nhà Chuột Nhắt. Truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài luôn có sự gần gũi, gắn bó với lời ăn tiếng nói và cuộc sống của trẻ em vùng thôn quê dân dã, và cách miêu tả tâm lí, cảm xúc cũng rất tương đồng, gần gũi với tâm lí của trẻ thơ. Chuyện chàng Võ sĩ Bọ Ngựa không nghe lời mẹ, “Nhưng con Bọ Ngựa nhỏ không phải là một đứa trẻ ăn lời. Bà lão đi khỏi được một 40 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI lát thì nó mỉm cười một mình mà nghĩ: Ta đã lớn bằng ngần này, mà mẹ ta vẫn còn coi ta như trẻ con. Thực là buồn cười và không hợp thời”. Hay lời kể của một chú bê mới nhú sừng chẳng khác gì lời kể nũng nịu của một chú bé - cô bé hay vòi vĩnh mẹ mà không được, “Không hiểu sao, từ hôm qua em đeo cái gạc thì mẹ sợ lắm. Em cứ nghiêng đầu đòi bú thì mẹ em lại chạy thật xa”. Chính chi tiết đã tạo nên sự đa sắc của thế giới tưởng tượng trong các truyện ngắn của Tô Hoài viết cho thiếu nhi, tạo ra một bức tranh cảnh vật - loài vật khiến trẻ em say mê, yêu thích và cảm thấy gần gũi. 3. KẾT LUẬN Là một trong những nhà văn Việt Nam hiện đại tiêu biểu và nổi bật nhất, Tô Hoài sáng tác nhiều thể loại văn học, từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến hồi kí, với hàng trăm tác phẩm lớn nhỏ, và hầu như ở mảng nào ông cũng đạt được những thành tựu nhất định. Có thể nói, truyện ngắn là một trong những mảng sáng tác nổi bật trong sự nghiệp cầm bút của Tô Hoài. Truyện ngắn của ông hướng đến những cảnh đời, cảnh vật chân thực và gần gũi, những cốt truyện không quá phức tạp, nhiều tầng lớp, nhưng lại cuốn hút người đọc bởi kết cấu chi tiết ấn tượng, sự dồn nén cốt truyện và cách tạo yếu tố bất ngờ. Đó chính là một trong những đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài khiến tác phẩm của ông luôn hấp dẫn nhiều thế hệ bạn đọc từ trước đến nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tô Hoài (1997), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, - Nxb Văn học. 2. Tô Hoài (2011), Truyện ngắn chọn lọc, - Nxb Lao động. 3. Tô Hoài (2016), Dế Mèn phiêu lưu ký, - Nxb Kim Đồng. 4. Tô Hoài - Về tác gia và tác phẩm, (Phong Lê giới thiệu, Vân Thanh tuyển chọn) (2000), Tái bản lần 1, - Nxb Giáo dục Việt Nam. 5. Phan Cự Đệ (1984), Tác phẩm và chân dung, - Nxb Văn học, Hà Nội. 6. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, - Nxb Giáo dục. 7. Trần Đình Sử (chủ biên) - Trần Đăng Suyền - Lê Lưu Oanh (2003), Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử, - Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, - Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. Lê Huy Bắc (2008), “Cốt truyện trong tự sự”, - Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7. 10. Hà Minh Đức (chủ biên) - Phạm Thành Hưng - Đỗ Văn Khang - Phạm Quang Long - Nguyễn Văn Nam - Đoàn Đức Phương - Trần Khánh Thành - Lý Hoài Thu (2008), Lý luận văn học, - Nxb Giáo dục, Hà Nội. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 41 11. Mai Thị Nhung (2005), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, - Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 12. Tạ Minh Thuỷ (2016), Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài, - Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. Website: https://vi.wikipedia.org/wiki/Truyện_ngắn STRUCTURE OF TO HOAI'S SHORT STORY FROM THE PERSPECTIVE OF NARRATOLOGY Abstract: Structure is one of the central research issues of Narratology. If the subject and the theme are the materials of the work, the structure is the way the writer arranges these materials to form a unified text. It can be said that the structure of a literary work is ‘a channel’ that clearly expresses the author's artistic intentions, and through which the researcher can discover the writer’s writing style and art of narrative. Through this research, we initially explore the common structure of To Hoai’s short story. Keywords: To Hoai; short story; structure; narratology.
File đính kèm:
- ket_cau_truyen_ngan_cua_to_hoai_duoi_goc_nhin_tu_su_hoc.pdf