Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp bàn tay nặn bột trong giảng dạy đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia - Phạm Thị Thương Huyền

1. Sự phát triển nhảy vọt của khoa học - công nghệ, kéo theo là sự phát triển theo cấp số nhân của tri thức nhân loại đòi hỏi người lao động có trình độ, năng lực, có khả năng thích ứng cao. Đáp ứng nhu cầu của sự phát triển ấy của đất nước là nhiệm vụ của giáo dục nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực năng động, chủ động, sáng tạo.

2. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề.". Đổi mới cách học đồng nghĩa người dạy phải đổi mới phương pháp dạy.

3. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của người dạy nhằm thay đổi cách dạy từ truyền đạt thụ động sang phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Việc này đòi hỏi người dạy phải nỗ lực đổi mới phương pháp để thoát khỏi cách dạy truyền thống. Người học phải được đặt vào các tình huống có vấn đề, được quan sát, giải quyết vấn đề theo suy nghĩ của bản thân, động não tư duy các phương án giải quyết khác nhau trong một thời gian nhất định. Từ đó, không những nắm được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn nắm được cách thức và con đường đi tới tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đó. Hiện nay rất nhiều phương pháp dạy học tích cực đang được áp dụng trong các trường học như phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp gợi mở - vấn đáp, phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học luyện tập và thực hành, phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy, phương pháp dạy học trò chơi.

 

doc69 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp bàn tay nặn bột trong giảng dạy đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia - Phạm Thị Thương Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
gì?
Đi du học mấy năm không đỗ bằng nào, chỉ đem về được mỗi cái máy ảnh. Cậu đang sướng điên lên vì lâu rồi mới có cơ hội để hiện thực hía vm máy ảnh. Cậu ta chạy lên chạy xuống hào hứng bấm máy tanh tách, thậm chí lúc hạ huyệt còn bắt bẻ điều chỉnh từng người mà dẫm bừa lên mồ mả người ta.
13.  Câu hỏi khám phá: Như vậy em nhận xét gì bộ mặt con cháu nội ngoại gia đình cố Hồng?
Gia đình có tang lại là tang cụ cố Tổ nhưng con cháu nội ngoại không một ai khóc thương, suy nghĩ tưởng nhớ. Trái lại họ đều vui vẻ, hả hê. Họ tổ chức đám tang không phải vì là một nghi lễ thiêng liên vĩnh biệt một con người, dứt đi một phần máu mủ mà vì tiền tài, vì danh vọng, vì một mối tình nhem nhuốc, vì một cuộc buôn bán lén lút xấu xa. Mỗi người trong họ đều có một động cơ riêng, một niềm hạnh phúc riêng tây trong đám tang này nhưng họ đều giống nhau ở chỗ bất hiếu, bất nhân, vô đạo đức, mất hết nhân tâm, nhân phẩm.
GV bình:
Đúng như cụ cố Tổ khi ốm cũng nói với họ: “Để tao chết. Sống cũng nhục! Cố chạy chữa thì chạy chữa cho cái thanh danh nhà tao mà bọn chúng mày đang bôi nhọ”. Và quả thực chúng đã để cụ cố chết nhưng cũng không chạy chữa thanh danh. Họ đang sống một cách nhốn nháo nhưng đang nêu gương cho cả xã hội.
14.  Câu hỏi đọc hiểu: Ngoài gia đình cố Hồng người đầu tiên được sung sướng  là ai?
Xuân Tóc đỏ: Hắn đang từ kẻ có tội bỗng trở thành có công. Vênh vang, danh giá vì nhờ hắn mà cụ cố Tổ lăn đùng ra chết. Ngay lập tức được gia đình cố Hồng chào đón nhiệt liệt, tin cậy 
15.  Câu hỏi đọc hiểu: Trước khi cố Tổ chết bọn cảnh sát Min Đo Min Toa sống trong cảnh tượng nào? và chúng được gì từ đám tang này?
Bọn cảnh sát MinĐơ MinToa đang sống trong cảnh “thất nghiệp”, buồn như nhà buôn vỡ nợ vì chả rình phạt được ai bỗng nhờ có đám tang thành thử lại có công ăn việc làm vì thế mà chúng dốc lòng phục vụ đám tang tận tình.
16.  Câu hỏi đọc hiểu: Đám đông bạn bè gia đình cố Hồng được miêu tả như thế nào trong đám tang?(Họ đến dự đám tang làm gì với bộ dạng như thế nào?)
Đám đông bạn bè gia đình cố Hồng dự tang lễ đông đủ nhưng không phải là đến chia buồn chẳng qua thấy đây cũng là một cơ hội phô trương thanh thế, kheo mẽ cái mã hào nhoáng của bọn trưởng giả. Vì thế mà đến dự tang các cụ trên ngực đầy huân chương nào là Bắc Đẩu bội tinh, long bội tinh, cao niên bội tinh, Vạn tượng bội tinh. Trên mép và cằm đều đủ râu ria hoặc dài hoặc ngắn hoặc đen hoặc hung hoặc lún phún hay rầm rậm  Các cụ đến dự đám tang nhưng lòng cảm động biết bao khi trông thấy Tuyết 
GV bình:
Vũ Trọng Phụng thực sự thành công khi khắc hoạ nhân vật đám đông, những con người không tên tuổi nhưng nhân cách đều nhem nhuốc.
17.  Câu hỏi đọc hiểu: Còn hàng phố thì sao, họ có vui không,vui vì điều gì?
Hàng phố: Vui vì lâu quá rồi mới được xem một đám ma to thế .
18.  Câu hỏi định hướng: Tại sao Vũ Trọng Phụng hướng ngòi bút miêu tả những niềm hạnh phúc lây lan bên ngoài gia đình cố Hồng?
Vũ Trọng Phụng không chỉ dừng ở vịêc miêu tả bộ mặt hạnh phúc trong gia đình Cố Hồng mà hướng ngòi bút ra khái quát toàn bộ gương mặt xã hội để phản ánh sự thật trong 1 xã hội 1 thời đại “chó đểu’, kẻ nào nhân cách cũng nhem nhuốc. Đằng sau cái vẻ ngoài là đi đưa tang, vẻ hết lòng tận tụy phục vụ đám ma, bộ đồ xô gai, vẻ mặt đăm chiêu đều là sự giả rối 
19.  Câu hỏi đọc hiểu: Hình ảnh trào phúng nào nổi bật ở đoạn trích?
Đám ma gương mẫu là hình ảnh trào phúng nổi bật, gây cười.
20.  Câu hỏi định hướng: Nhìn bao quát ta thấy đám ma ấy như thế nào
Nhìn bao quát:
+ Nhìn bao quát đám ma trong cụ cố tổ được tổ chức to tát, linh đình nào xe, lọng, vòng hoa đủ cả, có tới 300 câu đối, vài trăm người đưa
+ Đám ma lủng củng, hỗn loạn được tổ chức theo cả lối tá, Tây, tàu, đua kèn, Kiệu, bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảy, kèn bú dích
21.  Câu hỏi định hướng: Cái tính chất tính lủng củng linh đình ấy của đám ma khiến nhà văn phải so sánh với hình ảnh nào?
Cái tính chất lủng củng linh đình ấy cùa đám ma khiến nhà văn phải so sánh với hình ảnh một hội chợ, giả thật lẫn lộn và thật nực cười khi nó càng cố phô trương càng giống một phường chèo hay một đám rước.
22.  Câu hỏi khám phá: Hành trình đưa tiễn của cái đám rước ấy diễn ra như thế nào?
Hành trình đưa tiễn của “đám cưới” ấy diễn ra chậm chạp diễn qua lần phố này lại qua phố khác. Nhưng câu văn “đám cứ đi ” cứ lặp đi  lặp lại và những cái dấu chấm lửng gợi cho người đọc liên tưởng tới những “đám rước” thực sự như một phường chèo bát nháo.
23.  Câu hỏi khám phá: Mô tả cái hành trình đưa tiễn với vẻ chậm chạp đơn điệu nhà văn nêu bật lên điều gì ở cái đám tang to tát này?
Cái hành trình đưa tiễn được mô tả chậm chạp thực chất không phải vì đó là cuộc đưa tiễn linh thiêng nuối tiếc mà chẳng qua là vì nhằm phô trương, kheo mẽ.
GV bình:
Như vậy cái vẻ to tát, lủng củng, đưa tiễn nặng nề chậm chạp đều là cái vô hình thức giả dối nực cười vì thanh thế gia đình mà thôi. Cái thực chất của hình ảnh trào phúng ấy được nhà văn quay cận cảnh kỹ lưỡng.
24.  Câu hỏi khám phá: Nhìn cận cảnh đám ma ấy hiện ra như thế nào?
Nhìn cận cảnh
+ Người đi đưa đông nhưng đặc biệt toàn mặc kiểu quần áo tang tân thời ở tiệm may Âu Hoá thu hút mọi người xem đám.
+ Họ dự đám nhưng không có những tiếng khóc, nỗi niềm ai oán, trái lại họ toàn trò chuyện với nhau, chim nhau, cười tình với nhau. Cả đám tang chỉ vang lên những tiếng thì thầm về nhà cửa, vợ con, quần áo, sắc đẹp  Toàn những chuyện tầm phào đại loại “thằng ấy bạc tình bỏ mẹ” , “Con bé nhà ai kháu thế – Gớm cái ngực đầm quá đi mất”.
25.  Câu hỏi sáng tạo: Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của VTP?
Nhà văn sử dụng khả năng quan sát tinh tế của một nhà phóng sự bóc trần sự thật trần trụi, cùng với bút pháp, ngôn ngữ trào phúng tô đậm, chân dung kí hoạ trang phục nhiều hơn là thái độ người đưa mạ, lặp đi lặp lại điệp ngữ: “Những người đưa ma, rất xứng với những người đưa ma” tái hiện chân dung đám đông ối a ba phèng, toàn những người giả trá, vô tình.
26.  Câu hỏi đọc hiểu:
Hình ảnh đám ma kết thúc ở cảnh nào?
Cảnh hạ huyệt của đám ma diễn ra gây ấn tượng bởi những chi tiết tác phẩm nào?
Rồi đám ma cũng đến lúc hạ huyệt.
Đám ma đến cảnh hạ huyệt càng đáng nhớ  hơn:
– Cậu Tú Tân làng xăng bắt bẻ từng người này là chống gậy, gục đầu, cong lưng, lau mắt như thế này đi làm cậu chụp ảnh. Bạn bè cậu quýnh lên dẫm bừa bãi lên mồ mả nhà người ta.
– Cảnh hạ huyệt diễn ra nhanh chóng sau 3 tiếng khóc như cố nặn ra của Phán mọc sừng “Hứt  Hứt  hứt” người mềm oặt ra nhưng dúi nhanh vào tay Xuân 
27.  Câu hỏi sáng tạo: Với những chi tiết ấy VTP đã thực sự làm sáng tỏ điều gì ở cái đám tang này?
Tất cả đều là giả dối từ lúc đưa cho tới lúc hạ huyệt. Sự giả dối ấy bộc lộ rõ nhất ở cảnh cuối, người ta chỉ mau chóng vùi cho xong một xác chết. Mọi sự gục đâù, lau nước mắt đều để chụp ảnh, có duy nhất một tiếng khóc “Hứt  hứt .. hứt ” của Phán mọc sừng chẳng qua cũng để che khuất 1 hành động mua bán xấu xa giữa Phán và Xuân.
28.  Câu hỏi ghi nhớ: Hình ảnh đám tang của cụ cố Tổ gợi cho em nhớ tới hình ảnh đám tang nào trong một tác phẩm của Ban Zắc?
Hình ảnh đám tang này gợi liên tưởng tới hình ảnh đám tang của lão Gôriô trong tác phẩm Lao Gôriô của Ban Zắc.
29.  Câu hỏi tích lũy: Hãy so sánh nghệ thuật miêu tả của nhà văn Ban Zắc và Vũ Trọng Phọng khi dựng hình ảnh đám tang?
– Nếu Ban Zắc sử dụng cái bi, vẽ nhanh, vẽ ít và ít ra ở đám tang của lão Gô ri ô vẫn còn giọt nước mắt của tình người của Rastinhắc để làm nổi bật bi kịch cô độc của con người cho tới lúc chết.
– Thì Vũ Trọng Phụng sử dụng cái hài, vẽ chậm, vẽ nhiều chi tiết, và cũng có một tiếng khóc nhưng là tiếng khóc giả để tổ đậm bộ mặt rởm đời của những kẻ đang sống: Lũ con cháu bất hiếu, giả trả vô nhân đạo.
30.  Câu hỏi khám phá: Anh chị đánh giá như thế nào về giá trị của đoạn trích?
Nội dung
+ Qua màn bi hài kịch này nhân văn tố cáo bộ mặt quái gở, vô nghĩa lý, chó đểu toàn hạng người nhân cách nhem nhuốc hiếu danh, hủ lậu, lưu manh, hám lợi  tất cả đều bất hiếu, nhẫn tâm .
Nghệ thuật
+ Nghệ thuật trào phúng xuất sắc xây dựng được tình huống trào phúng, mâu thuẫn trào phúng, chân dung trào phúng, hình ảnh trào phúng một cách độc đáo, khiến cho tiếng cười, cái hào được khai sinh một cách vẻ vang bóc trần bộ mặt rởm đời của một xã hội văn minh “chó đểu”.
31.  Câu hỏi củng cố: Em suy nghĩ gì về ngôn từ được nhà văn sử dụng xây dựng đoạn trích?
– Sử dụng đa dạng ngôn từ:
– Ngôn từ tương phản: Bên cạnh những “tiếng kèn xuân nữ ai oán” là “ai cũng vui vẻ sung sướng, hả hê, vênh váo”, bên cạnh”Những bộ mặt nghiêm chỉnh” là “người ta chim nhau, cười tình với nhau ”
– Điệp ngữ : “Đám cứ đi ..” “những người đi đưa ma”, “rất xứng với những người đi đưa ma” như gợi ra cách nói mỉa mai, châm biếm
– Những từ gợi âm thanh kỳ cục: “Hứt  Hứt ,” “lốc bóc xoảng  “
– Ngôn từ ấy như những lớp sóng làm nổi bật màn hài kịch kỳ quái có thật ở xã hội tư sản nước ta trước cách mạng tháng 8.
2.2.1.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp.
- Là phương pháp hình thành kiến thức học sinh thông qua thí nghiệm thì đối với bộ môn Ngữ văn
+ Giáo viên chủ động đặt câu hỏi, học sinh tìm đơn vị kiến thức
+ Giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, học sinh tự đặt ra câu hỏi, tự đề xuất phương án. Quá trình khám phá đó học sinh sẽ tìm ra kiến thức
- Khác biệt:
+ Dạy học truyền thống lấy người dạy làm trung tâm - người học làm trung tâm
+ Giáo viên chủ yếu giảng giải, thuyết trình, học sinh lắng nghe, ghi chép, tái hiện kiến thức - Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ nhận thức cho người học, người học hành động độc lập, tự mình đi tìm câu trả lời cho vấn đề dưới sự hỗ trợ, dẫn dắt của cần thiết
+ Người học bị động - người học tự mình khẳng định tri thức, tự mình đưa ra kết luận cho bài học.
- Ưu điểm: 
- Nhược điểm: 
+ Đồ dùng: phương pháp hình thành kiến thức thông qua thí nghiệm nên cần nhiều đồ dùng, phòng học chuyên môn chưa có.
+ Thời gian: mất nhiều thời gian cả thời gian chuẩn bị lẫn thời gian lên lớp.
+ Học sinh: đa số khả năng tư duy còn hạn chế, vẫn còn thói quen phụ thuộc vào thầy cô.
https://www.youtube.com/watch?v=GZyMjhmGdXE

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ban_tay_nan_bot_trong_gian.doc