"Con đường" trong thơ tình Rabindranath Tagore và Xuân Diệu dưới góc nhìn so sánh

TÓM TẮT

Trên cơ sở giải mã ý nghĩa của yếu tố con đường trong thơ tình của R.Tagore và Xuân Diệu, bài

viết khám phá những điểm giống và khác nhau về ý nghĩa của yếu tố này; từ đó làm nổi bật đặc

trưng văn hóa - xã hội của mỗi dân tộc cũng như phong cách riêng trong sáng tác của từng nhà thơ.

Trong thơ Tagore, con đường mang đậm màu sắc tôn giáo Ấn Độ nhưng ẩn chứa sau đó vẫn là

cuộc đời trần thế bình dị, thể hiện tư tưởng của một người tình vẫn luôn sống giữa nhân gian.

Trong thơ Xuân Diệu, con đường được cảm nhận bằng một trái tim đa sầu, đa cảm nhưng vẫn luôn

hướng người đọc đến những giá trị cao đẹp nhất của tình yêu.

pdf6 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung "Con đường" trong thơ tình Rabindranath Tagore và Xuân Diệu dưới góc nhìn so sánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ất con người; đã khẳng định tài 
năng của một nhà thơ vĩ đại - “nhà thơ của 
những tâm hồn Ấn Độ” thì Xuân Diệu - “nhà 
thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” Việt 
Nam cũng dành nhiều tâm huyết cho mảng 
thơ này. Nhiều người thích, yêu, thậm chí say 
thơ tình Xuân Diệu vì đó là những vần thơ bắt 
nguồn từ sự sống của một con người rất mực 
say mê, rất mực yêu đời đã trở về sự sống của 
Phạm Thị Vân Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 19 - 24 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22  
muôn người, phấn đấu làm cho đời đẹp hơn 
và làm cho đời đẹp thêm mãi. 
Lí giải ý nghĩa ẩn kín từ những biểu tượng 
tiêu biểu trong thơ tình Tagore và Xuân Diệu 
sẽ là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa bước 
vào thế giới nghệ thuật của mỗi nhà thơ, qua 
đó thấy được bản sắc văn hóa độc đáo của 
mỗi dân tộc kết tinh trong hai phong cách thơ 
tình tiêu biểu được cả thế giới biết đến. 
Trong truyền thống văn hoá của nhân loại và 
trong văn học nghệ thuật, ý nghĩa biểu trưng 
của yếu tố con đường đặc biệt phong phú. 
Tham khảo trong cuốn Từ điển biểu tượng 
văn hoá thế giới, chúng tôi tìm thấy những 
đường dẫn quan trọng. Có con đường dẫn đến 
những miền đất hứa. Có con đường dẫn linh 
hồn về thế giới bên kia sau khi chết. Lại có 
con đường đưa con người trở về với cội 
nguồn, với bản nguyên và với chính lòng 
mình Nhưng tựu chung, con đường biểu 
trưng cho những cuộc hành trình kiếm tìm 
chân lí, hoà bình, bất tử, hoặc sự kiếm tìm và 
phát hiện một trung tâm tinh thần nào đó. 
Là bạn đồng hành của lữ khách, con đường 
trong thơ Tagore là một tín hiệu nghệ thuật 
giàu ý nghĩa (xuất hiện 31 lần ở 26 bài của hai 
tập Tâm tình hiến dâng và Tặng vật) và luôn 
bị chi phối bởi thế giới quan tâm linh của tác 
giả. Tagore thực hiện một cuộc hành hương 
trong tư tưởng: “Đại lộ là bạn đồng hành mới 
cưới, suốt ngày nàng nói chuyện cùng chân 
tôi, và đêm đến, trong lúc nằm mơ, tôi nghe 
thấy nàng ca hát” (Bài số 47 - Tặng vật). 
Cuộc hành hương để đạt đến sự hòa hợp với 
cuộc đời rộng lớn phải trải qua một con 
đường dài, đầy khó khăn gian khổ mà không 
phải ai cũng đến được đích và tìm được chân 
lí cuối cùng: “Hàng ngày tôi đi trên đường cũ, 
mang trái cây tới chợ, dắt trâu bò ra đồng hay 
chèo thuyền qua suối, nhất nhất đường nào tôi 
cũng thuộc lòng Tôi quen đi theo lối mòn, 
bước ra khỏi con đường vài bước, thế giới 
quen thuộc xung quanh trở nên xa lạ với 
mình, như bông hoa đã thấy lúc mới là nụ 
búp xinh xinh” (Bài số 48- Tặng vật). 
Con đường thăm thẳm nhưng vinh quang ấy 
không dành chỗ cho những bước chân trễ nải, 
những con tim mệt mỏi, những lối mòn xưa 
cũ, mà chỉ dành cho những người có lòng 
dũng cảm, dù khó khăn vẫn không ngừng dấn 
bước. Cũng như việc thực hiện siêu thoát 
hoặc giác ngộ trong các tôn giáo Ấn Độ bao 
giờ cũng là cho cá nhân và do cá nhân chứ 
không phải việc làm của một nhóm người. 
Bằng thực nghiệm tâm linh, nhân vật trữ tình 
đã nhận ra niềm hạnh phúc lớn lao trên hành 
trình chinh phục để tìm thấy “tuổi thơ bất diệt 
của mình” và sự vĩnh cửu của đời người trong 
lòng tạo vật. Phần thưởng ấy chính là động 
lực thôi thúc mỗi hành nhân hăng hái đi trên 
con đường đã lựa chọn, khám phá vẻ đẹp rực 
rỡ của cuộc đời và vén bức màn chân lí giản 
dị mà sâu sắc của tình yêu vĩnh cửu. 
Hình ảnh du khách rong ruổi trên đường dài 
vô tận chính là sự hình tượng hoá tình yêu của 
Tagore với cuộc đời. Mỗi bước chân du khách 
trên con đường muôn dặm có ý nghĩa như 
một bài ca tình yêu say đắm: “Người du 
khách trẻ đẹp đi dọc bên đường trong 
sương hồng buổi sớm. Cổ chàng đeo chuỗi 
ngọc; ánh bình minh vương trên mái tóc. 
Dừng trước cửa nhà tôi, chàng hối hả hỏi: 
“Nàng ở đâu nhỉ?”. Lòng nặng ngượng 
ngùng, tôi không thể nói: “Nàng là em, du 
khách trẻ đẹp, nàng là Em” (Bài số 8- Tâm 
tình hiến dâng). Và cái đích du khách hướng 
đến không phải là những điện thờ âm u, 
huyền bí hay cõi xa xăm nào mà chính là tình 
yêu đích thực, là hạnh phúc cuộc đời: “Sao 
em xấu hổ vì ánh mắt em nhìn? Tôi không tới 
đây như một tên hành khất Tôi chỉ khiêm 
nhường tạm trú dưới bóng mát vệ đường, nơi 
khách vãng lai xa lạ cũng có thể dừng chân. 
Tôi chưa ngắt bông hồng nào cả” (Bài số 53- 
Tâm tình hiến dâng). 
Phạm Thị Vân Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 19 - 24 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23  
Con đường được miêu tả trong thơ Tagore 
thường rất đẹp. Đường ấy trải đầy hoa và ngạt 
ngào hương thơm với muôn chim ríu rít hót 
ca: “Cây xoài đang rắc hoa trên đường làng; 
đàn ong từng con bay bay lượn lượn” (Bài số 
13 - Tâm tình hiến dâng). Đường ấy tô điểm 
cho không gian tình ái thêm ngọt ngào, đánh 
thức trong lòng người những rung động tế vi: 
“Đường dỗ, cỏ mịn xanh, hoa dại nhiều vô 
số Hãy đến, xin hãy đến” (Bài số 12- 
Tâm tình hiến dâng). 
Ta cũng từng bắt gặp con đường này trong 
thơ Xuân Diệu: “Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu 
xiêu/ Lả lả cành hoang nắng trở chiều” (Thơ 
duyên - Thơ thơ). Một con đường xinh xắn, 
duyên dáng với những đường nét tình tứ. Các 
động thái ở đây đều là những biến thái tinh vi 
của cảm xúc yêu đương. Con đường với gió 
thành cặp. Cành hoang và nắng lại thành một 
cặp khác. Tất cả quấn quýt, quyến luyến nhau 
khiến con đường hiện ra đúng là con đường 
để ngỏ, mời mọc bước chân đôi lứa. 
Vậy nên, nhiều khi tình nhân không hiểu nổi 
vì cớ gì mà dù khó khăn, gian khổ vẫn không 
ngừng dấn bước trên con đường ấy: “Lúc 
buổi trưa trôi qua và cành tre rì rào trong gió 
tôi đang đi bên đường tôi chẳng hiểu tại sao 
Chim Côen không buồn cất tiếng hót. Tôi 
đang đi bên đường tôi chẳng hiểu tại sao” 
(Bài số 14- Tâm tình hiến dâng). Để rồi khi 
đến nơi, tình nhân nhận ra một điều vô cùng 
giản dị: con đường dẫn đến tình yêu chính là 
con đường hạnh phúc: “Biết bao con thuyền 
đã trôi qua ngôi làng này; biết bao khách bộ 
hành dừng chân nghỉ dưới bóng cây đa ấy, cả 
chiếc phà chở đầy người đi chợ rẽ nước về 
đầm phía bên kia, song chẳng một ai nhận ra 
nơi này, bên cạnh con đường làng nho nhỏ, 
gần ao nước có cây cầu mục nát vẹo xiêu - 
nơi người tôi yêu đang sống yên vui” (Bài số 
16- Tặng vật). Nhưng để hoàn tất cuộc hành 
trình đâu phải điều đơn giản bởi: “Em nấp 
kín như vì sao đằng sau dãy đồi, tôi là 
khách bộ hành lê gót trên đường dài” (Bài 
số 19- Tâm tình hiến dâng). 
Cũng viết nhiều về khoảnh khắc mình phải 
đối diện với chính mình trên đường dài muôn 
nẻo, Xuân Diệu thể hiện bi kịch của trái tim 
yêu tha thiết mà không được đáp đền: “Cây 
bên đường sẽ trông thấy tôi sầu,/ Đi thất thểu, 
đi lang thang, đi quạnh quẽ” (Dối trá- Thơ 
thơ). Để rồi khi đứng giữa ngã ba đường, 
tình nhân không biết chọn cho mình lối đi 
nào để không lạc lối giữa mịt mù tình yêu: 
“Nhớ nhung về đứng ngã ba,/ Buồn thương 
chia nẻo dồn xa dặm dài/ Đường đi không 
biết đâu nơi,/ Cỏ xuôi nương dõi bước người 
viển vông” (Ngã ba- Gửi hương cho gió). 
Tuy nhiên, được yêu, được hiến dâng cho tình 
yêu vẫn là khát khao muôn thuở. Ví lòng 
mình như “con đường không ngăn lối” (Phơi 
trải- Gửi hương cho gió), Xuân Diệu vẫn luôn 
mời gọi mọi người cùng cất bước trên con 
đường rộng lớn, thênh thang ấy để cùng hiểu 
hơn cho tấm lòng thi sĩ. Xuất hiện 17 lần ở 16 
bài của hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió, 
con đường đã trở thành một yếu tố nghệ thuật 
giàu ý nghĩa, thể hiện những cảm nhận độc 
đáo, sáng tạo của Xuân Diệu trong tình yêu. 
Chuyên chở những cảm xúc và cung bậc tình 
yêu, yếu tố con đường tràn ngập trong thế 
giới nghệ thuật của Tagore và Xuân Diệu 
nhưng không hề mang lại cho thơ sự mơ hồ, 
khó nắm bắt. Đó là những khám phá thú vị, 
bất ngờ về giá trị cao đẹp của tình yêu, về cả 
những ước mơ và hạnh phúc của những trái 
tim yêu. Ở đây, con đường không chỉ là đối 
tượng để hai nhà thơ bày tỏ cảm xúc yêu 
đương mà còn mang nét đặc trưng rất riêng 
của hai dân tộc. Con đường trong thơ Tagore 
được viền giát bởi nhiều yếu tố huyền ảo. Con 
đường trong thơ Xuân Diệu tình hơn, sống 
động hơn. Nhưng cả hai con đường đó đều 
chủ yếu hiện ra với ý nghĩa là con đường dẫn 
tới sự giác ngộ chân lí của cuộc đời, chân lí 
ấy nằm trong vòng tình yêu và tuổi trẻ. Lữ 
Phạm Thị Vân Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 19 - 24 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24  
khách ra đi trên con đường dài thăm thẳm 
nhưng không bao giờ có cảm giác bơ vơ, bất 
định bởi anh ta luôn xác định được mục tiêu 
và đích đến của mình. Ra đi không phải để 
chối bỏ cuộc đời mà là để hoà hợp với cuộc 
đời rộng lớn, bao la; để kiếm tìm tình yêu 
đích thực. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. J.Chevalier and Alian Gheerbant (2002), Từ điển 
biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb Đà Nẵng, Trường 
viết văn Nguyễn Du. 
[2]. Xuân Diệu (2002), Thơ thơ và Gửi hương cho 
gió, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 
[3]. Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà 
Nẵng. 
[4]. R.Tagore (2004), Thơ Tagore: Tâm tình hiến 
dâng, Tặng vật (Đỗ Khánh Hoan dịch), Nxb Văn học, 
Hà Nội. 
SUMMARY 
THE WAY IN LOVE POEMS BY R.TAGORE AND 
 XUAN DIEU IN COMPARION 
Pham Thi Van Huyen

College of Sciences-TNU 
Based on explaining the factor the way in love poems by R. Tagore and Xuan Dieu, this article discovers 
some similar and different points in the meanings of this factor; from that, this article can set off the cultural 
and social specific traits of each nation as well as of each poet. In Tagore’ poems, the way has the colour of 
Indian religion, but inside it we can see the common life. It expresses the thinking of a lover that is still 
living on the earth. In Xuan Dieu’ poems, the way is felt by a melandcholy and sentimental heart. However, 
his poems still lead the readers to the most beautiful value of love. 
Keywords: Lyrical and love poems, way, love, religion, life. 
(Investigating in four sets: “The Gardenner”, “Lover´s gift” by R.Tagore and “Poetry poetry”, “Send 
scent to the wind” by Xuan Dieu) 
 Tel: 0977 791896 

File đính kèm:

  • pdfcon_duong_trong_tho_tinh_rabindranath_tagore_va_xuan_dieu_du.pdf