Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải

TÓM TẮT

Nguyễn Khải là một trong những nhà văn luôn tìm tòi những trải nghiệm và sáng tạo.

Trong tác phẩm đầu tay của ông vào năm 1980, với cảm xúc về cộng đồng của mình, tác

giả mô tả, đánh giá, thực trạng các vấn đề thuộc về chính trị và xã hội. Và sau đó dự đoán

sự thay đổi của xã hội, khám phá thế giới nội tâm bằng kinh nghiệm của bản thân. Vì vậy,

trong các tác phẩm của Nguyễn Khải, phương thức trần thuật đã xuất hiện rất đa dạng và

mới mẻ.

pdf6 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 nhiều dạng người kể chuyện xuất hiện 
trong cùng một tác phẩm, thường là truyện 
kể ở ngôi thứ nhất. Đặc điểm khác biệt 
của người kể chuyện trong truyện là mức 
độ cá thể hoá rõ rệt, do lối kết hợp phương 
thức trần thuật khách quan hoá với 
phương thức trần thuật chủ quan hoá. 
Nghĩa là, trong truyện có 3 dạng kể: có 
đoạn kể như vô nhân xưng, có đoạn “tôi” 
kể, lại có đoạn một nhân vật trong truyện 
đứng ra kể. Người kể chuyện không bị hạn 
chế điểm nhìn. Cách nhìn không ngừng 
được mở rộng trên nhiều bình diện. Nhiều 
chủ thể kể chuyện, nhiều giọng điệu. Sự 
kiện, tình tiết, biến cố, xung đột truyện 
khó biết trước cái gì sẽ xảy ra. Việc sáng 
tạo nghệ thuật trần thuật kết hợp đã làm 
xuất hiện một kiểu cấu trúc mở cho 
truyện. Loại này chiếm tỉ lệ đáng kể trong 
69 truyện kể ở ngôi thứ nhất của Nguyễn 
Khải. Đây là minh chứng Nguyễn Khải 
không ngừng tự vượt lên chính mình, “tự 
làm mới mình” trong hành trình lao động 
nghệ thuật. Ông được coi là người đặt nền 
móng cho truyện và tiểu thuyết đa thanh, 
đa giọng điệu của văn xuôi tự sự Việt 
Nam hiện đại. 
2.2. Hình tượng người kể chuyện 
trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải 
Điểm dễ nhận ra trong tác phẩm Nguyễn 
Khải là hình tượng người kể chuyện mang 
chất cán bộ, suy tư – triết lí và tự giễu mình. 
Trong tác phẩm a lạc (19 9), Đứa con 
nuôi (1960), nh đội phó và ngư i th mộc 
(1961), ãy đi xa hơn nữa (1962), hủ tịch 
huyện (1971) của ông viết trước những 
năm 19 , luôn xuất hiện hình tượng người 
kể chuyện mang chất cán bộ. Lí giải hình 
tượng này, có lẽ một phần Nguyễn Khải là 
nhà văn mặc áo lính, có một thời gian dài 
làm cán bộ tuyên huấn. Một phần trực tiếp 
của thế giới quan là sáng tác của ông luôn 
gắn liền với những chặng đường văn học dân 
tộc. Vào những năm 6 của thế kỉ trước, 
cuộc sống mới, con người mới là đối tượng 
chủ yếu để nhà văn hướng tới nhằm ca ngợi 
chế độ mới. Hai lí do trên đã chi phối hình 
tượng người kể chuyện mang chất cán bộ. 
Nó được thể hiện rõ qua cách quan sát của 
nhà văn, cách nói chuyện với nhân vật và 
giọng điệu của người kể chuyện. Hình tượng 
người kể chuyện mang chất cán bộ là một 
điểm nhấn giúp nhà văn thể hiện thành công 
ý tưởng về nhân vật cho nền văn học mới. 
Theo ông, hình tượng người kể chuyện mang 
chất cán bộ ấy kết tinh được vẻ đẹp lí tưởng 
của con người mới trong một chế độ mới. 
Hình tượng đó, trải qua thời gian dài của lịch 
sử đều chiếm được tình cảm và dư luận của 
bạn đọc. 
Trong tác phẩm ha và con và (1979), 
Hai ông già ồng Tháp ư i (1981), p 
g cu i năm (1982), ư già ch a Th m và 
ông đại tá về hưu (1993), ạc th i (1994) 
xuất hiện hình tượng người kể chuyện suy 
tư, triết lí rất riêng. Nhà văn đã cắt nghĩa 
hình tượng này từ phương thức trần thuật kết 
hợp. Tác giả là người rất thích tranh luận 
biện giải. Không ngần ngại bộc lộ trực tiếp 
thái độ tình cảm của mình trước con người 
và hiện thực. Sâu xa hơn, Nguyễn Khải 
 54 
muốn khám phá “sự thật lòng người”, để 
từ đó thể hiện tất cả chiều sâu suy tư, 
chiều dài sự trải nghiệm. Những suy tư 
triết lí về con người ở vấn đề may mắn 
xui rủi, thành công hay thất bại, dại khôn, 
được mất, sống chết ở đời có tác dụng 
giáo dục lòng nhân ái, đề cao và coi trọng 
giá trị đạo đức. Những suy tư triết lí về 
cách mạng ở nội dung tiến bộ hay lạc hậu 
có tác dụng khích lệ ý chí. Triết lí về xã 
hội ở nội dung trường tồn hay bất ổn xấu 
xa nhất thời, và phê phán mặt trái của xã 
hội đã gợi ra nhiều bài học quý ở đời. 
Hình tượng người kể chuyện tự giễu 
mình trong tác phẩm Những ngư i già 
(1994), àm trai (1995), Ngư i ngu 
(1997), ng đ i (1999), Thư ng đế 
thì cư i ( ) đã phần nào thể hiện 
được tình cảm thẩm mĩ của thời đại mới. 
Thời đại ý thức cá nhân được đề cao, 
cho phép nhà văn thể nghiệm cá nhân. 
Hình tượng người kể chuyện tự giễu 
mình không phải là hiện tượng đầu tiên, 
duy nhất trong tác phẩm văn xuôi tự sự. 
Nhưng xét riêng trong truyện và tiểu 
thuyết Nguyễn Khải, nó lại có ý nghĩa 
quan trọng cho phép nhà văn tấn công 
vào những cái cũ lạc hậu, lỗi thời một 
cách trực diện. Ở vấn đề này, Nguyễn 
Khải được dư luận đánh giá là một cách 
làm mới mình rất ấn tượng. 
Hình tượng người kể chuyện mang 
chất cán bộ, suy tư triết lí và hình tượng 
người kể chuyện tự giễu mình đã tạo nên 
những cơn sóng ngầm suy tư, đem lại 
nhiều điều mới mẻ trong cảm thụ của 
người tiếp nhận. Những hình tượng ấy 
luôn gợi hứng thú trí tuệ làm cho người 
đọc thoả mãn, bởi những giọng điệu triết 
lí tranh biện, trải nghiệm cá nhân rất sâu 
sắc. Vì thế, Vương Trí Nhàn đã nói: 
“ u n tìm hi u con ngư i th i đại với 
tất cả cái hay cái d của h , nhất là mu n 
tìm hi u cách ngh của h , đ i s ng tinh 
thần của h , phải đ c Nguyễn Khải”. 
2.3. Tác giả và người kể chuyện trong 
truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải 
Trường hợp song trùng giữa tác giả và 
người kể chuyện thường thấy trong truyện 
kể ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” – nói rõ mình 
là tác giả ( truyện), xưng “tôi” tự truyện 
(1 truyện), truyện kể ở ngôi thứ ba và các 
truyện có yếu tố tự truyện. Sự song trùng 
giữa người kể chuyện và tác giả là một kiểu 
dạng trần thuật mới, táo bạo thể hiện cái 
“tôi” nghệ sĩ đầy bản lĩnh. Đây là một dấu 
hiệu đổi mới tư duy nghệ thuật trần thuật rất 
giàu giá trị thẩm mĩ, giàu sức truyền cảm, 
góp phần làm cho truyện có tính đa thanh, 
đa giọng điệu. 
Trường hợp không song trùng giữa tác 
giả và người kể chuyện do đặc thù của thể 
loại tự sự. Thực ra sự không trùng hợp giữa 
tác giả và người kể chuyện là sự khẳng định 
con người nhiều chiều trong tính phức tạp 
của nó. Sự không song trùng này đã làm cho 
tác phẩm tự sự có tính đa thanh, đa giọng 
điệu, làm cho người đọc hình dung được 
hiện thực khách quan dường như mới được 
viết cho người hôm nay. Đây cũng là một 
dạng phổ biến của tự sự để tác giả rộng 
đường bày tỏ quan điểm nghệ thuật của mình 
trong việc sáng tạo người kể chuyện mà 
không làm giảm sức truyền cảm, giá trị thẩm 
mỹ của lời kể chuyện. Phương thức trần 
thuật không song trùng giữa tác giả và người 
kể chuyện thường làm cho tác phẩm tự sự 
đạt được mục tiêu nhận thức và khám phá 
hiện thực có tính khái quát hoá rộng lớn. Nó 
là phương thức tự sự đã được khẳng định từ 
lâu trong lịch sử sáng tạo văn học nghệ thuật. 
Trường hợp không song trùng giữa tác 
giả và người kể chuyện trong truyện kể ở 
ngôi thứ nhất. Trong loại truyện này xuất 
 55 
hiện người kể chuyện xưng “tôi” – chỉ 
chứng kiến quan sát, không tham gia biến 
cố xưng “tôi” không nói rõ mình là tác 
giả và trong tác phẩm có người kể chuyện 
hỗn hợp. Người kể chuyện trong tác phẩm 
được hình tượng hoá. Trong những hình 
tượng đó có hình tượng người kể chuyện 
cán bộ, người kể chuyện suy tư triết lí, 
giễu mình rất cụ thể và sống động. Nó trở 
thành chất nội sinh táo bạo thực sự làm 
đổi mới nghệ thuật kể chuyện, đem đến 
cho người đọc những lời văn sắc sảo thấm 
đẫm chất suy tư, triết lí. Đời sống tinh 
thần được nhà văn khám phá, nhìn nhận 
trong cảm hứng nghiên cứu, phân tích và 
chiêm nghiệm rất sâu sắc. Đây là một 
trong những cái cơ bản làm nên sự độc 
đáo - nét mới của cây bút giàu chất trí tuệ 
Nguyễn Khải so với các nhà văn cùng 
thời, góp phần làm phong phú diện mạo 
văn học. 
Tự truyện làm cho người ta ý thức 
được về sự thật, có khả năng nhìn thẳng 
vào sự thật, phát hiện lại sâu sắc hơn 
mối quan hệ giữa con người cá nhân với 
con người xã hội, thúc đẩy nhu cầu đối 
thoại với chính mình để phát triển. Một 
số truyện như Ngư i tr về (1963), 
 hiến s (1973), ột gi t n ng nhạt 
(1980), p g cu i năm (19 ) đậm 
chất tự truyện. Tự truyện của nhà văn 
thiên về lối kể. Đó là những kỉ niệm về tuổi 
thơ không mấy suôn sẻ, về những bài viết 
ngẫm lại thấy xấu hổ và buồn được tái hiện 
như một giai thoại rất cảm động. Mặt khác, 
tự truyện của ông viết về những con người 
và các mối quan hệ xã hội đã góp phần tạo 
nên tính cách con người ông. Tự truyện với 
Nguyễn Khải vừa là nhu cầu tự nhận thức 
lại chính mình, vừa tự làm mới mình trong 
nghề viết. Tính chất tự truyện thể hiện trong 
truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải là một tư 
liệu quý giúp bạn đọc hiểu rõ thêm ít nhiều 
về con người ông. 
3. KẾT LUẬN 
Nguyễn Khải là một trong những nhà 
văn luôn tìm tòi thể nghiệm, mạnh dạn đổi 
mới. Nếu trong những sáng tác trước năm 
19 , nhà văn lấy quan điểm cộng đồng để 
miêu tả, đánh giá hiện thực, thường xây 
dựng người kể chuyện truyền tải những vấn 
đề chính trị - xã hội, thì càng về sau với 
mục đích suy ngẫm cuộc đời, dự báo những 
biến đổi xã hội, tác phẩm lại thiên về khám 
phá đời tư thế sự, xây dựng người kể 
chuyện bằng sự trải nghiệm của chính mình. 
Vì thế, trong tác phẩm của ông, các hình 
thức chủ thể kể chuyện xuất hiện đa dạng 
hơn và nhiều hình tượng người kể chuyện 
đã đạt đến đỉnh cao của sự cách tân nghệ 
thuật trần thuật. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn h c, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 
2. M.Bakhtin (1992), í luận và Thi pháp ti u thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và 
giới thiệu, Bộ văn hoá Thông tin, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 
3. Nguyễn Văn Hạnh (số 9 1996), Vài ý kiến về tác giả và tác phẩm của Nguyễn Khải, 
Tạp chí Văn học, Hà Nội. 
4. Nguyễn Khải (196 ), Nhìn lại những trang viết của mình, NXB Hội Nhà văn, Hà 
Nội. 
5. Nguyễn Khải ( 1), Ti u thuyết Nguyễn Khải, Tập 1, ,3,4, NXB Thanh Niên. 
 56 
6. Nguyễn Khải ( 3), Truyện ng n 1, , NXB Hội Nhà văn Hà Nội. 
7. Nguyễn Khải ( 3), Truyện vừa, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 
8. Nguyễn Khải ( ), Nghề văn cũng l m công phu, Tạp văn, NXB Trẻ. 
9. Phùng Quý Nhâm (1991), Thẩm định văn h c, NXB Văn nghệ TP. HCM. 
10. Huỳnh Như Phương (19 6), Th i gian của ngư i, cu n ti u thuyết có âm hư ng, 
Báo Văn nghệ (14), in lại trong Văn học 197 – 1985. 
11. Trần Hữu Tá, Phạm Khánh Cao (1985), Ti u thuyết Việt Nam (I), ĐHSP. TP HCM. 
12. Lê Ngọc Trà (199 ), í luận văn h c, NXB Trẻ. 

File đính kèm:

  • pdfnguoi_ke_chuyen_trong_truyen_va_tieu_thuyet_nguyen_khai.pdf