Hình tượng nhân vật nữ trong “Thủy Hử” của Thi Nại Am

TÓM TẮT

Trong tiểu thuyết “Thủy Hử” của Thi Nại Am, hình tượng nhân vật nữ được hiện ra một cách tương

đối tiêu cực, mang tính chất lạc hậu. Bằng việc phân tích ba loại hình nhân vật nữ trong tiểu thuyết,

bài viết làm rõ những ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng tông pháp phong kiến trong văn hóa truyền

thống Trung Hoa đối với tác giả, đây cũng là nguyên nhân chính làm cho tiêu chuẩn đánh giá và giá

trị của nhân vật nữ trở nên hết sức khác biệt khi so sánh với những nam anh hùng trong tác phẩm,

và cũng là điểm độc đáo góp phần đem lại sự đa dạng trong phong cách sáng tác của nhà văn

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Hình tượng nhân vật nữ trong “Thủy Hử” của Thi Nại Am, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
em đến hòa bình cho 
triều Hán, Hoa Mộc Lan tòng quân có thể giữ được 
nước Tùy, cũng không tin những câu truyện cổ như 
Đát Kỷ làm nhà Thương diệt vong, Dương Quý Phi 
làm loạn nhà Đường. Tôi cho rằng, trong xã hội nam 
quyền, phụ nữ không thể có được quyền lực lớn như 
vậy. Việc hưng vong của quốc gia từ trước đến nay 
đều là trách nhiệm của đàn ông. Thế nhưng các tác 
giả nam từ thời cổ đại đến nay đa số đều đẩy trách 
nhiệm thất bại, mất nước về phía người phụ nữ” (鲁
迅, 2013). Ở một góc độ nhất định, có thể mượn lời 
của Lỗ Tấn như trên để giải thích cho thái độ của Thi 
Nại Am đối với nhân vật nữ trong truyện.
Thứ hai là, trọng nam khinh nữ
Mô hình gia tộc truyền thống của Trung Quốc là chế 
độ nam giới thừa kế và phụ quyền, sự sùng bái tổ tiên 
trong gia đình vẫn căn cứ vào phụ hệ, vị thế của phụ 
nữ luôn thấp hơn một bậc so với đàn ông trong nhà, 
điều này xuất phát từ tư tưởng Nho giáo cổ đại, chính 
Khổng Tử cũng từng nói: “Chỉ có nữ giới và tiểu nhân 
là khó nuôi dạy”, Mạnh Tử cũng luận giải về vấn đề 
này như sau: “Nam nữ thụ thụ bất thân, đó chính là 
Lễ”, đến đời Hán, Đổng Trọng Thư dùng thuyết âm 
dương trong “Dịch truyện” để đưa ra lý luận về giáo 
điều đạo đức của tư tưởng trọng nam khinh nữ và 
quan hệ giữa hai giới này “dương quý mà âm tiện”.3
40 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
Đến thời Tống, quan niệm này được các nhà Trình 
Chu lý học phát triển lên đỉnh cao mới. Trình Chu lý 
học coi trật tự cao thấp, sang hèn, trên dưới là “thiên 
lý”, danh phận tức là mệnh phận, quan hệ giữa quan 
với vua, con đối với cha, vợ đối với chồng, vĩnh viễn 
là quan hệ phục tùng tuyệt đối. Ngoài ra, trường 
phái này còn nhấn mạnh về tiết trinh và thủ tiết của 
người phụ nữ ở một cấp độ cao hơn, thậm chí, yêu 
cầu phụ nữ ngoài “Tam tòng” còn phải “Thất xuất”, 
nhưng nam giới lại không bị sự ước thúc bởi những 
quy định này. Có thể nói gọn rằng, nữ giới luôn luôn 
có vị trí thấp hơn nam giới, luôn luôn phải phục tùng 
nam giới. Trong “Thủy Hử” cũng như vậy, khi Lục Ngu 
Hầu lừa vợ Lâm Xung là Trương Thị đến nhà để Cao 
Nha Nội cưỡng hiếp thì Lâm Xung đến kịp, câu đầu 
tiên Lâm Xung nói với vợ là: “Nàng đã bị hắn làm ô 
nhục chưa?”, có thể thấy, một người yêu vợ như Lâm 
Xung cũng không thể vượt qua sự kìm kẹp của lễ giáo 
phong kiến về tiết hạnh. Thi Nại Am cho rằng, chỉ có 
thể không bị kẻ khác làm nhục, Trương Thị mới đủ tư 
cách để Lâm Xung yêu chiều. Còn đối với những nhân 
vật nữ không màng đến danh tiết khác, tác giả nhất 
loạt dùng quan niệm “không tha một ai”, giết tất cả 
bằng thủ đoạn hết sức tàn nhẫn làm cho độc giả cũng 
cảm thấy lạnh tóc gáy, giống như cảnh Lư Tuấn Nghĩa 
giết Giả Thị, Lý Quỳ giết con gái của Địch Thái Công
Chỉ có ba vị nữ anh hùng đều không bị chết thảm do 
tả xung hữu đột giết người trên chiến trường, và ngay 
cả ba vị này, chúng ta cũng khó tìm thấy nét yểu điệu 
thục nữ sau lớp chiến bào.
Thứ ba là, sự mâu thuẫn giữa “thiên lý” và “nhân dục”
Đời Tống, “Lễ” dần lớn mạnh và trở thành một đỉnh 
cao trong sự phát triển của lễ giáo phong kiến, trong 
đó, Trình Chu lý học có ảnh hưởng lớn nhất, phái này 
cho rằng, sở dĩ con người được gọi là người, bởi vì 
do có “thiên lý”, nhưng “nhân dục” (dục vọng của con 
người) lại mâu thuẫn với “thiên lý”, và phàm những 
hành vi ngược với quy phạm của thiên lý đều thuộc về 
“nhân dục”. Do đó, ý nghĩa cơ bản của việc làm người 
là có khả năng giữ được “thiên lý”, diệt “nhân dục” hay 
không. Trong các thời đại trước đó, người Trung Quốc 
hay có thói quen đánh đồng “nhân dục” với tình dục, 
thậm chí coi nữ giới như biểu tượng của “nhân dục”, 
coi việc hám dục như một tội tày đình trong thiên hạ. 
Chủ yếu là bởi vì, họ cho rằng, tình cảm huyết thống 
và lý trí là quan trọng nhất trong xã hội tông pháp 
Trung Quốc. Lý trí là yêu cầu cơ bản của văn hóa phụ 
hệ đối với giá trị của nam giới, và đây cũng là điều mà 
người đàn ông lấy làm tự hào. Thế nhưng trong văn 
học cổ đại Trung Quốc, lý trí thường thất bại khi đối 
mặt với các loại dục vọng của con người, giống như 
việc các anh hùng hảo hán trong “Tô Vũ chăn dê”4, 
Bá Di, Thúc Tề không ăn thóc nhà Chu5luôn có thể 
chống lại đói rét, bệnh tật, cường quyền, tra tấnđể 
giữ lòng kiên trung của mình, nhưng lại khó có thể 
chống lại nữ sắc “anh hùng khó qua ải mỹ nhân”. Vì 
thế, để giữ gìn danh dự của mình, nam giới thường 
dùng thái độ tránh né đối với nữ sắc, ví dụ như trong 
“Tây Du ký”, khi Đường Tăng đối mặt với sự lả lơi, khêu 
gợi của các yêu nữ xinh đẹp, thường có thái độ không 
khuất phục, cũng không chống lại một cách rõ ràng. 
Ngoài ra, trong quan niệm truyền thống về dưỡng 
sinh của Trung Quốc, họ luôn cho rằng, nếu quan hệ 
nam nữ quá độ, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí 
là mất đi tính mạng, cho nên, việc nam giới đam mê 
nữ sắc là một điều đại cấm kỵ. Trong bối cảnh như vậy, 
các nhân vật nam trong “Thủy Hử” muốn trở thành 
anh hùng hảo hán thì nhất định phải không gần nữ 
sắc, thậm chí là thù hận nữ sắc, do đó, việc “cấm dục” 
đã trở thành một điều quan trọng trong tâm niệm 
của anh hùng Lương Sơn, và dường như cũng là một 
thử thách duy nhất đối với ý chí của họ. Vì thế, các đầu 
lĩnh làm phản khác không cùng đường với anh hùng 
Lương Sơn như Điền Hổ, Vương Khánh, Phương Lạp 
và rất nhiều những nhân vật phụ khác đều được khắc 
họa như những kẻ hoang dâm háo sắc, còn anh hùng 
Lương Sơn, trừ Vương Anh, thì lại dường như luôn 
không có chút động lòng nào trước cái đẹp của phụ 
nữ. Do đó, nguyên nhân làm cho các “dâm phụ” trong 
truyện bị giết không chỉ bởi vì họ không chung thủy, 
hoặc tâm địa, thủ đoạn ác độc, mà chủ yếu do những 
anh hùng hảo hán Lương Sơn đều là người theo chủ 
nghĩa “cấm dục”, trong khi đó những “dâm phụ” này 
lại có khát vọng mãnh liệt về hoan lạc của cuộc sống, 
khát vọng đó hoàn toàn đi ngược lại với những anh 
hùng luôn coi sắc dục làm kẻ thù lớn của mình. Từ đó, 
những anh hùng hảo hán Lương Sơn trở nên người 
thù hận nữ giới một cách vô ý thức, cho rằng sự tồn 
tại của những “dâm phụ” này là sự cười nhạo vào lòng 
tin của họ, cho nên, họ dễ dàng xuống tay đem cái 
chết tàn khốc đến với những người đàn bà bất hạnh 
này cũng là điều dễ hiểu.
3. KẾT LUẬN
Có thể thấy, nhân vật nữ trong “Thủy Hử” cả cuộc đời 
đều sống dưới bóng của người đàn ông, sự tồn tại 
của họ chỉ để làm nổi bật quyền uy tuyệt đối và địa vị 
thống trị của nam giới trong xã hội, số phận bi thảm 
của họ xoay theo quỹ đạo dường như không thể thay 
41KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
đổi. Có thể nói, cùng với việc khắc họa những nhân 
vật anh hùng, những tính cách điển hình, những hình 
tượng nghệ thuật độc đáo đem lại thành công cho 
tác phẩm, Thi Nại Am còn có hạn chế nhất định khi 
xây dựng hình tượng nhân vật nữ tương đối lạc hậu 
với tiêu chuẩn kép trong đánh giá giá trị của hình 
tượng nhân vật nam và nữ, suy cho cùng chính là do 
xuất phát từ những định kiến và tư tưởng phong kiến 
sâu sắc ảnh hưởng từ tư tưởng tông pháp trong văn 
hóa truyền thống Trung Hoa. Vì thế, xét theo góc độ 
chủ nghĩa hiện thực, đây lại trở thành điểm độc đáo, 
góp phần đem lại sự đa dạng trong phong cách sáng 
tác của nhà văn./.
 Chú thích:
1. Các trích dẫn từ tác phẩm “Thủy Hử” là lời dịch từ 
nguyên tác của tác giả bài viết.
2. (父权文化) còn gọi là văn hóa nam quyền, trong 
đó người đàn ông có đặc quyền chi phối trong gia 
đình và xã hội.
3. Quan niệm này cho rằng, vua, cha, chồng là dương; 
thần, con, vợ là âm, vì thế quan hệ vua tôi, cha con, 
chồng vợ là quan hệ chủ tớ. 
4. Tô Vũ chăn dê (苏武牧羊): Năm Thiên Hán thứ 
nhất (năm 100 trước công nguyên), quan Trung Lang 
Tướng triều Hán là Tô Vũ phụng mệnh hoàng đế đi 
sứ Hung Nô, bị Hung Nô giữ lại, dùng đủ mọi cách 
để mua chuộc nhằm làm ông đầu hàng nhưng không 
được, sau đó đày ông đi vùng Bắc Hải để chăn dê, 
tuyên bố chỉ khi nào dê đực đẻ con thì mới thả ông về 
nước. Tô Vũ kiên cường chịu đựng gian khổ trong 19 
năm, cuối cùng được thả về nước, sau khi chết, Hán 
Vũ đế phong ông làm 1 trong 11 công thần trong Kỳ 
Lân Các, người đời sau dùng truyện “Tô Vũ chăn dê” 
để nói về tiết tháo của bậc anh hùng.
5. Bá Di(伯夷)và Thúc Tề(叔齐)là con vua Á Vi 
nước Cô Trúc (chư hầu của vua Trụ nhà Thương). Khi 
Cơ Phát mang quân đánh Trụ, giành chiến thắng và 
lên ngôi thiên tử, lập ra nhà Chu, tức là Chu Vũ Vương. 
Bá Di và Thúc Tề xấu hổ vì đã can ngăn Cơ Phát diệt 
Trụ, nên thề không ăn thóc nhà Chu, bỏ lên núi Thú 
Dương ở ẩn, hái rau vi ăn. Có người bảo rau vi cũng 
mọc trên đất nhà Chu, hai ông bèn nhịn đói chịu chết 
trên núi Thú Dương. Văn học dùng hình tượng Bá Di, 
Thúc Tề để nói tới việc ở ẩn; và dùng hình tượng rau vi 
để nói tới tiết tháo của kẻ sĩ.
Tài liệu tham khảo:
1. 胡邦炜(1982),论潘金莲,长江文艺出版社,
武汉,第201页。
2. 黄一海(2003),““水浒”里的女人”,当代
矿工,2003年第1期。
3. 李献芳(2002),“水浒传中三位英雄女性说
略”,山东教育学院学报,2002年第5期。
4. 刘德清、邓声国(2009),文化视野下的古代文
学研究,国家图书馆出版社,北京。
5. 鲁迅(2013),鲁迅散文精选,二十一世纪出版
社,南昌,第215页。
6. 孙寿玮(1984),漫谈“水浒”里的人物形象,
长江文艺出版社,武汉,第417页。
7. 魏崇新(1997),“水浒传:一个反女性的文
本”,明清小说研究,1997年第4期。
8. 许结(2006),中国古代文学研究导引,南京大
学出版社,南京。
9. 杨庆存(2016),中国古代文学研究,中华书
局,北京。
PORTRAITS OF FEMALE CHARACTERS IN 
“ALL MEN ARE BROTHERS” BY SHI NAI’AN
DO TIEN QUAN, NGUYEN THI HOAI MY
Abstract: In the novel “All men are brothers” 
by Shi Nai’An, the icons of female characters 
appear in a relatively negative, with backward 
feature. By analyzing three types of female 
characters in the novel, the article makes clear 
the profound influence of feudal patriarchal 
ideology in traditional Chinese culture to the 
author. This is also the main reason why the 
evaluation criteria and the value of female 
characters become very different when 
compared to the male heroes in the novel, and 
also the unique features contributing to the 
diversity in the style of the writer.
Keywords: “All men are brothers”, portraits, 
female characters, feudal patriarchal ideology.

File đính kèm:

  • pdfhinh_tuong_nhan_vat_nu_trong_thuy_hu_cua_thi_nai_am.pdf