Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong tập truyện ngắn “Không ai qua sông” của Nguyễn Ngọc Tư

Tóm tắt

Hình tượng người phụ nữ cô đơn trong văn học không phải hiếm, nhưng hiếm người diễn

tả được cái cô đơn của người phụ nữ độc đáo như Nguyễn Ngọc Tư. Hầu như tác phẩm nào của

chị cũng có hình ảnh người phụ nữ lạc lõng, chơi vơi, chênh vênh với cuộc đời. Trong bài viết

này, chúng tôi làm rõ hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong tập truyện ngắn “Không ai qua sông”

vừa xuất bản của Nguyễn Ngọc Tư, để thấy được cái nhìn hết sức mới mẻ của chị về sự cô độc,

thất vọng, mất niềm tin, hoài nghi cuộc đời của những người phụ nữ đang hoang mang với

những biến đổi trong cuộc sống hiện tại.

pdf5 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong tập truyện ngắn “Không ai qua sông” của Nguyễn Ngọc Tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
iác cô độc, chông chênh, chới với. Để 
rồi hiếm người có thể giữ được trạng thái yên ổn cho mình như Ngà, như Miền, như Trầm 
mà tất cả đều tự giết chính mình hay giết trái tim khao khát yêu thương của mình bằng cách này 
hay cách khác. 
Những đứa con của những người phụ nữ cô đơn ấy sống bằng tâm trạng hoang mang (Bi 
trong Vực không đáy – không hiểu vì sao ba mẹ chia tay), hoài nghi (Tây trong Chỉ có gió trả lời 
câu hỏi – không tin mẹ trượt chân té chết, bỏ nhà đi, rồi kiếm sống bằng nghề xe ôm), trống rỗng 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 179 
(Thầm trong Thầm – cứ chạy, chạy không biết vì cái gì), thất vọng (Ba Giàu trong Đất - không 
hiểu vì sao cứ bị coi là khách trong nhà), chờ đợi những thứ vô vọng (Cẩm trong Tiều tụy vòng 
quanh – cứ đứng đón tàu, chờ cha) Sự cô đơn bao trùm cái xứ Nhơn Thành không thua kém gì 
làng Macondo trong “Trăm năm cô đơn” của Gabriel Garcia Marquez, cứ tăng tiến dần qua từng 
câu truyện, để khi gấp quyển sách lại rồi, chỉ có một cảm giác trống rỗng đến rợn người. 
2.2. Hình ảnh người phụ nữ cô đơn vì thất vọng, mất lòng tin, hoài nghi cuộc đời 
Nguyễn Ngọc Tư từng nói về “thân phận bị nhục mạ” của người phụ nữ trong những 
trang viết của nữ nhà văn Áo Jelinek (đoạt giải Nobel năm 2005) thế này: “Không hiểu sao tôi 
cảm giác bà rất thất vọng về những người phụ nữ tự làm mình tầm thường, nhỏ nhoi, hèn mọn. 
Hình như trong số họ, có tôi.” [2]. Điều đó có nghĩa: Nguyễn Ngọc Tư cũng cảm thấy chính 
mình có gì đó tầm thường, nhỏ nhoi, hèn mọn. Người phụ nữ mà Tư vẽ lên vì thế cũng phảng 
phất chút nỗi buồn giống chị. Trong “Không ai qua sông”, người đọc có thể thấy rất nhiều 
người phụ nữ thất vọng, mất niềm tin, hoài nghi cuộc đời. Tâm trạng đó có thể là do những kỷ 
niệm buồn của quá khứ như Tím trong Nút áo, Ngà trong Vực không đáy, mẹ của Tây trong Chỉ 
có gió trả lời câu hỏi, mẹ của Thầm trong Thầm, Lê trong Dây diều, 
Trang viết của chị đôi khi cực đoan chỉ vì “một chiếc nút áo” mà gánh “còng lưng”, “ai 
dè chỉ chút xíu vầy mà nặng trịch”. Hành động bà mẹ muốn con rũ bỏ quá khứ để làm lại cuộc 
đời, lén lấy cái nút áo quăng xuống ao bông súng tưởng đâu khép lại một quãng đời thù hận. Ai 
ngờ đùng một cái, tác giả cho Sáu Tím “thủng thẳng ra ngoài ao bông súng không phải để nhìn 
bông súng” như một ràng buộc của quá khứ với một con người. Kể cả khi lấp đất cái ao để chôn 
vùi chiếc nút áo thì quá khứ vẫn nằm đó, vẹn nguyên như cái vật “tròn, bằng nhựa cứng, trắng 
gợn nâu” nằm “dưới từng lớp đất nâu nhão nhoét” kia. 
Người ta không chỉ đơn thuần bị ám ảnh bởi một quá khứ tàn độc mà còn có thể mất lòng 
tin, hoài nghi những giá trị nhân văn. Họ cô độc đến mức bấu víu vào một chút ảo tưởng để cân 
bằng cuộc sống. Sự thiếu thốn tình thương của cha mẹ đã khiến Ngà (Vực không đáy) “tắm 
chung dòng hồi ức” với một bà lão ăn mày; sự thiếu thốn vật chất đã khiến Nhí (Lời yêu) hay 
tưởng tượng ra những thứ xa xỉ để tự an ủi mình: “củ chuối luộc hóa bánh mì kẹp thịt, áo vá 
thành áo đầm, vạc tre là giường nệm”, Đến khi lấy chồng, Nhí vẫn cứ tượng tượng ra cuộc 
sống thần tiên với “anh chồng tài tử xi nê” không cùng ngôn ngữ tận núi Pusan và đem kể làm 
yên lòng mẹ. Mãi đến khi con gái bị “nắm tóc dìm đầu vào bồn tắm đầy nước” mà chết thì gia 
đình mới ngỡ ngàng 
Khi không thể chìm mãi trong đống “bột ảo tưởng”, những người phụ nữ khác của xóm 
Nhơn Thành khi mất niềm tin về những giá trị yêu thương và chung thủy của gia đình đành bấu 
víu vào tài sản. Bà Ba Quyên (hay còn gọi là Bà Nội) trong truyện ngắn Đất đã chuyển yêu 
thương từ chồng sang đất, bởi “không có đất thì mình không có gì hết. Không có đất thì mình 
không còn gì hết”. Có những câu nói vô tình và những hành động vô tình đã vô tình xé nát đời 
nhau. Khi ông chồng dẫn cô vợ bé đào hát Tư Phượng về, giữ quan hệ với vợ chỉ vì bà là người 
nắm ruộng đất, điều này đã khiến Ba Quyên trở nên thực tế đến mức lạ kỳ. Nguyễn Ngọc Tư đã 
chỉ ra rằng trong cuộc sống hiện tại người ta thường bám vào một thứ niềm tin gọi là gia sản, họ 
nghĩ có tiền là có thể giữ chân được rất nhiều thứ. Và rõ ràng, có tiền – họ tồn tại, nhưng sự tồn 
tại lay lắt đó khiến họ ngày càng cô độc và đau đáu không yên. 
Cảm nhận sự cô đơn, trống rỗng, chênh vênh và đầy hoài nghi đó, cuối tác phẩm Đất 
Nguyễn Ngọc Tư đã đưa ra một tuyên ngôn về sự tồn tại đáng giá của con người, phủ nhận giá 
Trần Thị Hoàng Mỹ Hình ảnh người phụ nữ cô đơn... 
 180 
trị của vật chất: “Bà nội nói không có đất thì mình không là cái gì hết. Nhưng khoảnh khắc này, 
em nhận ra, không có tên mình không là gì, không là ai, và không còn gì hết. Mình có hay 
không, ma hay người?” 
“Mình có hay không, ma hay người?” - câu hỏi nhói lòng cuối tập truyện làm người đọc 
nhớ đến câu mở đầu của “Gió lẻ”: “Tại sao người ta không nhớ đến mình khi mình còn sống? - 
lời của một con ma”. 
Sự trăn trở của người phụ nữ “nuôi cô đơn để viết” ấy đã tồn tại từ rất lâu, có lẽ chị nhận thấy 
rằng người ta quá cô độc trong một thế giới toàn người là người, mà ai cũng chỉ lo quản lý lấy “tiểu 
hành tinh” của mình, lo việc của mình, coi mình là nhất, mặc kệ hết mọi thứ xung quanh. 
2.3. Hình ảnh người phụ nữ cô đơn dù bất chấp dư luận 
Người đọc vẫn thấy đâu đó một chút nổi loạn trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, 
đó có thể là Trầm, là Thiếp trong Không ai qua sông; là Hằng trong Chỉ có gió trả lời câu hỏi; 
là Mười trong Nhổ quán; là Chị Ba, là Tư Phượng trong Đất, 
Nguyễn Ngọc Tư không ngần ngại đưa những hình ảnh không đẹp của người phụ nữ vào 
trang viết. Đó là những người phụ nữ chửa hoang mà vẫn vô tư, dám bỏ chồng theo trai nhưng 
rồi trở về quê cũ vì con, ngoại tình, bất chấp dư luận theo người mình yêu, làm gái, Chị 
không cổ vũ, không động viên, không khen, không chê, ngòi bút của chị cứ thẳng tuồn tuột, viết 
như thể người ta đi ngoài đường, ngó vào nhà, thấy gì nói đó. Giọng điệu thản nhiên và bông 
lơn. Nhưng rõ ràng, dù chị không nói nhưng người đọc vẫn cảm nhận được rằng những nhân 
vật nữ ấy đã và đang sống thật cuộc đời của mình, dám yêu, dám ghét, dám từ bỏ, dám đeo 
đuổi. Dù có bị lên án, bị mai mỉa thì họ cũng đang sống đúng với khao khát của bản thân. 
Nguyễn Ngọc Tư đã từng bị lên án vì miêu tả về một vùng quê đĩ “đi lại dập dìu”, bán thân 
nuôi miệng, khát tình từng đêm, nhưng rồi chị vẫn viết, bởi những chật vật trong cuộc sống là có 
thật và khao khát của con người cũng là có thật. Một người viết văn làm sao có thể chối bỏ những 
sự thật đang bày ra trước mắt mình? “Tư buồn không phải vì những người đánh cô đến té tát. Cô 
buồn vì những người yêu cô mà chẳng phải vì những điều cô đau đáu muốn nói về cuộc đời. 
Nguyễn Ngọc Tư nào có muốn nói về một Cà Mau, một miền đất. Chẳng qua cô gửi vào cái khung 
cảnh ấy, trên đất đai ấy, mà cô quen cô thuộc hơn bất cứ nơi nào trên thế gian này, một kiếp người, 
những kiếp người, hạnh phúc nhọc nhằn và đau khổ muôn đời của con người, cái chất thiên thần và 
quỷ sứ trộn lẫn bất trị, không gì không bao giờ chữa nổi trong con người”[3]. Chị đã để nhân vật 
Chị Ba trong tác phẩm Đất phát ngôn một câu trước khi rời khỏi nhà: “Những người ở lại đâu 
biết sống bình thường”. Cái sống bình thường ấy là hiểu rõ mình muốn gì, cần gì chứ không phải 
sống vì những thói quen, những lối mòn đã bám rễ lâu đời trong suy nghĩ. 
Cho dù thế nào đi nữa, thì hầu hết những người phụ nữ trong “Không ai qua sông” cũng 
đều là những người không hạnh phúc. Họ cô đơn, lạc lõng, mất niềm tin, hoài nghi cuộc đời, 
họ đánh dấu sự tồn tại của mình bằng hoạt động nhưng chưa thực sự được sống hạnh phúc như 
mình muốn, kể cả những người bất chấp dư luận. Điều này là minh chứng rõ ràng cho mối quan 
hệ xã hội ràng buộc, không ai có thể thoát khỏi những quy luật chung. Con người càng ý thức 
sâu sắc vị trí của mình, càng cảm thấy cô đơn không gì kể xiết. 
3. Kết luận 
Năng lượng của những dòng sông, của ruộng đồng, của những con người hừng hực sức 
sống ở vùng đất Nam Bộ đã làm cho trang viết của chị lúc nào cũng nóng. Song, điểm đặc sắc 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 181 
nhất ở sáng tác của chị là không chút cầu kỳ, màu mè, không bênh vực nhân vật một cách thái 
quá. Trong “Không ai qua sông”, ai tệ thì vô trang viết của chị cũng tệ, mà tệ theo kiểu riêng, 
tệ mà người ta vẫn thấy thương cảm được. Những nhân vật rất đỗi tầm thường ấy đã phơi bày 
những bề mặt lẩn khuất mà người ta cố tình tránh nói. Chị cứ thế cầm bút lên, viết như một 
người đi ngoài đường ngó vào từng nhà và kể. Sự cô đơn của người phụ nữ trong từng trang 
viết của chị cứ thế trào ra qua từng con chữ. 
Với lối viết dung dị, mộc mạc, thản nhiên, bông lơn, chị đã thổi một hơi thở của cuộc 
sống vào tác phẩm của mình làm nó gần gũi hơn đối với người đọc. Những triết lý về cuộc 
sống, tình yêu, hôn nhân gia đình nằm ẩn trong câu chuyện nhuốm mùi buồn bã. Như Nguyên 
Ngọc từng nói: “văn chương là một cái gì đó rất khác, vừa bình thường vừa bí ẩn, riêng tư và 
cô độc, cô đơn hơn rất nhiều” [3]. Thông qua những thất vọng, hoài nghi, cô đơn, mất niềm 
tin của những phụ nữ trong “Không ai qua sông” của Nguyễn Ngọc Tư, người đọc sẽ có cách 
nhìn mới hơn, đầy đủ hơn về bản thân và cuộc đời. Từ đó, mỗi người sẽ có cách lựa chọn cho 
mình những hướng đi phù hợp, đúng đắn để tận hưởng niềm vui, hạnh phúc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trần Hữu Dũng (2004), Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam, 
studies.info/NNTu_THD.htm, dữ liệu truy cập ngày 12/4/2016. 
[2] Lê Thị Thái Hòa (2007), Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Là phụ nữ, rất dễ nuôi cô đơn để viết”, 
 dữ liệu 
truy cập ngày 12/4/2016. 
[3] Nguyên Ngọc (2008), Không gian của Nguyễn Ngọc Tư, 
studies.info/NNTu/NguyenNgoc_NguyenNgocTu.htm, dữ liệu truy cập ngày 12/4/2016. 
[4] Huỳnh Công Tín (2006), Cảm nhận bản sắc Nam Bộ, NXB Văn hóa Thông tin. 
[5] Nguyễn Ngọc Tư, Không ai qua sông, NXB Trẻ, 2016. 
[6] Thanh Vân (2005), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, 
sach/tap-van-nguyen-ngoc-tu-2141893.html, dữ liệu truy cập ngày 12/4/2016. 

File đính kèm:

  • pdfhinh_anh_nguoi_phu_nu_co_don_trong_tap_truyen_ngan_khong_ai.pdf