Thể loại Monogatari trong thế giới văn chương tự sự

TÓM TẮT

Monogatari là một thể loại xuất hiện từ rất sớm và có tiến trình phát triển lâu dài, liên tục

trong lịch sử văn học Nhật Bản, bắt đầu từ những truyện kể rất gần với thế giới thần thoại và

truyền thuyết cổ xưa và kéo dài cho đến lúc hòa mình vào dòng chảy của tiểu thuyết Nhật Bản hiện

đại. Bài viết này giới thiệu đến độc giả Việt Nam thể loại monogatari như một bộ phận của văn học

Nhật Bản được nhìn nhận trong tiến trình phát triển chung của văn chương tự sự trên thế giới.

pdf15 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Thể loại Monogatari trong thế giới văn chương tự sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 dung, niên đại hay thi pháp. 
Như đã nói qua ở phần trên, là hình thức tự sự đặc trưng của văn học Nhật Bản, 
monogatari bắt nguồn từ truyện cổ của người Nhật và chịu ảnh hưởng, hay lưu giữ dấu ấn, 
của hình thức tự sự cổ sơ này trong suốt tiến trình phát triển của thể loại. Điều đó đã được 
nhiều học giả Nhật Bản quan tâm và làm rõ trong các công trình nghiên cứu về monogatari 
nói chung, hoặc về một tác phẩm nào đó thuộc thể loại này. Theo đó, không chỉ có những 
tác phẩm monogatari khuyết danh mới có mối liên hệ với thần thoại mà ngay cả trong tác 
phẩm có thể hiện trình độ tư duy nghệ thuật cao như Genji monogatari, cũng không khó 
tìm thấy những dấu vết của truyện cổ. Chẳng hạn, Suzuki Hideo, trong công trình Genji 
monogatari kyokōron (Bàn về nghệ thuật hư cấu trong Genji monogatari) đã chỉ ra sự 
tương đồng giữa nhân vật Hikaru Genji với hình tượng những vị thần trong Kojiki (Suzuki, 
2003, tr.669). Hay trong tập sách Nihon no kokoro to Genji monogatari (Tâm hồn Nhật 
Bản và Genji monogatari), Okano Hirohiko cho rằng cuộc lưu đày của Genji là một tình 
tiết giống như trong thần thoại, còn một số nhân vật nữ được miêu tả trong tác phẩm thì 
mang dáng dấp của các vị nữ thần trong thần thoại tình yêu (Okano, 2010, tr.36,65). Còn 
theo nhận xét của nhà nghiên cứu Richard Bowring thì Genji monogatari hàm chứa kiểu 
chiều sâu tâm linh đã mang lại cảm hứng sáng tác cho Homer, Virgil, Shakespeare, hay sự 
huyền bí trong thần thoại phương Tây và Ấn Độ (Bowring, 2004, tr.17). Theo quan điểm 
này, một số nhà nghiên cứu xác định rằng tác phẩm Taketori monogatari là đánh dấu sự 
mở đầu chính thức cho hình thức tự sự monogatari, vì “trước Taketori monogatari chỉ có 
những thuyết thoại rời rạc, những truyện kể dân gian truyền miệng, về sau được ghi chép 
lại bằng Hán văn” (Okazaki, 1960, tr. 215). Và bởi vì Taketori monogatari vẫn là một kiểu 
truyện kể dân gian mang màu sắc huyền thoại, nên ở tác phẩm này mối quan hệ giữa 
truyện cổ Nhật Bản và thể loại monogatari được thể hiện rõ nét. 
Bên cạnh đó, waka là dòng chảy mạnh mẽ của truyền thống văn học Nhật Bản từ thời 
cổ đại, là nguồn mạch của cảm hứng sáng tác văn chương qua nhiều thời kì nên đã thâm 
nhập vào cả không gian tự sự của monogatari, tạo nên một số truyện kể có nội dung xoay 
quanh sáng tác thơ, gọi là “uta monogatari” (như Ise monogatari, Heichu monogatari) và 
hình thức văn xuôi tự sự có xen lẫn tanka như Genji monogatari. Đặc biệt trong Genji 
monogatari, waka không chỉ đóng góp vào nội dung, hình thức trình bày mà còn thật sự 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Lam Anh 
31 
lắng vào chiều sâu văn hóa và thẩm mĩ của tác phẩm, thẩm thấu từ ý thức của tác giả sang 
hình tượng, tính cách và cảm xúc của nhân vật. 
Điều đáng chú ý ở đây là, trong khi hình thức thơ tự sự khá phổ biến ở nhiều nền văn 
học từ phương Đông đến phương Tây, từ thời đại của các sử thi đến thời trung cổ với hình 
thức tiểu thuyết hiệp sĩ, thì hình thức này chỉ xuất hiện thấp thoáng trong văn học Nhật Bản 
ở một vài truyền thuyết. Vì vậy, nhà nghiên cứu Okazaki Yoshie cho rằng monogatari ở 
Nhật Bản là một hình thức quá độ từ thơ tự sự đến tản văn, có sự kết hợp cả tính chất tự sự 
và trữ tình trong cách thức biểu đạt (Okazaki, 1960, tr.213, 227). Như vậy, điểm giống nhau 
giữa monogatari Nhật Bản và thơ tự sự trong nhiều nền văn học là cả hai đều mang tính 
chất của thể loại trung gian trên con đường phát triển từ sử thi đến tiểu thuyết hiện đại, 
nhưng ở monogatari có sự kết hợp thi pháp của nhiều thể loại và phát triển theo hướng văn 
xuôi tự sự là chủ yếu, nên có những tác phẩm gần với tiểu thuyết hiện đại hơn. 
Vào thời Heian, do Nhật Bản tiếp thu văn hóa Trung Hoa thời Đường, trong đó có bộ 
phận quan trọng là thơ Đường và tiểu thuyết truyền kì, nên monogatari trong thời kì này 
cũng chịu ảnh hưởng của các thể loại trên, về cả nội dung và cấu tứ. Nhà nghiên cứu 
Okazaki Yoshie nhận xét rằng Taketori monogatari chịu ảnh hưởng của truyện truyền kì 
Trung Quốc, có yếu tố thần tiên, hoang đường, thể hiện sự phát triển từ truyện thơ đến 
truyện tình ái ở cung đình, và cũng có yếu tố tả thực của tiểu thuyết (Okazaki, 1960, tr.223). 
Trong Genji monogatari, tinh thần tiếp nhận Đường thi cũng thể hiện rõ rệt qua việc trích 
dẫn nhiều câu, nhiều ý trong Trường hận ca, Văn tuyển và Bạch thị văn tập. Bên cạnh đó, 
giữa truyện truyền kì thời Đường và thể loại monogatari của Nhật Bản thời Heian cũng có 
nhiều điểm tương đồng về nội dung và cách kể chuyện. Cả hai thể loại đều là truyện kể về 
thế sự nhưng phảng phất màu sắc tâm linh và được điểm tô bằng những tình tiết huyễn ảo, 
lạ lùng phản ánh tư duy con người ở thời điểm còn chịu ảnh hưởng đậm sâu của những 
huyền thoại cổ. Không khí này đặc biệt đậm nét ở cách miêu tả các nhân vật nam nữ gặp 
nhau trong cảm xúc say mê của tình yêu, nhưng sự tác hợp hay cản trở mối quan hệ của họ 
thường do những nguyên nhân kì lạ, ít nhiều mang sắc màu huyền ảo. Vì vậy, cũng có nhà 
nghiên cứu Nhật Bản, như Okazaki Yoshie, cho rằng monogatari là thể loại tự sự mang 
tính chất truyền kì, đồng thời có nét tương đồng với thể loại romance phổ biến ở châu Âu 
vào thế kỉ XVIII (Okazaki, 1960, tr. 215-216). 
Cũng cần phải nói thêm rằng, tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc, từ các loại truyện 
chí quái, truyền kì đến tiểu thuyết chương hồi có đề tài lịch sử – xã hội thời Minh – Thanh, 
vẫn có những ảnh hưởng khá rõ nét đến dòng tiểu thuyết trung cận đại ở Nhật Bản thời 
Edo, trong khoảng thời gian từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX. Nói cách khác, ảnh hưởng 
của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đến văn chương tự sự Nhật Bản không chỉ nằm trong 
phạm vi thể loại monogatari. Tuy nhiên, trong khi tiểu thuyết cổ điển phát triển mạnh với 
hình thức tiểu thuyết chương hồi ở giai đoạn trung kì và hậu kì trung đại, thì monogatari 
của Nhật Bản đạt đỉnh cao về thi pháp thể loại ở tác phẩm Genji monogatari, xuất hiện vào 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 19-33 
32 
thế kỉ XI, rồi đến thế kỉ XVII (thời Edo) mới bắt đầu giai đoạn phát triển nở rộ của tiểu 
thuyết mang tính giải trí trong xã hội thị dân. Điều đó cho thấy monogatari Nhật Bản tuy 
có chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc nhưng có tiến trình lịch sử và thành 
tựu riêng biệt. Thực tế này càng được tô đậm bởi sự xuất hiện của tác phẩm Genji 
monogatari – một trường hợp đặc biệt của hình thức monogatari mà chúng tôi sẽ phân tích 
kĩ hơn ở các bài nghiên cứu khác. 
Tuy không có mối quan hệ tiếp nhận và ảnh hưởng trực tiếp nhưng monogatari của 
Nhật Bản và romance của châu Âu vẫn có những nét tương đồng, trên tiến trình hình thành 
nên tiểu thuyết hiện đại. Sự giống nhau giữa monogatari Nhật Bản và romance của văn học 
phương Tây thể hiện chủ yếu ở nội dung miêu tả hoặc kể lại những sự kiện khách quan, 
với sự thay đổi dần dần về cách xây dựng nhân vật, sự mở rộng và biến đổi tự do của cấu 
trúc tác phẩm theo chiều hướng tăng dần những tính chất của tiểu thuyết hiện đại. Mặt 
khác, do sự chi phối của điều kiện xã hội và văn hóa bản địa, monogatari và romance có 
tiến trình biến đổi khác nhau trên con đường bình dân hóa, cá nhân hóa và phát triển về 
chiều sâu để hình thành nên loại tiểu thuyết đại chúng, cũng như có sự khác nhau về sắc độ 
thẩm mĩ của tác phẩm ở từng giai đoạn. 
4. Kết luận 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã cố gắng tổng hợp tư liệu để hình thành một bức 
tranh tổng thể về tiến trình phát triển của văn chương tự sự trên thế giới, đại diện là một số 
cộng đồng có thành tựu văn chương nổi bật trong thể loại này. Trên cơ sở đó, chúng tôi 
góp phần xác định vị trí của thể loại monogatari Nhật Bản trong thế giới văn chương tự sự 
nói chung, để trước hết thấy được sự tương đồng trong tiến trình phát triển văn chương tự 
sự ở Nhật Bản so với toàn thế giới, đồng thời cũng nhận ra một số đặc trưng của thể loại 
monogatari, gắn với hoàn cảnh riêng ở Nhật Bản, tức là điều kiện cụ thể cho sự ra đời và 
phát triển của thể loại này. Hi vọng bài nghiên cứu sẽ trở thành tư liệu bước đầu để trong 
thời gian tới có thể đi sâu hơn tìm hiểu về đặc trưng của thể loại monogatari gắn với những 
đặc trưng của văn hóa, văn học và mĩ học truyền thống Nhật Bản. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bowring Richard. (2004). Murasaki Shikibu – The Tale of Genji. Cambridge: Cambridge 
University Press. 
McKeon Michael. (2000). Theory of the Novel – A Historical Approach. Maryland: Johns Hopkins 
University Press. 
Namba Hiroshi. (1971). Monogatari bungaku. Tokyo: Sanichishobō. 
Okano Hirohiko. (2010). Nihon no kokoro to Genji monogatari. Kyoto: Shibunkaku Shuppan. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Lam Anh 
33 
Ortega, J. G., Evelyn Rugg, Diego Marín. (1957). The Nature of the Novel. The Hudson Review, 10 
(1), 11-42. 
Oxford University Press. (2015). Oxford Advanced Learner’s Dictionary. Oxford: Oxford 
University Press. 
Stevick Philip. (2011). The Theory of the Novel. New York: The Free Press. 
Suzuki Hideo. (2003). Genji monogatari kyokōron. Tokyo: Tokyo Daigaku Shuppan. 
MONOGATARI AS A GENRE IN THE WORLD OF NARRATIVE 
Nguyen Thi Lam Anh 
University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Ho Chi Minh City 
* Corresponding author: Nguyen Thi Lam Anh – Email: ronin499@gmail.com 
Received: 05/3/2019; Revised: 27/3/2019; Accepted: 15/4/2019 
ABSTRACT 
Monogatari is a genre of prose that emerged very early and has sustained a long-term 
development in the history of Japanese literature, from stories about myths and legends in the 
ancient and mythical worlds, to novels of modern Japanese literature. This article focuses on 
introducing to Vietnamese readers the monogatari genre as a part of Japanese literature that is 
viewed in the general development of narrative literature in the world. 
Keywords: monogatari, Japanese literature, narrative genre. 

File đính kèm:

  • pdfthe_loai_monogatari_trong_the_gioi_van_chuong_tu_su.pdf