Emily Dickinson – Linh hồn thơ bất tử

TÓM TẮT

Emily Dickinson (1830 – 1886) được xem là hiện tượng thơ độc đáo của Hoa Kỳ ở thế kỉ XIX,

nhưng sự phát hiện này khá muộn màng. Với 1775 bài thơ mà chỉ có sáu bài được xuất bản lúc

sinh thời, thiên tài thi ca Emily Dickinson là nguồn thơ mênh mông trên thi đàn Hoa Kỳ.

Bằng chất thơ dung dị, giàu hình tượng, trí tuệ và dí dỏm, v.v. Emily Dickinson được nhiều nhà

nghiên cứu cho là hiện đại và cách tân hơn cả Walt Whitman. Bà là người đầu tiên sử dụng lối

thơ hai câu liền vần (para–rhyme). Thiên về khai thác cái chìm khuất, mặt tối của tâm hồn, cái

chết, nấm mồ, vật chất và phi vật chất, v.v. Emily Dickinson đã cho thấy thế mạnh trong bản sắc

thơ mình. Nét phong cách đó đã khiến bà gần gũi hơn với độc giả thế kỉ XX.

pdf10 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Emily Dickinson – Linh hồn thơ bất tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
n thơ triết lí. Một bài tiêu biểu Trí tuệ rộng hơn bầu trời (The 
brain is wider than the sky): 
Trí tuệ nặng như Thượng Đế 
Ví thử đặt Cân bên Cân 
Thì chỉ khác chăng có thể 
Tựa như Âm tiết với Lời 
Thế kỉ XIX, các nghệ sĩ nối tiếp mạch tôn sùng lí trí được khởi phát từ thời Phục hưng. Nhờ lí 
trí, con người mới có chỗ dựa mới và họ dần thoát ra khỏi cái bóng của Chúa. Nhờ lí trí, con 
người ngày một tự tin vào bản thân mình. Lí trí “hiện hình” bằng những phát kiến và thành quả 
khoa học. Dựa vào đó, con người mới biết trái đất quay xung quanh mặt trời, trái đất hình tròn 
chứ không phải là hình vuông, trung tâm của vũ trụ như lời Chúa dạy. Những nhận thức lại này 
đã khiến con người hoài nghi về một thiên đường ở trên cao. Liệu nó có tồn tại? Thật quá mơ hồ 
và chẳng ai có thể biết. Vậy nên, những giá trị vật chất và những tiêu chí xác thực từng bước dần 
thay thế cho những viễn tượng mơ hồ. Tư duy thơ của Dickinson cũng nằm trong mạch thức 
nhận chung ấy. 
Tuy nhiên, cần phải thống nhất với nhau rằng, dù có lí trí và tỉnh táo đến đâu, thơ Dickinson vẫn 
cứ hiện diện đầy đủ những giai điệu lãng mạn, đầy ẩn dụ theo lối tư duy thơ thế kỉ XIX. Cũng 
thế, tâm hồn nhà thơ có đầy trăn trở đên đâu thì cũng ngập tràn cảm xúc và thăng hoa, đến mức 
bà đã chọn một ngôi sao làm em trong thi phẩm: Tôi có Cô em trong nhà (One sister have I in 
our house): 
Tôi có Cô em trong nhà 
Và một em nữa ở xa 
Chỉ có một em được nhắc 
Cả hai đều thuộc về tôi 
Một đi theo đường tôi đi... 
Và mặc đồ tôi năm trước 
Em kia như chim trong tổ 
Giữ tim chúng tôi ở cùng 
Em không hát như chúng tôi 
Mà bằng một giai điệu khác 
Với bản thân em là nhạc 
Như Ong nghệ của Mùa hè 
Không thể không ngợi ca chất trí tuệ trong thơ Dickinson. Chất trí tuệ đó làm nên sự tinh tế đặc 
dị và những cảm nhận sâu sắc trong thơ bà. Nét phong cách đó được giới học giả tán dương và ta 
có thể thấy được sự tác động không nhỏ của nó đối với nhiều cây bút thơ, thậm chí là ở thế kỉ 
XXI này. Bài thơ Đêm cuồng say! – Đêm cuồng say! chúng tôi đã dẫn bên trên hay bài Chỉ vừa 
mất, khi tôi được cứu! (Just lost, when I was saved!) dưới đây sẽ không bao giờ cũ với thời gian: 
Chỉ vừa mất, khi tôi được cứu! 
Chỉ nhận ra khi thế giới vừa qua! 
Chỉ cho tôi vì khởi đầu Vĩnh Cửu, 
Khi hơi thở phục hồi, 
ở phía bên kia 
Tôi nghe rút lui cơn thuỷ triều thất vọng! 
Làm Kẻ quay về, vậy thì tôi thấy 
Những bí mật của giới hạn kia để ngỏ đôi lời 
Một Thuỷ thủ men theo bờ xa lạ 
Một Phóng viên nhợt nhạt từ cánh cửa kinh hoàng 
Trước Dấu niêm phong! 
Lần tới, hãy ở lại! 
Lần tới có nhiều thứ để nhìn 
Bởi tai không nghe 
Bởi mắt không xét xem kỹ lưỡng 
Lần tới, hãy nán lại 
Trong lúc tuổi tác đánh cắp 
Thế kỉ mệt nhoài lê chân 
Và Vòng quay thời gian! 
Như một nghịch lí, mặc dù thơ Dickinson đầy vẻ do dự, nhưng cái cách bà viết chúng ra thì thật 
thoải mái. Điều đó chứng tỏ, bà luôn là người làm chủ ngôn từ. Bắt nó phải quy phục xúc cảm và 
tư duy mình. Với Dickinson làm thơ thật dễ dàng hệt như ai đó hít thở khí trời. Nhưng đấy là 
một “lối thở” đặc biệt, không giống với kiểu thở bình thường của bao người. 
Người ta thường nhắc đến tính tư lự, cô độc của chủ nhân những vần thơ mang đầy quyền lực 
kia, nhưng không nhiều người biết được rằng, Dickinson từng là một cô gái nhí nhảnh, hóm 
hỉnh, thích trêu đùa và sẵn sàng hài hước khi có dịp. Phẩm chất này chắc chắn chẳng có gì đáng 
ngạc nhiên ở một con người trí tuệ, bởi người thông minh thì bao giờ đồng thời cũng mang khiếu 
hài hước trong mình. Dickinson từng tham gia viết những bài báo hài nho nhỏ cho chuyên mục 
hài của tờ báo nhà trường nơi bà đã học. Những bức thư Dickinson gửi cho bạn bè cũng cho thấy 
sự dí dỏm của bà. 
Dẫu thế, ta vẫn thấy có sự pha trộn những ảo tưởng, sự phù phiếm cũng như những suy nghĩ rất 
lạ ngay trong chất trí tuệ, hài hước ở Dickinson. Điều này không chỉ khiến cho thơ bà khác lạ mà 
nó còn phản ánh đời sống tâm lí phức tạp, đầy những góc khuất, bí ẩn ngay với chính bản thân 
bà. Thêm nữa, đó còn là cội nguồn cho sự lập dị, cho sở thích cô độc sau này của nữ sĩ. 
Thơ Dickinson là khoảnh khắc vụt hiện của cái nhìn nội tâm sâu sắc và trong vắt về bản chất con 
người và cuộc đời, nhưng lại thường xuyên được đặt trong khung cách có vẻ kì lạ, thậm chí đôi 
khi là rất tầm thường. Quyền năng của thơ Dickinson tập trung ở cái nhìn bên trong và khả năng 
nắm bắt thật nhanh bản chất, cũng như sự chuyển dịch tinh tế những xức cảm thầm kín của con 
người. 
Thiên tài Dickinson được đánh giá cao hơn khi nhân loại bước sang thế kỉ XX. Lối thơ trí tuệ, 
thiên về cách nói ẩn dụ, lửng lơ của bà lại thu hút sự quan tâm của các độc giả hiện đại. Cuộc 
sống ẩn dật, những vần thơ được làm ra trong cõi cô tịch đó lại được dành cho độc giả của nhiều 
chục năm sau. Xem ra sự bí ẩn trong cuộc đời Dickinson lại chẳng thể nào bí ẩn bằng chính 
những vần thơ của bà. Năm 1914, Martha Dickinson Bianchi cháu của Dickinson tiếp tục cho 
công bố nhiều tuyển tập thơ khác của Dickinson chưa được in trước đó. Người đọc càng ngỡ 
ngàng trước tài năng độc đáo này. Các nhà phê bình nhận thấy trong thơ bà có chút phong cách 
của thi hào Black và họ khẳng định, thơ Dickinson chịu ảnh hưởng nhiều từ Emerson. Nhưng cái 
cách thiếu định hình và không liền mạch trong thơ Dickinson thì rõ ràng là của riêng bà. Nó như 
lời tiên tri cho số phận ngắn ngủi của một nữ sĩ tài hoa và tiên tri cho cả một thế kỉ rạn vỡ vì 
chiến tranh sau đó, khi người ta thôi không còn tin vào sự mạch lạc của lí trí, của ngôn ngữ. Từ 
góc độ này, ta thấy, Dickinson không chỉ góp phần mở đường cho thi ca hiện đại mà quan trọng 
hơn là còn đề xuất cách tư duy cho nghệ thuật hiện đại. 
Nhiều năm sau, câu chuyện về những bí mật trong thơ và trong đời Dickinson vẫn chưa có hồi 
kết. Nhiều thế hệ nghiên cứu không ngừng đặt lại vấn đề và cố giải quyết theo cách của riêng 
mình. Hàng loạt bài viết truy tìm nguyên nhân từ mối tình không thành của bà thời thiếu nữ. 
Hướng giải thích thứ hai được nhiều người hưởng ứng. Những người này cho rằng tại chứng 
đồng tính luyến ái của nữ sĩ. Theo đó người bà yêu chính là người bạn đồng thời là chị dâu 
Susan của mình. Các nhà nghiên cứu đi theo hướng này thường dẫn những bức thư Dickinson 
gửi Susan làm bằng chứng. 
Đặc biệt hơn, Billy Collins (sinh năm 1941), thuộc lớp nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ đã cố tìm 
hiểu các bí mật trong cuộc đời Dickinson bằng cách sáng tác một bài thơ với nhan đề Cởi quần 
áo của Emily Dickinson (Taking Off Emily Dickinson’s Clothes). Một đoạn tiêu biểu: 
Điều tôi có thể kể với bạn là 
buổi trưa cuối tuần hôm đó ở Amherst 
thật im lặng kinh khủng, 
không gì ngoài cỗ xe ngựa chạy ngang ngôi nhà, 
chú ruồi vo vo nơi ô kính. 
Nên tôi có thể nghe rõ tiếng nàng thở hổn hển 
khi tôi cởi 
móc trên cùng của chiếc nịt ngực 
và tôi có thể nghe tiếng nàng thở dài khi nó nới lỏng, 
như lối độc giả buông tiếng thở dài khi họ phát hiện 
Hy Vọng gắn lông vũ, 
Lí Lẽ là miếng ván, 
Cuộc Sống là cây súng sẵn đạn 
nhìn chằm chặp vào ta với con mắt võ vàng.[3] 
 (Lưu Diệu Vân dịch) 
Cách Billy Collins sáng tác bài thơ chẳng khác gì nhiều với bút pháp của chính Dickinson. Cho 
dù nhà thơ có cố công cởi hết quần áo của Dickinson đến mức nào chăng nữa thì trước sau bà 
vẫn cứ là một kiểu dạng bí ẩn, không thể được thấu hiểu triệt để. Cái sự không thể nào thấu hiểu 
đó đến từ bản thể của bà: một cái tôi chứa đầy nghịch dị và mâu thuẫn triền miên: không tin vào 
Chúa, tin định mệnh, xem cuộc đời là hư vô nhưng lại đắm say, nồng nàn; đặc biệt lại đề cao con 
người và các giá trị tinh thần: Linh hồn chọn xã hội riêng của nó. Một sự giới hạn trong cõi 
mênh mông đất trời mà có lẽ bao giờ cũng đúng: 
Định mệnh mênh mông quá 
Cuộc đời hư ảo thay! 
Một khi đã nắm được chân lí của hiện tồn, thì mọi lẽ sống chết trên đời không thể làm con người 
nao núng. Dickinson đã tri nhận được điều đó, nên sự sống hay cái chết đố với bà rất đỗi nhẹ 
nhàng. Bà không hề đợi cái chết Because I could not stop for Death (Bởi tôi không thể dừng lại 
đợi Cái chết), nhưng biết có ngày, Cái chết sẽ đến trên cỗ xe ngựa, nhẹ nhàng đưa bà đi qua 
trường học, qua cánh đồng, qua đêm tối để đến nấm mồ của mình và sau đó cỗ xe đó lại tiếp tục 
làm công việc của nó. Một cái nhìn an nhiên tự tại toát lên từ bài thơ rộn ràng vó ngựa của tử 
thần những không hề thoáng chút sợ hãi: 
Vì tôi không chờ Cái chết 
Dịu dàng anh đến đợi tôi 
Chúng tôi trên cỗ xe ấy 
Và thêm bất tử mà thôi 
Chúng tôi từ từ lăn bánh 
Anh vốn không quen vội vàng 
Tôi gác sang bên mọi chuyện 
Cốt để làm anh hài lòng 
Ta qua trường học giờ chơi 
Bọn trẻ đùa vui náo nức 
Ta qua cánh đồng mùa gặt 
Qua hoàng hôn lặn mặt trời 
Hay mặt trời qua chúng tôi 
Sương rơi giăng niềm buốt lạnh 
áo tôi chỉ làn sa mỏng 
Khăn choàng chỉ mảnh vải tuyn 
Ngôi nhà chúng tôi dừng lại 
Như thể đất đùn cao lên 
Mái nhà đâu không nhìn thấy 
Trần nhà trong đất chìm sâu 
Rồi từ độ ấy qua đi 
Ngày dài hơn nhiều thế kỉ 
Tôi chắc những đầu ngựa ấy 
Nhằm cõi vĩnh hằng lao đi 
3. KẾT LUẬN 
Hành trình thơ Dickinson mang tính cách mạng mạnh mẽ. Thơ bà viết về tình yêu, về vũ trụ, sự 
sống và cái chết, tâm hồn và nỗi cô độc muôn thuở,... nhưng trên hết là về cái tôi ngập tràn cảm 
xúc, táo bạo và tha thiết sống. Sử dụng kiểu thơ “điệu nói” và thường xuyên ít mạch lạc trong 
diễn ngôn thơ, Dickinson là nhà thơ trí tuệ. Cuộc sống khép kín của bà lại mở cho thơ bà những 
cánh cửa mênh mông của trí tưởng tượng. Nhưng kì lạ thay, những hình ảnh tưởng tượng đó lại 
không hề xa lạ với suy nghĩ và cuộc sống của con người. Mãi mãi, thơ Dickinson là di sản không 
thể thiếu trong hành trình thi ca nhân loại. 
Chú thích: 
[1]. Nguyên bản thơ của Dickinson được chúng tôi lấy trên mạng ở webside Works by Emily 
Dickinson của Project Gutenberg. Các phần dịch thơ, nếu không có chú thích dịch giả thì đều do 
Lê Huy Bắc dịch. 
[2]. Dẫn từ webside evan.com.vn. 
[3]. Dẫn từ webside damàu.org. 

File đính kèm:

  • pdfemily_dickinson_linh_hon_tho_bat_tu.pdf