Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng

Tóm tắt

Bài viết tìm hiểu, nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, xác định những nét đặc sắc nổi bật

trong nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn, thể hiện trên một số phương diện cơ bản: nghệ thuật dựng

truyện, tạo tình huống, xung đột; nghệ thuật xây dựng nhân vật; nghệ thuật tổ chức giọng điệu và ngôn

ngữ.

pdf8 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
: “Con chim vàng của tôi chết 
rồi”,... trong khi thằng Bào “máu từ trên 
đầu chảy trên những chiếc lá quấn vo mình 
nhỏ giọt”. Truyện ngắn kết thúc nhưng 
xung đột giai cấp ở nông thôn vẫn diễn ra, 
sự đối lập đó không thể xoa dịu Ở Quán 
rượu người câm, kết thúc là sự xuất hiện 
của người cán bộ Đồng khởi. Kết thúc của 
truyện ngắn gắn liền với hoàn cảnh cuộc 
chiến, chiến tranh gắn liền với những bất 
ngờ nằm ngoài khả năng tưởng tượng của 
con người. 
Sau 1975, nằm trong xu thế chung của 
văn học dân tộc, truyện ngắn Nguyễn 
Quang Sáng chủ yếu tập trung vào những 
vấn đề đạo đức, và thế sự, đời tư; nhân vật 
là con người đời thường (các truyện: Linh 
Đa, Người đàn bà đức hạnh, Con chim 
quên tiếng hót, Con mèo Foujita, Con 
khướu sổ lồng, Thế võ, Tôi thích làm 
vua,). Các truyện ngắn của Nguyễn 
Quang Sáng ở chặng đường này thường có 
kiểu kết thúc mang tính triết lý về những 
vấn đề đạo đức, thế sự đời tư nhưng cũng 
đầy bất ngờ (các truyện: Con chim quên 
tiếng hót, Con mèo Foujita, Con khướu sổ 
lồng, Thế võ, Tôi thích làm vua,). Các 
kiểu kết thúc bất ngờ và mang tính triết lý 
trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng gợi 
ra nhiều suy nghĩ cho người đọc về con 
người, về xã hội là những đóng góp rất 
đáng kể của Nguyễn Quang Sáng cho 
truyện ngắn Việt Nam hiện đại. 
4. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn 
Quang Sáng thường được miêu tả qua các 
biến cố, đối lập, tương phản và mâu thuẫn 
với kẻ thù, đôi khi với chính mình. Thế 
giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn 
Quang Sáng khá phong phú, đa dạng, được 
xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở hiện thực 
của cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân 
tộc, chủ yếu là ở vùng Nam Bộ. Mâu thuẫn 
dẫn tới xung đột chủ yếu trong tác phẩm là 
xung đột dân tộc, đối lập giữa ta và địch, 
giữa người mất nước và kẻ đi cướp nước. 
Trong tác phẩm của ông luôn hình thành 
hai tuyến nhân vật ở hai mặt đối lập ấy. 
Đối lập ở đây là đối lập - tương phản, tức 
đối lập trong thế chống lại nhau, loại trừ 
97 
nhau một cách quyết liệt, triệt để. Điều 
đáng nói là trong hầu hết các sáng tác của 
Nguyễn Quang Sáng, số lượng nhân vật 
phản diện, nhân vật trực tiếp “thực thi” tội 
ác, không nhiều và rất mờ nhạt. Người đọc 
chỉ thấy xuất hiện ở con mẹ mụ chủ trong 
Con chim vàng, Lý trong Ông Năm Hạng, 
tên phản bội trong Quán rượu người 
câm Chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn 
Quang Sáng thời kỳ này là các nhân vật 
chính diện. Họ là lớp lớp thế hệ anh, chị du 
kích, bộ đội, người già, người trẻ và thế hệ 
con cháu tiếp nối truyền thống. Những 
nhân vật như Ba Hoành, Bảy Ngàn, Thu, 
chị Nhung, chị Dung, tên tuổi của họ 
gắn liền với sự nghiệp sáng tác văn học của 
Nguyễn Quang Sáng. 
Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn 
Quang Sáng mang đậm tính cách của con 
người Nam Bộ, trọng nghĩa khinh tài, dám 
xả thân vì mục đích và lý tưởng, dứt khoát 
trong suy nghĩ cũng như hành động (Ba 
Hoành trong Quán rượu người câm, ông 
Năm Hạng trong Ông Năm Hạng, Dung 
trong Chị xã đội trưởng, Thu trong Chiếc 
lược ngà,...). Nguyễn Quang Sáng chú ý 
khắc họa nhân vật từ nhiều phương diện, 
tạo nên các dạng thái tính cách và số phận 
riêng. Điểm chung nhất ở các nhân vật này 
là có ý chí, nghị lực, lòng tự trọng cao, có 
bản lĩnh, sức sống mạnh mẽ. Nhân vật 
thuộc thế hệ trẻ rất được nhà văn nâng niu, 
quý trọng. Dung trong Chị xã đội trưởng, 
một cô gái trẻ nghịch ngợm, chiến tranh 
gian khổ vất vả là thế nhưng vẫn vui tươi 
và nhí nhảnh, giả vờ tạo ra tình huống để 
thử thách người yêu mình. Thu trong Chiếc 
lược ngà là một cô gái thông minh có bản 
lĩnh ngay từ lúc còn nhỏ, đến khi trưởng 
thành, trở thành cô giao liên bình tĩnh, tự 
chủ trong mọi trường hợp, sẵn sàng chấp 
nhận nguy hiểm để cứu cả đoàn quân. 
Nhung trong Chị Nhung lại có một vẻ 
khác, bề ngoài như thiếu nữ đúng mốt 
người Sài Gòn: “Cưỡi xe hon đa, mang 
kính mắt đen, quần ống hẹp, áo bó sát 
người”, nhưng, “nhờ cái vẻ bề ngoài ấy mà 
qua được mắt địch, đánh úp được chiếc xe 
tăng đang án ngữ trên con đường tiến công 
duy nhất của ta, lật ngược được tình thế 
trận đánh”. 
Nếu như ở giai đoạn trước 1975, nhân 
vật trong truyện ngắn của Nguyễn Quang 
Sáng tồn tại giữa ta và địch, thiện và ác thì 
giai đoạn sau 1975, nhân vật có thể sống 
với nhiều cuộc đời, chịu nhiều áp lực của 
các mặt đối lập: đối lập giữa thật và giả, 
giữa khuôn mẫu và tự do, giữa “tôi” và “kẻ 
khác”... Tấn trong Người bạn lính luôn tự 
hào về danh hiệu anh hùng, khiến anh 
dường như bị cứng đơ trong cái khuôn mẫu 
“anh hùng”, đẩy anh từ chỗ là người bạn 
thân, gần gũi với Quang, trở thành một 
người trịnh trọng, xa cách... Các nhân vật 
Kỳ trong Nhi đồng cụ, Sáu Cương trong 
Nhân vật ấy không được chết, con khướu 
trong Con khướu sổ lồng, từng nhân vật 
luôn đấu tranh để giành lại những giá trị 
đích thực, khẳng định cái gì là tự nhiên, cái 
trung thực, tự do phải thắng cái giả dối, 
khuôn mẫu. Quan hệ đối lập tương phản 
giữa các nhân vật trong thời kỳ này cũng 
khác thời kỳ trước: đối lập giữa nhân vật 
Tôi và Đực trong Tôi thích làm vua; đối lập 
của Siêm Nâu với Tư Sang, đối lập giữa 
Tư Sang với ông Hương Cả trong Thế võ, 
đối lập giữa Bảy Ngàn và Ba Giáo trong 
Nhi đồng cụ... Đó là sự đối lập giữa sự 
khiêm tốn, giản dị với vẻ vênh váo huyênh 
hoang, giữa quyền lực giàu có với sự phụ 
thuộc, nghèo khổ; là sự đối lập giữa cái giả 
và cái thật, giữa danh vọng và những giá trị 
đích thực. Sự đối lập giữa các nhân vật 
không chỉ ở hình thức bên ngoài mà còn cả 
98 
ở bên trong. Nhân vật tự đối diện với chính 
mình, tự thức tỉnh Ý nghĩa xã hội của 
truyện đã vượt ra ngoài đề tài mà truyện 
bao quát. 
5. Giọng điệu là yếu tố góp phần quan 
trọng đặc biệt tạo trong nên phong cách 
một nhà văn. Điều này từng được nhiều 
nhà nghiên cứu có uy tín, tiêu biểu như M. 
Khrapchenko chứng minh một cách rất 
thuyết phục trong công trình Cá tính sáng 
tạo của nhà văn và sự phát triển văn học(6). 
Giọng điệu là “Thái độ, tình cảm, lập 
trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối 
với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong 
lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, 
dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ 
xa gần, thân, sơ, kính hay suồng sã, ngợi ca 
hay châm biếm”(7).... Có thể thấy giọng 
điệu của truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng 
cũng lắm cung bậc, sắc thái, có hào sảng, 
nồng nhiệt, đắm đuối, có trầm mặc, suy tư, 
chiêm nghiệm Tuy nhiên gây ấn tượng 
nhất vẫn là giọng nồng nhiệt, giàu chất 
“nhạc rốc”, ngang tàng, mạnh mẽ, dứt 
khoát. Cách miêu tả con người cũng như 
cảnh huống bao giờ cũng mạnh mẽ, rõ 
ràng, không có hiện tượng lưng chừng 
“nước lợ”. Sở dĩ có đặc điểm này là do nhà 
văn luôn đẩy nhân vật đến tận cùng của 
hành động quyết đoán, tận cùng của nỗi 
đau, miêu tả chiến tranh như đúng bản chất 
khốc liệt của nó. Các truyện ngắn như 
muốn đi đến tận cùng mọi ngõ ngách của 
vấn đề. Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng 
cho thấy không hề có biểu hiện của thái độ 
lạnh lùng thờ ơ của người viết đối với hiện 
thực được miêu tả, nhất là với hiện thực 
chiến tranh. Nguyễn Quang Sáng “nồng 
nhiệt và đắm đuối” với những gì thuộc về 
người chiến sĩ. Tất cả các khía cạnh hiện 
thực mà nhà văn miêu tả đều trong mối liên 
quan đến số phận con người. Chiến tranh, 
sự sống và cái chết, lòng trung thành và sự 
phản bội, thành công và thất bại tất cả 
đều liên quan đến người lính. Hoà bình, 
niềm khát khao cháy bỏng của những 
người cầm súng hơn ba mươi năm (cả 
những người còn sống và những người đã 
hy sinh). Hoà bình, lại là nỗi nhức buốt 
hơn cả vết thương bom đạn 
6. Tương ứng với giọng điệu ấy là một 
thứ ngôn ngữ “bạo liệt”, rắn rỏi, góc cạnh, 
đậm chất Nam Bộ, dầu là ngôn ngữ tác giả, 
ngôn ngữ của người trần thuật hay ngôn 
ngữ nhân vật. Ngôn ngữ của người trần 
thuật mộc mạc, ngắn gọn, dễ hiểu, hạn chế 
tối đa sự mơ hồ, đa nghĩa. Có lẽ, xuất phát 
từ quan niệm văn học phải phản ánh được 
chân thực tối đa những gì đang xảy ra 
trong cuộc sống với đầy đủ sắc thái vùng 
miền (vùng Nam Bộ), nhà văn chủ trương: 
nghĩ cho kỹ nhưng phải viết cho nhanh, 
nghĩ thế nào viết thế ấy, viết hết những gì 
mình quan sát được, thấy được trong cuộc 
sống có quá nhiều mâu thuẫn, xung đột... 
Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn 
Nguyễn Quang Sáng cũng vậy, kể cả ngôn 
ngữ hội thoại và ngôn ngữ độc thoại. Điều 
rất đáng chú ý là trong truyện ngắn Nguyễn 
Quang Sáng, ngôn ngữ có nhiều khoảng 
lặng - một kiểu ngôn ngữ “câm”, “không 
lời”, nhưng đằng sau đó là những gì “cuộn 
sóng”, dữ dội. Đấy là ngôn ngữ độc thoại 
của các nhân vật trong các truyện: Ông Năm 
Hạng, Quán rượu người câm, Sự tích một 
bài ca, Con chim vàng Thật thấm thía khi 
nhân vật Ba Hoành trong Quán rượu người 
câm tự nói với mình (độc thoại): “Đừng 
thấy dòng sông lặng lẽ mà bảo dòng sông 
không có sóng. Sóng đang nổi lên từ dưới 
đáy người ta gọi là sóng ngầm”... Dữ dội, 
không một chút bình yên trong những hiện 
thực không bình thường dường như là nét 
xuyên suốt trong tính cách, và do đó là nét 
99 
xuyên suốt trong ngôn ngữ nhân vật - ngôn 
ngữ của con người Nam Bộ trong truyện 
ngắn Nguyễn Quang Sáng... 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nhiều tác giả (2002), Lý luận văn học, Nxb 
Giáo dục, Hà Nội,. 
2. Nhiều tác giả (2000), Nghệ thuật viết truyện 
ngắn và ký, Nxb Thanh niên, Hà Nội, tr. 44. 
3. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước 
đèn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 258. 
4. Nguyễn Đăng Mạnh (30/11/1991), “Truyện 
ngắn hôm nay”, báo Văn nghệ, số 48. 
5. Nguyễn Quang Sáng (1999), Truyện ngắn 
chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 
6. M. Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo của 
nhà văn và sự phát triển văn học (Lê Sơn - 
Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới (Hội 
Nhà văn Việt Nam), Hà Nội. 
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi 
(đồng chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn 
học (in lần thứ ba), Nxb Đại học Quốc gia Hà 
Nội, tr.134. 
Ngày nhận bài: 04/6/2015 Biên tập xong: 15/8/2015 Duyệt đăng: 20/8/2015 

File đính kèm:

  • pdfdac_sac_nghe_thuat_truyen_ngan_nguyen_quang_sang.pdf