Thiên tính nữ và góc nhìn giới tính trong văn chương Việt Nam đương đại

Tóm tắt:

Thiên tính nữ trong văn chương là đặc điểm, là thiên hướng tư duy nghệ thuật chi phối cách thức tổ chức tác phẩm mang bản sắc phái nữ hoặc sự đề cao những phẩm chất và giá trị của phụ nữ. Khuynh hướng này thể hiện một cách sâu rộng và phổ biến, tạo thành nét đặc sắc cho văn học Việt Nam đương đại. Bài viết vận dụng kết hợp phê bình Nữ quyền và các phương pháp nghiên cứu Văn hoá học, Thi pháp học, Tự sự học để mô tả và phân tích nguồn gốc của Thiên tính nữ, sự thể hiện của Thiên tính nữ và góc nhìn giới tính trong văn chương Việt Nam đương đại qua những hiện tượng tiêu biểu, trên một số phương diện cơ bản.

pdf6 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Thiên tính nữ và góc nhìn giới tính trong văn chương Việt Nam đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
chuyện được tái hiện 
theo quy luật tâm lý của nhân vật hơn là theo diễn tiến thông 
thường của thời gian vật lý. Dòng ý thức, đồng hiện, lắp ghép là 
những thủ pháp quen thuộc trong nghệ thuật tâm lý của các nhà 
văn. Ở tầng sâu nhất của nội tâm, tiềm thức, vô thức, trực giác, 
tâm linh của con người cũng đã được khai phá trong nhiều truyện 
ngắn. Giấc mơ là một chi tiết, thậm chí, một biểu tượng nghệ thuật 
được nhiều tác giả vận dụng để biểu hiện những khát vọng, những 
mong ước, những ám ảnh, những ẩn ức nằm trong vùng khuất lấp 
của tâm hồn người phụ nữ. Những ám ảnh về quá khứ, về thực tại 
thường trực trong tâm trí, trong nỗi băn khoăn của nhân vật được 
diễn tả thông qua các giấc mơ với Ám ảnh, Phù thủy của Nguyễn 
Thị Thu Huệ, Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo. Những 
ẩn ức tâm lý và sinh lý của nhân vật nữ trong Bóng đè của Đỗ 
Hoàng Diệu cứ chập chờn ẩn hiện, quằn quại, mãnh liệt trong 
những giấc mơ. Và giấc mơ hay thế giới tâm linh, tín ngưỡng là 
nơi để các nhân vật hiện thực hóa khát vọng của mình về một thế 
giới bình yên, đẹp đẽ, thuần khiết, đối lập với hiện thực nhiều 
đau buồn trong Người đi tìm giấc mơ của Nguyễn Thị Thu Huệ, 
Trăng nơi đáy giếng của Trần Thuỳ Mai. Khi logic của lý trí tỉnh 
táo không đủ để giải tỏa tâm tư, giấc mơ, tiềm thức chính là một 
phương thức hữu hiệu để các tác giả giúp cho nhân vật nữ phơi 
bày thế giới bí ẩn, phức tạp bên trong của mình.
Đối thoại trực tiếp, đối thoại tưởng tượng, độc thoại nội tâm, 
những ám ảnh tiềm thức và các thủ pháp trong nghệ thuật trần 
thuật đã giúp cho các nhà văn thể hiện tối đa năng lực phân tích 
tâm lý nhân vật của mình, từ đó người đọc có thể tiếp cận và am 
hiểu nhân vật trong chiều sâu của tính cách, trong cả những phần 
sâu kín tưởng như khuất lấp, khó giải mã nhất của tâm hồn.
Bên cạnh phương diện xây dựng nhân vật, Thiên tính nữ còn 
được thể hiện trong sự linh hoạt, đa dạng của các hình thức kết cấu 
tác phẩm. Truyện ngắn, tiểu thuyết đương đại thường sử dụng các 
hình thức kết cấu gắn liền với logic tâm lý của nhân vật, cùng với 
đó là các kiểu kết cấu mang tư duy đương đại, mang cảm quan hậu 
hiện đại như kết cấu phân mảnh, lắp ghép, kết cấu xoắn kép, kết 
cấu tầng bậc, kết cấu liên hoàn. Truyện ngắn Hậu thiên đường của 
Nguyễn Thị Thu Huệ được cấu trúc bởi ba lớp truyện, gắn với ba 
ngôi kể và điểm nhìn khác nhau: lớp truyện về những suy tư, trăn 
trở đầy trải nghiệm của người mẹ; lớp truyện về thế giới ngập tràn 
cảm xúc yêu đương - vừa bỡ ngỡ, ngượng ngập, vừa nồng nàn, 
si mê, vừa băn khoăn của cô con gái 16 tuổi trong cuốn nhật ký; 
và lớp truyện ngắn gọn, khô khốc của người kể chuyện hàm ẩn ở 
những dòng cuối tác phẩm. Cấu trúc tầng bậc đã giúp câu chuyện 
được soi rọi từ nhiều góc độ khác nhau và người đọc có thể vừa 
quan sát, vừa đồng cảm với từng nhân vật. Paris 11 tháng 8 của 
nhà văn Thuận là một tiểu thuyết có kết cấu xoắn kép giữa câu 
chuyện của Liên, của Mai Lan, của những người bạn khác trong 
khu ổ chuột Paris, với câu chuyện chung về Paris, về nước Pháp 
trong niềm hổ thẹn sâu kín của một xã hội hậu tư bản viên mãn 
nhưng đầy lúng túng và bất lực trước thiên tai: trận nắng nóng 
khủng khiếp ngày 11 tháng 8. 22 chương là 22 mảnh hư cấu xoắn 
kép với 22 bài báo được tác giả trích dẫn ở đầu mỗi chương tạo 
cho tác phẩm một sự song chiếu giữa cái riêng với cái chung, giữa 
cái chủ quan với cái khách quan, giữa những thân phận, những 
cuộc đời cụ thể với bối cảnh xã hội, giữa dạt dào suy tư, tâm trạng 
với cái nhìn khách quan có tính tổng kết của báo chí. Tiểu thuyết 
Trò chơi huỷ diệt cảm xúc của Y Ban với 10 chương dài ngắn khác 
nhau là những mảnh ghép về cuộc sống đương đại. Ở đó, sự phát 
55
Khoa học Xã hội và Nhân văn
61(4) 4.2019
triển mạnh mẽ của công nghệ giúp con người có thêm phương tiện 
khám phá thế giới và tự khám phá nội tâm mình trong một cuộc 
phiêu lưu không cùng, và đồng thời cũng có thể khiến con người 
bị lệ thuộc và đi đến sự huỷ diệt cảm xúc. Thái Phan Vàng Anh 
(2017) [6] đã phân tích các thủ pháp của tiểu thuyết đầu thế kỷ 
XXI như mặt nạ tác giả, liên văn bản, giễu nhại, tự sự đa chủ thể, 
đa điểm nhìn trần thuật như là những yếu tố thuộc về “Trò chơi 
và lối viết”. Kết cấu phân mảnh, lắp ghép, xoắn kép, với những 
thủ pháp kỹ thuật hiện đại đã khiến cho các tác phẩm tự sự nói 
chung trở nên phóng khoáng, linh hoạt, đầy sức hấp dẫn, và kiến 
tạo nên chúng có một phần không nhỏ của các nhà văn nữ. Tình 
hình cũng tương tự như với thơ. Bàn về Nỗ lực đổi mới trong thơ 
nữ đương đại, Bích Thu (2015) [7] đánh giá: “Từ sau thời kỳ đổi 
mới, nhất là trong những năm đầu của thế kỷ XXI, thơ của những 
cây bút nữ đã thực sự làm nóng thi đàn với sự ra đời của hàng loạt 
tác phẩm, với sự xuất hiện của các hiện tượng, các hoạt động thơ 
tạo sự chú ý của công chúng và dư luận. Trên mặt bằng chung, 
bên cạnh các cây bút nam giới, những người nữ làm thơ đã nỗ lực 
tìm tòi, thể hiện theo thi pháp truyền thống hay hiện đại đều góp 
phần làm cho đời sống thi ca được vận hành, cọ xát, va đập, không 
chịu bằng lòng với những gì đã có, trở thành kích thích tố cho sự 
đổi mới thể loại trữ tình”. Trong bài viết Đôi nét về thơ nữ đương 
đại, Lưu Khánh Thơ (2017) [8] nhận định: “Sự xuất hiện của một 
số cây bút nữ trên thi đàn Việt Nam hiện đại đã tạo được ấn tượng 
trong tâm lý tiếp nhận của người đọc. Từ sau 1986 đội ngũ các cây 
bút nữ xuất hiện ngày càng đông đảo với hàng loạt tên tuổi như: 
Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng, Giáng Vân, Tuyết Nga, 
Phạm Thị Ngọc Liên, Đinh Thị Như Thuỳ... Trong đó có những 
hiện tượng như Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, 
Trương Quế Chi, Trần Lê Sơn Ý những cây viết trẻ đã gây nên 
những luồng dư luận khác nhau trong giới cầm bút. Qua sáng tác 
của các cây bút nữ mới đã tạo được những dấu ấn riêng, chúng ta 
bước đầu có thể rút ra nhận xét về những đặc điểm chính trong 
thơ của họ. Những đặc điểm đó phần nào cũng là điểm chung cho 
những người làm thơ hôm nay”. Các nhà thơ nữ trẻ thường hướng 
tới tự do hoá hình thức văn bản thơ của mình thông qua việc sử 
dụng linh hoạt thơ tự do. Thể thơ tự do giúp cho mạch cảm xúc, 
mạch tư duy và trường liên tưởng trong thơ uyển chuyển, phóng 
khoáng hơn, phù hợp với thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp 
của người phụ nữ.
Trên phương diện ngôn ngữ, có thể thấy các sáng tác mang 
Thiên tính nữ đều mang dấu ấn rất riêng của phái tính, của cá nhân 
các tác giả gắn với hệ sinh thái tự nhiên và tinh thần của họ - điều 
mà các nhà phê bình sinh thái nữ quyền gọi là mối liên hệ chặt chẽ 
giữa môi trường (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội), phụ 
nữ và văn chương [9]. Đó có thể là ngôn ngữ ngắn gọn, lạnh lùng 
của Phan Thị Vàng Anh, là ngôn ngữ giàu trải nghiệm, suy tư của 
người phụ nữ đô thị trong thời kỳ mở cửa như trong văn Nguyễn 
Thị Thu Huệ, là ngôn từ sắc sảo mặn mà của Y Ban, là giọng văn 
trang nhã của Dạ Ngân, là sự trong trẻo hồn hậu trong ngôn ngữ 
Đỗ Bích Thuý, là chất Nam Bộ đậm đặc trong văn Nguyễn Ngọc 
Tư, là ngôn ngữ hiện đại khoẻ khoắn của DiLi, là nét trầm tĩnh 
khoan dung của ngôn ngữ truyện Lê Minh Khuê, là Thuận với sự 
pha trộn giữa nét cá tính mạnh mẽ và sự duyên dáng, quyến rũ 
trong từng câu chữ, hay ngôn ngữ thơ mang màu sắc tượng trưng 
của Vi Thuỳ Linh và sự từng trải pha chút giễu nhại trong thơ 
Phan Huyền Thư Song với tất cả những sắc thái trên, điểm gặp 
gỡ của ngôn ngữ văn chương của các tác giả nữ là sự hàm súc, 
tinh tế và đằm thắm trên cả cấp độ từ vựng và cấp độ ngữ pháp. 
Cái Thiên tính nữ, sự tinh tế, giàu cảm xúc khi biểu đạt cuộc sống 
và thế giới tâm hồn của các nhân vật nữ, đôi khi còn lan sang cả 
sáng tác của các nhà văn nam. Ngôn ngữ Nguyễn Quang Thiều, 
Hồ Anh Thái là những trường hợp điển hình.
kết luận
Qua khảo sát những trường hợp tiêu biểu, trên một số phương 
diện cơ bản, có thể thấy Thiên tính nữ là một yếu tố, một đặc điểm 
đáng chú ý của văn chương Việt Nam đương đại. Đặc điểm ấy 
được thể hiện cả ở sự mở rộng phạm vi phản ánh về hình tượng 
người phụ nữ, cả ở sự đa dạng hoá và biệt sắc phái tính trong kỹ 
thuật văn chương. Thiên tính nữ tuy có nguồn gốc sâu xa trong 
cội rễ văn hoá Việt Nam và đã xuất hiện rải rác trong văn học Việt 
Nam các giai đoạn trước, nhưng chỉ nở rộ với những biểu hiện 
đồng đều, sâu sắc trên hầu khắp các bộ phận, các thể loại của nền 
văn học như một điểm đặc sắc trong giai đoạn đương đại. Sự tiếp 
tục nghiên cứu về sự thể hiện của yếu tố này một cách cụ thể, chi 
tiết trong từng thể loại, trong các đề tài, chủ đề, trong hệ thống 
hình tượng, biểu tượng văn học, và nghiên cứu so sánh yếu tố 
này trong nền văn chương đương đại Việt Nam với các nền văn 
chương trong khu vực có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn 
hoá, là cần thiết, để soi rọi vấn đề một cách sâu rộng và toàn diện 
hơn.
lỜi Cảm ƠN
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Hà Nội 
thông qua đề tài mã số QG.18.52. Tác giả xin trân trọng cảm ơn.
Tài liệu Tham khảo
[1] L. Tyson (2006), “Feminist criticism”, Critical theory today: a user - 
friendly guide, New York, Oxon.
[2] Bùi Việt Thắng (2006), “Một vườn hoa nhiều hương sắc”, Mùa thu 
vàng rực rỡ, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr.5-7.
[3] Y Ban (2005), Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Nhà xuất bản Thanh niên.
[4] Nguyễn Thị Thu Huệ (2018), Của để dành, Nhà xuất bản Trẻ.
[5] Dạ Ngân (1989), Con chó và vụ ly hôn, Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
[6] Thái Phan Vàng Anh (2017), Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI - lạ 
hoá một cuộc chơi, Nhà xuất bản Đại học Huế.
[7] Bích Thu (2015), Văn học Việt Nam hiện đại - sáng tạo và tiếp nhận, 
Nhà xuất bản Văn học.
[8] Lưu Khánh Thơ (2017), “Đôi nét về thơ nữ đương đại”, 30 năm đổi 
mới nghiên cứu văn học nghệ thuật và Hán Nôm: Thành tựu - Vấn đề - Triển 
vọng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.449-458.
[9] D.A. Vakoch (ed) (2014), Feminist ecocriticism: environment, 
woman, and literature, Lexington Books, Maryland. 

File đính kèm:

  • pdfthien_tinh_nu_va_goc_nhin_gioi_tinh_trong_van_chuong_viet_na.pdf