Biểu tượng giang sơn trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ

Tóm tắt: Giang sơn là một biểu tượng lớn trong sáng tạo nghệ thuật truyền thống của

phương Đông, có ảnh hưởng sâu đậm đến sáng tác của nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Biểu tượng

giang sơn trong văn chương Nguyễn Công Trứ biểu trưng cho không gian quốc gia, dân tộc,

chứa đựng khát vọng về sự nghiệp công danh của con người. Mặt khác, nó còn biểu trưng

cho cảm quan không gian nghệ thuật, mang theo nỗi niềm và tâm trạng của nhà thơ trước

thời cuộc.

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Biểu tượng giang sơn trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ong những lúc khó khăn, gian nguy 
thì Giang sơn đành có cậy nơi mình. Soi chiếu vào sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ, ông là người 
lập được nhiều công lao, có những việc khó khăn và hệ trọng không phải ai cũng dám nhận, 
cũng dám đảm đương thì ông luôn được nhà vua và triều đình tin tưởng giao phó (đưa quân 
đi dẹp loạn, khai hóa những vùng đất hoang,...). Ông là người đã thực hiện thành công mong 
muốn của vua và triều đình, giữ trọn vẹn đạo “vi tử vi thần” của một bầy tôi trung thành.
Biểu tượng giang sơn trong sáng tác của nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã trở thành một 
không gian mà ở đó ông bộc lộ chí anh hùng, chí nam nhi và khát vọng lập công danh làm nên 
sự nghiệp của mình. Với Nguyễn Công Trứ, việc lập công danh làm rạng rỡ non sông luôn là 
khát vọng cháy bỏng và thường trực. Ông coi sự tồn tại của bản thân mình chỉ có ý nghĩa, có 
giá trị khi giang sơn, xã tắc yên bình, nhân dân khắp chốn yên ổn, bốn bể đều là nhà:
Hồ thỉ đã quen tay vũ trụ,
Cầm thư chi lạ mặt quan hà.
Túi giang sơn bốn bể cũng là nhà,
Nền vương thổ cả trong trời đất Việt.
 (Bốn bể là nhà)
Tự hào là một kẻ sĩ, ông luôn coi vấn đề quốc gia dân tộc là vấn đề lớn mà bản thân mình 
phải có trách nhiệm, có phận sự trước nhân dân; với ông kẻ anh hùng thì có xứ nào mà chẳng 
phải giang sơn. Vốn là người có tài, thị tài và ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ nhiều lần mượn 
hình ảnh giang sơn, núi sông để nói đến tài tình, phong lưu; bởi đối với ông, phong lưu của 
kiếp người là một triết lý sống, nó khiến cho cuộc sống của người tài tử trở nên sinh động và 
đa dạng hơn:
Nợ nhà tình vay một trả mười,
Duyên hội ngộ cũng lừa ba lọc bảy.
Mang tiếng với non sông thời cũng phải,
Đem ngàn vàng mua lấy tiếng cười.
Phong lưu cho bõ kiếp người.
 (Trong trần mấy mặt làng chơi)
Về cơ bản, nhà Nho Nguyễn Công Trứ lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống để hành 
đạo, ông luôn bị “hấp dẫn”, bị “lôi cuốn” bởi hình ảnh kẻ sĩ mang tư tưởng chính thống, cho 
nên ý niệm về con người cao quý và mang trọng trách của mình với triều đình, quốc gia luôn 
hiện hữu trong từng áng thơ văn. Hình ảnh kẻ sĩ coi mình là “đại trượng phu” hay người “hào 
kiệt” là cách để khẳng định bản thân vượt lên các hạng người khác trong xã hội cả về tài trí và 
khát vọng. Chính vì thế, mệnh đề giang sơn, núi sông, trời đất đã trở thành không gian hiện 
hữu quen thuộc trong sáng tác văn chương của ông, nó biểu hiện những hoài bão to lớn của 
con người trước thời cuộc. Nhà nghiên cứu văn hoá A. Ja. Gurêvich đã chỉ ra rằng: “Tìm hiểu 
vấn đề vị trí của thiên nhiên trong ý thức con người trung cổ, trước hết cần xác định cho rõ 
khái niệm thái độ thẩm mỹ đối với thiên nhiên. Nếu như xuất phát từ tư tưởng đã được nói ra 
48 Nguyễn Như Trang
ở trên về liên hệ mật thiết giữa sự tri giác thế giới và sự tri giác bản thân của con người trung 
cổ, nhìn vào thiên nhiên như nhìn vào gương, đồng thời tìm thấy thiên nhiên giữa trong bản 
thân mình, thì tính chất không phân hoá này trong thái độ của con người đối với thiên nhiên 
không những không loại trừ, trái lại còn giả định những yếu tố chiêm ngưỡng và đánh giá tự 
nhiên, nhưng đấy không phải là quan điểm thẩm mỹ được ý thức và biệt lập” (A. Ja. Gurêvich, 
1998). Điều đó cho thấy, mối tương quan giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ, trời đất, núi 
sông đã trở thành chủ đề quan trọng xuyên suốt trong lịch sử văn hoá của nhân loại, và nhà 
Nho Nguyễn Công Trứ cũng không nằm ngoài quy luật này.
3. Giang sơn - cảm quan không gian nghệ thuật
Việc xuất hiện phổ biến trong các sáng tác văn chương của Nguyễn Công Trứ đã khiến 
cho hình ảnh giang sơn, núi sông, thiên nhiên tự bản thân đã trở thành kí hiệu thẩm mỹ mang 
ý nghĩa ngoài nó, bởi các nhà thơ khi đưa hình ảnh này vào trong sáng tác bao giờ cũng gửi 
gắm vào đó tình cảm, trạng thái, tâm tư của mình. Trong tâm thức dân gian, từ bao đời nay, 
mối quan hệ giữa thiên nhiên, cảnh vật với thơ ca là mối quan hệ giữa hiện thực và tâm trạng. 
Vì thế, hình ảnh giang sơn, núi sông đã trở thành không gian nghệ thuật để nhà thơ gửi gắm 
tâm sự và cảm quan của mình trước cuộc đời. 
Với Nguyễn Công Trứ, trong khi hành đạo, nhập cuộc thể hiện chí nam nhi với khát vọng 
lập công danh làm nên sự nghiệp thì hình ảnh núi sông trở nên sinh động với ý nghĩa biểu 
trưng là không gian quốc gia, dân tộc, là không gian để kẻ sĩ vẫy vùng, thỏa chí; còn trong xu 
hướng ly tâm, hành lạc với bầu rượu, túi thơ, với “yến yến hường hường” thì hình ảnh giang 
sơn, núi sông lại tựa hồ nhỏ bé như đồ vật được mang theo bên người: Giắt lỏng giang sơn 
vào nửa túi. Đây cũng chính là lúc ông nhìn cuộc đời bằng nhãn quan của một lãng tử ngất 
ngưởng, phong lưu, có thể biến cái không thể thành có thể:
Giắt lỏng giang sơn vào nửa túi,
Rót nghiêng phong nguyệt cạn lưng bầu
 Hành tàng bất nhị kỳ quan,
Cõi đời mở mặt, giang sơn thái hoà.
Còn xuân mai lại còn hoa.
 (Hành tàng)
Các nhà Nho thường tự đề cao mình là những con người tài năng trong cuộc sống, ở họ 
luôn chứa đựng quan niệm gắn bó với thế giới tự nhiên xung quanh, cho nên hình ảnh trời 
đất, gió trăng, hoa cỏ, núi sông gắn liền với sáng tác văn chương như một mệnh đề không thể 
tách biệt. Thiên nhiên, núi sông đôi khi là nơi bộc lộ tư tưởng, suy nghĩ đầy tâm trạng của các 
nhà Nho trước thời cuộc:
Có lẽ ta đâu mãi thế này!
Non sông lẩn thẩn mấy thu chầy.
Đã từng tắm gội ơn mưa móc,
Cũng phải xênh xang hội gió mây.
 (Hội gió mây)
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 06 (62) - 2019 49
 Nguyễn Công Trứ nhiều lần nói về những tình cảnh của mình trong cuộc sống trần 
gian đầy biến động; mỗi lần nhắc đến hình ảnh núi sông, nhà thơ lại bộc lộ một nỗi niềm 
riêng, đó là lúc thi triển tài năng cầm kỳ thi tửu với bầu rượu túi thơ:
Lúc vị ngộ Vị tân, Sằn dã,
Lấy bút nghiên mà hẹn với non sông.
Xe Thang, Văn nhất đán tao phùng,
Bao nhiêu nợ tang bồng đem giả hết.
 (Cầm kỳ thi tửu)
 Nguyễn Công Trứ là người có khát vọng nhập thế, lập công danh làm nên nghiệp lớn, 
nhưng cuộc đời ông lại đầy sóng gió và thăng trầm; ông thực sự thấm thía một cách sâu sắc 
về cuộc đời “Nhạt như nước ốc, bạc như vôi” cũng như thấu hiểu tận cùng được cái vòng danh 
lợi của chốn quan trường. Ông là người đã từng chủ trương thoát vòng danh lợi, tìm đến với 
chén rượu, bầu thơ, gió trăng, tìm đến với giang sơn để thỏa thú tiêu dao của mình. Nhưng 
cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, hình ảnh giang sơn xã tắc, non sông đất nước, quốc gia 
dân tộc trong sáng tác của ông cũng đã trở thành một nỗi ám ảnh lớn:
Hẹn với lợi danh ba chén rượu,
Vui cùng phong nguyệt một bầu thơ.
Chuyện cổ kim so sánh tựa bàn cờ,
Riêng vui thú giang sơn phong nguyệt.
Mặc xa mã thị thành không dám biết,
Thú yên ba giời đất để riêng ta.
 (Thoát vòng danh lợi)
 Khi ông nhận ra rằng, công danh là cái gì đó rất thực nhưng cũng rất mơ hồ, và đã tìm 
đến một trạng thái cân bằng cho chính mình, có lúc thấy ông buông xuôi danh lợi, ẩn mình 
trong muôn vạn người; lấy giang sơn, phong nguyệt cùng với bầu rượu, túi thơ để mua vui, 
không vương vấn sự đời:
Ngâm cùng giăng gió vài câu kiểng, 
Tính với giang san mấy chuyện đời
 Hỏi giang san mấy kẻ anh hùng,
Tri ngã giả, bất tri ngã giả.
 (Thích chí ngao du)
 Trong tâm thế của người hành lạc, thích ngao du, ngâm vịnh thơ ca, nhà thơ Nguyễn 
Công Trứ dùng hình ảnh giang sơn, gió trăng, sông núi như một không gian vừa hiện thực vừa 
được cách điệu hóa để bày tỏ nỗi niềm của mình. Ông tự hào về bản thân, luôn ý thức về mình 
như một kẻ anh hùng mà tài và trí đã được hun đúc từ trong trời đất, núi sông. 
Giang sơn đành có cậy nơi mình,
Mà vội mỉa tài tình chi mấy nhỉ.
50 Nguyễn Như Trang
Đã sinh ra ở trong phù thế,
Nợ trần ai quyết sẽ tính xong.
Nhắn lời nói với non sông,
Giang sơn hồ dễ anh hùng mấy ai.
Thanh vân trông đó mà coi.
 (Có chí thì nên)
 Nguyễn Công Trứ luôn nhận mình là người phải có trách nhiệm, có phận sự trong sự 
tồn tại của bản thân trước nhân thế: Anh hùng hà xứ bất giang sơn (Với kẻ anh hùng thì có xứ 
nào mà chẳng phải giang sơn). Trong sáng tác của ông thường xuất hiện không gian rộng lớn 
của tự nhiên, dường như không có một giới hạn nào về không gian có thể ảnh hưởng đến 
hoạt động của con người. Đó là cách nhà thơ đặt bản thân mình trước vũ trụ bao la để thể hiện 
bản lĩnh và tâm trạng trước cõi nhân gian.
 4. Kết luận 
 Biểu tượng giang sơn xuất hiện nhiều lần trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ đã 
mang đến cho các tác phẩm văn chương của ông một không gian quen thuộc, gần gũi nhưng 
cũng rất sinh động và nhiều sắc màu. Trong quan niệm của Nho giáo, giang sơn và xã tắc luôn 
gắn liền với nhau, tạo thành một mệnh đề quan trọng trong suy nghĩ và hành động của kẻ 
sĩ. Bắt nguồn từ quan niệm của văn hoá phương Đông: vũ trụ, trời đất, núi sông không chỉ là 
không gian tự nhiên duy trì sự sống của con người và muôn loài, đó còn là không gian để con 
người gửi gắm khát vọng, trạng thái tình cảm của mình, cho nên trong sáng tác của Nguyễn 
Công Trứ, hình ảnh giang sơn đã trở thành một kí hiệu thẩm mỹ. Nhà thơ không miêu tả vẻ 
đẹp của giang sơn như không gian thiên nhiên tuyệt mỹ mà thường nhắc đến với tư cách là 
một không gian rộng lớn, ở đó hình ảnh con người năng nổ, xông xáo, dọc ngang, ngang dọc 
với ý chí và khát vọng lớn. Bên cạnh đó, biểu tượng giang sơn còn là cảm quan không gian 
nghệ thuật, biểu đạt trạng thái tâm lý của nhà thơ trước thời cuộc.
Chú thích:
1. Các trích dẫn thơ văn Nguyễn Công Trứ trong bài viết này đều theo sách: Đoàn Tử 
Huyến (2008). Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử. Nxb Nghệ An - Trung tâm Văn hoá Ngôn 
ngữ Đông - Tây.
Tài liệu tham khảo
A. Ja. Gurêvich. (1998). Các phạm trù văn hoá trung cổ. Nxb Giáo dục. Hà Nội.
Đinh Hồng Hải. (2014). Nghiên cứu biểu tượng - Một số hướng tiếp cận lý thuyết. Nxb Thế 
giới. Hà Nội.
Đoàn Tử Huyến. (2008). Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử. Nxb Nghệ An, Trung tâm văn 
hoá ngôn ngữ Đông - Tây.
Trần Nho Thìn. (2008). Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá. Nxb Giáo dục. 
Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfbieu_tuong_giang_son_trong_sang_tac_cua_nguyen_cong_tru.pdf