Bài thuyết trình môn Văn học Việt Nam - Đề tài: Xuân Diệu & Huy Cận - Hứa Thị Hiên

Mục lục

A. Xuân Diệu

Tiểu sử & sự nghiệp

Phong cách nghệ thuật

B. Huy Cận

Tiểu sử & Sự nghiệp

Phong cách nghệ thuật

C. Phụ lục

Đời sống riêng của 2 nhà thơ

 

ppt27 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài thuyết trình môn Văn học Việt Nam - Đề tài: Xuân Diệu & Huy Cận - Hứa Thị Hiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Văn học Việt Nam 
Giảng viên 	 : Lại Thị Hồng Vân 
Nhóm 11: Hứa Thị Hiên	Huỳnh Ngọc Quý	Hồ Ngọc Sang	Chế Xuân Thân 
 H’ NiẮP NIÊ 
Trường CĐ Phát thanh – Truyền hình II 
Khoa Báo chí 
Khóa học: 2012 - 2015 
Đề tài 
Xuân Diệu – Huy Cận 
XUÂN DIỆU 
Mục lục 
A . Xuân Diệu 
Tiểu sử & sự nghiệp 
Phong cách nghệ thuật 
B. Huy Cận 
Tiểu sử & Sự nghiệp 
Phong cách nghệ thuật 
C. Phụ lục 
Đời sống riêng của 2 nhà thơ 
A. Xuân Diệu 
	 Tên khai sinh: Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985), còn có bút danh là Trảo Nha, quê nội ở Hà Tĩnh, quê ngoại ở Bình Định . 
	Sau khi đỗ tú tài ông dạy học tư, làm viên chức ở Mĩ Tho, rồi ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn. 
I. Tiểu sử & Sự nghiệp 
	 Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. 
	 Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam. 
	 Xuân Diệu còn là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn . 
	Là một trong những chủ soái của phong trào “Thơ Mới ”. 
Năm 1944, Xuân Diệu tham gia Việt Minh. Sau C MT8 , ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc. Sau đó , ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc . 
Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983. 
Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996). 
II. Phong cách nghệ thuật 
1. Thơ Xuân Diệu t rước C ách mạng tháng 8 
Thời gian này, thơ Xuân Diệu thể hiện hai tâm trạng dường như trái ngược nhau: Y êu đời, tha thiết với cuộc sông, đồng thời cũng rất chán nản, hoài nghi, cô đơn . 
Hai tâm trạng này có mối liên hệ nhân quả với nhau: 
+ Là 1 nhà thơ lãng mạn, yêu đời, tha thiết với cuộc sống, Xuân Diệu luôn vươn tới cái hoàn mỹ, tuyệt đích, đôi khi theo ảo tưởng . 
+ Thực tế cuộc đời không đáp ứng được ước mơ c ủa người nghệ sĩ nên Xuân Diệu cảm thấy vỡ mộng, bất lực và rơi vào "cái tôi cô đơn" của chính mình. 
Tác phẩm tiêu biểu: 
Tập Thơ thơ 
NXB Đời nay 
Xuất bản năm 1938 
Thơ thơ & Gửi hương cho gió 
NXB Văn học 
Xuất bản tháng 9 - 2008 
2. Thơ Xuân Diệu sau C ách mạng tháng 8 
	 Sau Cách mạng, hồn thơ Xuân Diệu mở rộng như muốn hòa nhập tâm hồn mình vào cuộc đời mới . T hể hiện sự nổ lực hòa nhập cái tôi vào cái ta chung rộng lớn của Đất nước . 
	Thời gian này, Xuân Diệu làm việc với 1 cường độ phi thường, số lượng tác phẩm của ông rất lớn. 
	 Ngoài m ảng thơ chiến đấu, ông trở lại với thơ tình yêu trong âm điệu reo vui, đằm thắm, trữ tình. Đến nay , Xuân Diệu được mệnh danh là  "Ông hoàng thơ tình" 
Tác phẩm tiêu biểu: 
N hững đóng góp mới tiêu biểu nhất trong những năm đầu CMT8 là Ngọn quốc kỳ và Hội nghị non sông. 
Xuân Diệu gọi đó là những trường ca “viết bằng hồn”, khi tâm hồn gắn với đất nước và nhân dân, và đất nước đã bước sang trang sử mới. 
Tứ thơ, lời thơ toả sáng , ấm áp với bao yêu thương, trân trọng, ngợi ca biểu tượng về cuộc sống, con người của đất nước mới hồi sinh.  
Một số hình ảnh về tác phẩm và bút tích của Xuân Diệu 
Đi trên đường lớn 
NXB Văn Học 
1968 
Phấn thông vàng 
NXB Đời Nay 
Tái bản lần thứ 2, năm 1944 
Bút tích của Xuân Diệu 
A. Huy Cận 
Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, SN 1919 , tại Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là huyện Ðức Thọ, Hà Tĩnh).  
Cha mẹ Huy Cận đều là những người yêu văn chương, nên hồn thơ Huy Cận có thể nói được hun đúc từ truyền thống gia đình. 
I. Tiểu sử & Sự nghiệp 
Năm 1939, ra Hà Nội học Cao Ðẳng Nông Lâm. Từ 1941, vừa học vừa tham gia mặt trận Việt Minh . 
C M T 8 thành công, Huy Cận được giữ chức Bộ trưởng Canh Nông. T háng 5 - tháng 11 / 1946 , giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội Vụ. 
Trong kháng chiến chống Pháp: ông làm Thứ trưởng Bộ Canh Nông, rồi Thứ trưởng Bộ Kinh Tế. 
Từ 1955, chuyển sang công t ác lãnh đạo văn hóa với chức vụ Thứ trưởng thường trực Bộ Văn hóa. 
Từ 1984 đến 1987: Bộ trưởng đặc trách công tác văn hóa nghệ thuật tại văn phòng Hội Ðồng Bộ trưởng, kiêm Chủ tịch Ủy ban trung ương Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật. 
Sau giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam . 
06/2001 , ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới. 
Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng  Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996). 
19/02/2005 Huy Cận mất  tại  Hà Nội, ngày 23/09/2005 ông được nhà nước truy tặng Huân chương sao vàng 
Mộ nhà thơ Huy Cận 
II. Phong cách nghệ thuật 
Thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ Mới. Thơ ông là tiếng lòng thiết tha gắn bó với quê hương đất nước, khao khát được hiến dâng tài năng, tuổi trẻ nhưng khi vấp phải thực trạng xã hội, những kỳ vọng ấy đã tan vỡ hoàn toàn. 
Luôn có một nỗi sầu trên từng trang thơ Huy Cận, nhưng đó là biểu hiện sinh động của bi kịch tâm trạng; đáng được cảm thông, trân trọng.  
Tác phẩm tiêu biểu: 
Tập Lửa Thiêng 
NXB Đời nay 
Xuất bản năm 1940 
Từ sau Lửa Thiêng có 2 tác phẩm đáng chú ý như: 
- Tập văn xuôi Kinh cầu tự viết năm 1942. 
- Sau là Vũ trụ ca - tập thơ viết năm 1942, chưa in thành sách . 
2. Thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng 8 
- CMT8 thành công có ý nghĩa như một bước ngoặ c lịch sử, đưa trang thơ Huy Cận vượt khỏi những ám ảnh, những giới hạn chật hẹp do mặc cảm nặng nề về thân phận nô lệ tạo nên. 
- Quan điểm nghệ thuật, lập trường tư tưởng đã thay đổi căn bản . Thơ Huy Cận sau 1945 thể hiện rõ quá trình đấu tranh tự khẳng định sự góp mặt của một nhà thơ lớp trước, vào cuộc sống mới. 
Tác phẩm tiêu biểu: 
Tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958) 
NXB Văn Học 
3. Thơ Huy Cận từ 1975 đến nay 
- T âm hồn nhà thơ trở về với mạch cảm xúc quen thuộc của cuộc sống hàng ngày; lại say mê thiên nhiên, vũ trụ và suy tư về sự sống con người. T ập thơ tiêu biểu: Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984), Chim làm ra gió (1989), Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ (1997). 
Tập thơ Hạt lại gieo và bút tích Huy Cận 
C. Phụ lục 
Đời sống riêng của hai nhà thơ 
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với NSND Bạch D iệp. Sau, họ ly dị và họ không có con chung. Ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm  19 85 . 
Xuân Diệu là người cùng quê Hà Tĩnh với Huy Cận nên khi gặp nhau, hai ông đã trở thành đôi bạn thân. Vợ của Huy Cận, bà Ngô Thị Xuân Như là em gái của Xuân Diệu. 
Có người cho rằng Xuân Diệu cùng với Huy Cận là hai nhà thơ đồng tính luyến ái. Huy Cận và Xuân Diệu từng sống với nhau nhiều năm. Những bài thơ "Tình trai", "Em đi" của Xuân Diệu và "Ngủ chung" của Huy Cận được cho là viết về đề tài này . Theo hồi ký  Cát bụi chân ai của  Tô Hoài thì Xuân Diệu từng bị kiểm điểm về việc này. 
Con trai của Huy Cận là Cù Huy Hà Vũ vừa là cháu gọi bằng cậu ruột vừa là con nuôi của Xuân Diệu. 
Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt vào năm 2010, và bị kết án 7 năm tù giam, 3 năm quản chế vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam . 
Ảnh: Cha con Huy Cận – Hà Vũ chụp chung năm 2005 
Chân thành cảm ơn! 
Nhóm thực hiện: NHÓM 11 
Hứa Thị Hiên 
	Ngọc Quý 
	Ngọc Sang 
	Xuân Thân 
 NIẮP NIÊ 
The end 

File đính kèm:

  • pptbai_thuyet_trinh_mon_van_hoc_viet_nam_de_tai_xuan_dieu_huy_c.ppt